Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

166875

Đức tin là một hành vi cá nhân: là lời đáp lại cách tự nguyện của con người trước lời mời gọi của Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải. Nhưng đức tin không phải là một hành vi đơn độc. Không ai có thể tin một mình, cũng như không ai có thể sống một mình. Không ai tự ban đức tin cho mình, cũng như không ai tự ban sự sống cho mình. Người tin nhận được đức tin từ những kẻ khác và phải thông truyền đức tin đó cho những kẻ khác. Tình yêu của chúng ta đối với Chúa Giê-su và đối với tha nhân, thúc giục chúng ta nói về đức tin của chúng ta cho những người khác. Mỗi người tin là như một mắt xích trong một xâu chuỗi rộng lớn các kẻ tin. Tôi không thể tin nếu không được nâng đỡ bằng đức tin của những người khác, và bằng đức tin của tôi, tôi góp phần vào việc nâng đỡ đức tin của những người khác.

1671124, 2040

“Tôi tin”:44 đây là đức tin của Hội Thánh, được mỗi tín hữu đích thân tuyên xưng, đặc biệt lúc chịu phép Rửa Tội. “Chúng tôi tin”:45 đây là đức tin của Hội Thánh, được các Giám mục họp Công đồng tuyên xưng, hoặc thông thường hơn, được cộng đoàn tín hữu cử hành phụng vụ tuyên xưng. “Tôi tin”: đây cũng là Hội Thánh, Mẹ chúng ta, đang lấy đức tin của mình mà đáp lời Thiên Chúa, và dạy chúng ta nói: “Tôi tin”, “Chúng tôi tin.”

I. “Lạy Chúa, xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa” (168-169)

1681253

Trước hết Hội Thánh tin, và như vậy, hướng dẫn, nuôi dưỡng và nâng đỡ đức tin của tôi. Trước hết Hội Thánh tuyên xưng Chúa ở khắp nơi (như chúng ta hát trong kinh Te Deum: “Và trải rộng khắp nơi trần thế, Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng”), rồi cùng với Hội Thánh và trong Hội Thánh, chúng ta được thúc đẩy và hướng dẫn để chúng ta cũng tuyên xưng: “Tôi tin”, “Chúng tôi tin.” Chính từ Hội Thánh mà chúng ta lãnh nhận đức tin và đời sống mới trong Đức Ki-tô nhờ bí tích Rửa Tội. Trong sách Nghi thức Rô-ma, thừa tác viên cử hành bí tích Rửa Tội hỏi người dự tòng: “Con xin gì cùng Hội Thánh Chúa? – Thưa: “Con xin đức tin” – “Đức tin sinh ơn ích gì cho con?” – “Thưa đức tin đem lại cho con sự sống đời đời.”46

169750, 2030

Ơn cứu độ đến từ một mình Thiên Chúa, nhưng bởi vì chúng ta lãnh nhận đời sống đức tin nhờ Hội Thánh, nên Hội Thánh là mẹ chúng ta: “Chúng tôi tin Hội Thánh như người mẹ cho chúng tôi được tái sinh, chứ chúng tôi không tin vào Hội Thánh như là tác giả của ơn cứu độ.”47 Bởi vì là mẹ chúng ta, nên Hội Thánh cũng là người giáo dục đức tin của chúng ta.

II. Ngôn ngữ đức tin (170-171)

170186

Chúng ta không tin vào những công thức, nhưng tin vào những thực tại mà các công thức đó diễn tả, những thực tại mà đức tin cho phép chúng ta “đụng chạm tới.” “Hành vi [đức tin] của tín hữu không dừng lại ở lời phát biểu, mà ở thực tại [được phát biểu].”48 Tuy nhiên, chúng ta tiếp cận những thực tại đó nhờ sự trợ giúp của những công thức diễn tả đức tin. Những công thức này cho phép diễn tả và lưu truyền đức tin, cử hành đức tin trong cộng đoàn, làm cho tín hữu thấm nhuần và sống đức tin mỗi ngày một hơn.

17178, 857, 84, 185

Hội Thánh, là “cột trụ và điểm tựa của chân lý” (1 Tm 3,15), trung thành bảo toàn đức tin đã được truyền lại cho dân thánh một lần cho mãi mãi.49 Chính Hội Thánh ghi nhớ những Lời của Đức Ki-tô và lưu truyền từ đời nọ đến đời kia lời tuyên xưng đức tin của các Tông Đồ. Cũng như một người mẹ dạy con mình nói, và qua đó dạy con hiểu biết và giao tiếp với những người khác, Hội Thánh, Mẹ chúng ta, cũng dạy chúng ta ngôn ngữ đức tin để dẫn dắt chúng ta hiểu biết đức tin và sống đức tin.

III. Một đức tin duy nhất (172-175)

172813

Từ nhiều thế kỷ, qua biết bao ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc và quốc gia, Hội Thánh không ngừng tuyên xưng đức tin duy nhất của mình, đức tin đó Hội Thánh đã lãnh nhận từ một Chúa duy nhất, đức tin đó được lưu truyền nhờ một Phép Rửa duy nhất, đức tin đó bén rễ trong niềm xác tín rằng tất cả mọi người chỉ có một Thiên Chúa duy nhất và là Cha duy nhất.50 Thánh I-rê-nê Lyon, chứng nhân của đức tin ấy, đã tuyên bố:

173830

“Hội Thánh được gieo trồng trên khắp thế giới cho đến tận cùng cõi đất, đã lãnh nhận đức tin từ các Tông Đồ và các môn đệ của các ngài… Hội Thánh chuyên cần bảo tồn lời rao giảng đó và đức tin đó như đang sống trong cùng một ngôi nhà, và tin những điều đó một cách giống nhau, như chỉ có một linh hồn và một trái tim, và đồng thanh rao giảng, dạy dỗ và lưu truyền đức tin ấy, như chỉ có một miệng lưỡi.”51

17478

“Mặc dầu trên trần gian có những ngôn ngữ khác nhau, nhưng nội dung của Thánh Truyền là một và y nguyên. Các Giáo Hội được thiết lập tại Đức không tin một cách nào khác hoặc lưu truyền một cách nào khác, và các Giáo Hội ở vùng Ibêria, các Giáo Hội ở vùng Celtô, các Giáo Hội ở Đông phương, ở Ai Cập, ở Libya hay tại trung tâm thế giới cũng vậy…”52 “Quả vậy, lời rao giảng của Hội Thánh có tính chất chân thật và vững bền, nơi Hội Thánh, một con đường cứu độ duy nhất được tỏ bày cho khắp trần gian.”53

175

“Chúng ta gìn giữ đức tin mà chúng ta đã lãnh nhận từ Hội Thánh, và đức tin đó, luôn nhờ Thần Khí của Thiên Chúa, là như một kho tàng quý giá luôn tươi trẻ được chứa đựng trong cái bình tốt, và đức tin đó làm tươi trẻ chính cái bình chứa đựng nó.”54

Tóm lược (176-184)

176

Đức tin là sự gắn bó cá nhân của toàn thể con người mình với Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải. Đức tin bao hàm sự gắn bó của lý trí và ý chí với mặc khải mà Thiên Chúa đã bày tỏ về chính Ngài qua các việc làm và lời nói.

177

Vì vậy, “tin” có hai tương quan: với chủ vị và với chân lý; với chân lý vì tin vào chủ vị là Đấng làm chứng cho chân lý đó.

178

Chúng ta không được tin vào ai khác ngoài Thiên Chúa, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

179

Đức tin là một hồng ân siêu nhiên của Thiên Chúa. Để tin, con người cần đến những trợ lực bên trong của Chúa Thánh Thần.

180

“Tin” là một hành vi nhân linh, có ý thức và tự do, xứng hợp với phẩm giá con người.

181

“Tin” là một hành vi có chiều kích Hội Thánh. Đức tin của Hội Thánh có trước, sinh ra, nâng đỡ và dưỡng nuôi đức tin của chúng ta. Hội Thánh là Mẹ của mọi tín hữu. “Không ai có thể có Thiên Chúa là Cha, mà lại không có Hội Thánh là Mẹ.”55

182

“Chúng ta tin tất cả những gì chứa đựng trong Lời Thiên Chúa, được viết thành văn hoặc được lưu truyền, và được Hội Thánh dạy phải tin như là những điều được Thiên Chúa mặc khải.”56

183

Đức tin là cần thiết để được cứu độ. Chính Chúa đã khẳng định: “Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án” (Mc 16,16).

184

“Đức tin là một cách nếm trước sự hiểu biết sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc trong tương lai.”57


Chú thích

44 Tín biểu các Tông Đồ: DS 30.

45 Tín biểu Ni-xê-a – Constantinôpôli: DS 150.

46 Nghi thức gia nhập Ki-tô giáo cho người lớn, 75, ed. typica (Typis Polyglottis Vaticanis 1972) 24; Ibid., 247, 91.

47 Faustus Reiensis, De Spiritu Sancto, 1, 2: CSEL 21,104 (1, 1: PL 62,11).

48 Thánh Tô-ma A-qui-nô, Summa theologiae,, II-II, q. 1, a. 2, ad 2: Ed. Leon. 8, 11.

49 X. Gđ 1,3.

50 X. Ep 4,4-6.

51 Thánh I-rê-nê, Adversus haereses, 1, 10, 1-2: SC 264,154-158 (PG 7,550-551).

52 Thánh I-rê-nê, Adversus haereses, 1, 10, 2: SC 264,158-160 (PG 7,531-534).

53 Thánh I-rê-nê, Adversus haereses, 5, 20, 1: SC 153,254-256 (PG 7,1177).

54 Thánh I-rê-nê, Adversus haereses, 3, 24, 1: SC 211,472 (PG 7,966).

55 Thánh Cyprianô, De Ecclesiae catholicae unitate, 6: CCL 3,253 (PL 4,519).

56 ĐGH Phao-lô VI, Sollemnis Professio fidei, 20: AAS 60 (1968) 441.

57 Thánh Tô-ma A-qui-nô, Compendium theologiae, 1, 2: Ed. Leon. 42, 83.

Scroll to Top