Mục 2: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” (2777-2802)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

I. “Chúng ta dám nguyện rằng” (2777-2778)

2777270

Trong phụng vụ Rô-ma, cộng đoàn tham dự thánh lễ được mời đọc kinh Lạy Cha với sự bạo dạn của người con hiếu thảo; các phụng vụ Đông phương cũng dùng những cách diễn tả tương tự và triển khai thêm: “Chúng con dám tin tưởng nguyện rằng”, “xin làm cho chúng con xứng đáng.” Trước bụi gai rực cháy, có tiếng phán bảo ông Mô-sê: “Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra!” (Xh 3,5). Duy một mình Chúa Giê-su có thể bước qua ngưỡng cửa của sự thánh thiện của Thiên Chúa, vì Người là Đấng “đã tẩy trừ tội lỗi” (Dt 1,3), dẫn chúng ta đến trước tôn nhan Chúa Cha: “Này Con đây, cùng với những con cái mà Cha đã ban cho Con” (Dt 2,13).

“Ý thức về tình trạng nô lệ của mình sẽ dìm chúng ta xuống đất, thân phận phàm trần sẽ tiêu tan thành bụi tro, trừ phi quyền bính của chính Chúa Cha, Thần Khí của Con Ngài thúc đẩy chúng ta kêu lên lời này. Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con Ngài kêu lên trong lòng chúng ta: ‘Áp-ba, Cha ơi!’ (Rm 8,15). Có khi nào một phàm nhân đáng chết dám gọi Thiên Chúa là Cha, nếu quyền năng của thượng giới không tác động vào nội tâm con người?”21

27782828

Quyền năng này của Thần Khí, Đấng dẫn đưa chúng ta vào Lời Kinh Chúa dạy, được diễn tả trong các phụng vụ Đông và Tây phương, bằng kiểu nói đẹp đẽ, mang nét đặc trưng Ki-tô Giáo, là “parrhesia”, có nghĩa là sự đơn sơ thẳng thắn, lòng tin tưởng của người con thảo, sự an tâm phấn khởi, sự bạo dạn khiêm tốn, sự xác tín rằng chúng ta được yêu thương.22

II. “Lạy Cha” (2779-2785)

2779

Trước khi đọc lời đầu tiên của Lời Kinh Chúa dạy, cần phải khiêm tốn thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi một số hình ảnh sai lạc của “thế gian này.” Lòng khiêm tốn giúp chúng ta nhận biết điều này: “Không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho” (Mt 11,27), nghĩa là “cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Sự thanh tẩy tâm hồn liên quan đến những hình ảnh về người cha hoặc người mẹ, phát sinh do kinh nghiệm bản thân hoặc văn hóa, làm ảnh hưởng đến tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa. Thiên Chúa, Cha chúng ta, siêu việt trên mọi phạm trù của thế giới thụ tạo. Đem những ý niệm của chúng ta trong vấn đề này để gán cho Thiên Chúa hoặc để chống lại Ngài, là tạo ra các ngẫu tượng để tôn thờ hoặc để hạ bệ. Cầu nguyện cùng Chúa Cha là đi vào mầu nhiệm của Ngài, như Ngài hiện hữu và như Chúa Con đã mặc khải Ngài cho chúng ta:

“Danh hiệu Thiên Chúa là Cha, chưa từng được bày tỏ cho một người nào. Cả khi ông Mô-sê hỏi Thiên Chúa là ai, ông chỉ được nghe một danh khác. Danh hiệu này được mặc khải cho chúng ta trong Chúa Con. Vì trước khi ‘Con’ đến, chưa có danh hiệu ‘Cha’.”23

2780240

Chúng ta có thể kêu cầu Thiên Chúa là “Cha”, bởi vì Con của Ngài nhập thể mặc khải cho chúng ta và vì Thần Khí của Ngài làm cho chúng ta nhận biết Ngài. Điều con người không thể nhận biết và các cơ binh Thiên thần không thể nhìn ra, về tương quan ngôi vị của Chúa Con với Chúa Cha,24 thì Thần Khí của Chúa Con đã làm cho chúng ta, những người tin Chúa Giê-su là Đức Ki-tô và là những người được sinh ra bởi Thiên Chúa,25 được tham dự vào tương quan đó.

27812665

Khi cầu nguyện cùng Chúa Cha, chúng ta ở trong sự hiệp thông với Ngài và với Con của Ngài là Chúa Giê-su Ki-tô.26 Lúc đó chúng ta nhận biết và công nhận Ngài trong sự thán phục luôn luôn mới mẻ. Lời đầu tiên của Lời Kinh Chúa dạy, là một lời chúc tụng tôn thờ, trước khi là một lời cầu khẩn. Quả thật, đây là vinh quang của Thiên Chúa: chúng ta nhận biết Thiên Chúa thật với tư cách là “Cha.” Chúng ta tạ ơn Ngài vì Ngài đã mặc khải Danh Ngài cho chúng ta, vì Ngài đã cho chúng ta tin Ngài và được sống dưới sự hiện diện của Ngài.

27821267

Chúng ta có thể thờ lạy Chúa Cha bởi vì Ngài đã cho chúng ta được tái sinh vào sự sống của Ngài, khi nhận chúng ta làm nghĩa tử trong người Con Một của Ngài: nhờ bí tích Rửa Tội, Ngài tháp nhập chúng ta vào thân thể Đức Ki-tô (Đấng được xức dầu), và nhờ việc Xức Dầu bằng Thần Khí của Ngài, Đấng tuôn tràn từ Đầu đến các chi thể, Ngài làm cho chúng ta nên “những Ki-tô” (“những người được xức dầu”).

“Vì chưng, Thiên Chúa, Đấng đã tiền định cho chúng ta được ơn làm nghĩa tử, đã làm cho chúng ta được đồng hình đồng dạng với thân thể vinh quang của Đức Ki-tô. Vì vậy, là những người được thông dự vào Đức Ki-tô, anh em được gọi, một cách không phải là không chính đáng, là ‘những Ki-tô’.”27

“Con người mới, khi đã được tái sinh và được phục hồi cho Thiên Chúa nhờ ân sủng của Ngài, thì trước hết sẽ thưa ‘Lạy Cha’, bởi vì người đó đã bắt đầu là con của Ngài.”28

27831701

Như vậy, nhờ Lời Kinh Chúa dạy, chúng ta được mặc khải cho biết về chính mình, đồng thời với việc Chúa Cha được mặc khải cho chúng ta:29

“Hỡi con người, bạn không dám ngước mặt lên trời, bạn đưa mắt nhìn xuống đất, rồi bỗng nhiên, bạn nhận được ân sủng của Đức Ki-tô, mọi tội lỗi của bạn được tha thứ. Từ một người đầy tớ xấu, bạn được trở thành người con ngoan… Vậy, bạn hãy đưa mắt nhìn lên Chúa Cha, Đấng đã sinh ra bạn nhờ Phép Rửa, Đấng đã cứu chuộc bạn nhờ Con của Ngài, và hãy thưa: ‘Lạy Cha chúng con…’. Nhưng bạn đừng đòi hỏi điều gì riêng biệt. Thiên Chúa là Cha riêng biệt đối với Đức Ki-tô mà thôi, và là Cha chung của tất cả chúng ta, bởi vì Ngài đã sinh ra một mình Chúa Con, còn chúng ta thì được Ngài tạo dựng. Vì thế, nhờ ân sủng bạn hãy thưa: ‘Lạy Cha chúng con’, ngõ hầu bạn xứng đáng là con của Ngài.”30

27841428, 1997

Hồng ân nhưng không, là được nhận làm nghĩa tử, đòi buộc chúng ta phải hối cải không ngừng và phải có một đời sống mới. Cầu nguyện với Cha chúng ta phải phát triển nơi chúng ta hai tâm tình căn bản này:

[Một là] Ước ao và quyết chí muốn nên giống Ngài. Vì được tạo dựng theo hình ảnh Ngài, nhờ ân sủng, chúng ta được phục hồi việc nên giống Ngài, và chúng ta phải cư xử cách tương xứng:

“Khi gọi Thiên Chúa là Cha, chúng ta phải hành động như những người con của Thiên Chúa.”31

“Anh em không thể gọi Thiên Chúa là Cha nhân lành nếu vẫn còn lòng độc ác và bất nhân; bởi vì anh em không còn giữ được trong mình chứng tích về sự nhân lành của Cha trên trời nữa.”32

“Hãy luôn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Cha trên trời, và phải tô điểm tâm hồn mình theo vẻ đẹp đó.”33

27852562

[Hai là] Lòng khiêm nhường và tin tưởng, nhờ đó chúng ta hối cải và trở nên “như trẻ nhỏ” (Mt 18,3): vì Chúa Cha mặc khải mình cho “những người bé mọn” (Mt 11,25):

“(Khi đọc kinh Lạy Cha,) chúng ta phải chiêm ngắm duy mình Thiên Chúa và bừng cháy lửa mến yêu, nhờ đó, tâm trí được tan chảy và đắm chìm trong tình yêu của Ngài, sẽ thưa chuyện với Ngài một cách hết sức thân mật như với người Cha riêng của mình, với lòng hiếu thảo đặc biệt.”34

“’Lạy Cha chúng con’: Cách xưng hô này vừa gợi lên lòng yêu mến – vì đối với con cái còn gì yêu quý hơn người cha? – và tâm tình khẩn nguyện, vừa khiến chúng ta biết chắc sẽ nhận được những điều chúng ta sắp cầu xin. Lẽ nào Thiên Chúa từ chối lời cầu xin của con cái, trong khi trước đó Ngài đã ban cho họ được làm con cái của Ngài?”35

III. “Lạy Cha chúng con” (2786-2793)

2786443

Lạy Cha “chúng con” nhắm đến Thiên Chúa. Tĩnh từ “(của) chúng con” không nói lên sự sở hữu, nhưng nói lên tương quan hoàn toàn mới mẻ giữa chúng ta với Thiên Chúa.

2787782

Khi thưa “Lạy Cha chúng con”, trước hết chúng ta nhìn nhận rằng mọi lời hứa yêu thương của Ngài, mà các tiên tri đã loan báo, nay đã được thực hiện nhờ Giao ước mới và vĩnh cửu trong Đức Ki-tô của Ngài: Chúng ta đã trở thành dân “của Ngài” và từ nay Ngài là Thiên Chúa “của chúng ta.” Tương quan mới này là sự thuộc về nhau, do Chúa ban cách nhưng không cho chúng ta. Chúng ta phải lấy tình yêu và lòng trung thành36 mà đáp lại “ân sủng và sự thật”37 mà Ngài đã ban cho chúng ta trong Chúa Giê-su Ki-tô.

2788

Vì Kinh Lạy Cha là lời kinh của dân Ngài trong “thời sau hết”, cho nên thuật ngữ “(của) chúng con” cũng diễn tả niềm hy vọng vững vàng của chúng ta vào lời hứa tối hậu của Thiên Chúa: trong thành Giê-ru-sa-lem mới, Ngài sẽ nói với kẻ chiến thắng: “Ta sẽ là Thiên Chúa của người ấy và người ấy sẽ là con của Ta” (Kh 21,7).

2789245, 253

Khi cầu nguyện với Cha “của chúng ta”, chúng ta đích thân hướng về Cha của Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Chúng ta không phân chia thần tính, vì Chúa Cha là “nguồn mạch và cội nguồn” của thần tính đó, nhưng qua đó chúng ta tuyên xưng rằng từ đời đời Chúa Con được sinh ra bởi Ngài, và Chúa Thánh Thần phát xuất từ Ngài. Chúng ta cũng không lẫn lộn các Ngôi Vị, vì chúng ta tuyên xưng sự hiệp thông của chúng ta là với Chúa Cha và Con của Ngài là Chúa Giê-su Ki-tô, trong Chúa Thánh Thần độc nhất của hai Ngôi Vị đó. Ba Ngôi Chí Thánh là đồng bản thể và không thể phân chia. Khi chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha, chúng ta thờ lạy và tôn vinh Ngài cùng với Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

2790787

Theo ngữ pháp, “của chúng con” nói lên một thực tại chung cho nhiều người. Chỉ có một Thiên Chúa, Ngài được nhận biết là Cha bởi những kẻ, nhờ tin vào Con độc nhất của Ngài, đã được Ngài tái sinh nhờ nước và Chúa Thánh Thần.38 Hội Thánh chính là sự hiệp thông mới này giữa Thiên Chúa với con người: vì được kết hợp với Người Con độc nhất, Đấng đã trở nên “trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8,29), Hội Thánh được hiệp thông với cùng một Chúa Cha, trong cùng một Chúa Thánh Thần.39 Khi cầu nguyện với Cha “(của) chúng con”, mỗi người đã được rửa tội đều cầu nguyện trong sự hiệp thông đó: “Các tín hữu… tuy đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý” (Cv 4,32).

2791821

Do đó, dù còn có sự chia rẽ giữa các Ki-tô hữu, lời kinh “Lạy Cha chúng con” vẫn là gia sản chung và là lời mời gọi khẩn thiết đối với mọi người đã được rửa tội. Vì hiệp thông nhờ đức tin vào Chúa Ki-tô và nhờ bí tích Rửa Tội, họ phải dự phần vào lời nguyện của Chúa Giê-su, để cầu cho sự hợp nhất giữa các môn đệ Người.40

2792

Sau cùng, nếu thật lòng cầu nguyện “Lạy Cha chúng con”, chúng ta thoát được chủ nghĩa cá nhân, bởi vì tình yêu, mà chúng ta đón nhận, giải thoát chúng ta khỏi điều đó. Thuật ngữ “chúng con” ở đầu kinh Lạy Cha, cũng như thuật ngữ “chúng con” trong bốn lời xin cuối cùng, không loại trừ một ai. Để thật lòng đọc kinh Lạy Cha,41 chúng ta phải vượt qua mọi chia rẽ và đối nghịch.

2793604

Những người đã chịu Phép Rửa không thể thưa “Lạy Cha chúng con”, nếu không dâng lên Chúa Cha tất cả mọi người, vì Ngài đã trao ban Con yêu dấu của Ngài cho mọi người. Tình yêu của Thiên Chúa không có biên giới, nên lời cầu nguyện của chúng ta cũng phải như vậy.42 Khi đọc “Lạy Cha chúng con”, lòng chúng ta được mở rộng theo mức độ tình yêu của Chúa Cha được biểu lộ trong Đức Ki-tô: cầu nguyện với mọi người và cho mọi người chưa nhận biết Cha, để họ được quy tụ về một mối.43 Sự quan tâm đúng theo ý Chúa đối với mọi người và toàn thể tạo vật đã thúc đẩy tất cả những người cầu nguyện “vĩ đại”: sự quan tâm đó phải đưa lời cầu nguyện của chúng ta đến một tình yêu rộng mở, khi chúng ta dám nguyện rằng: “Lạy Cha chúng con.”

IV. “Ở trên trời” (2794-2796)

2794326

Thuật ngữ Thánh Kinh này không muốn ám chỉ một vị trí nào đó (“không gian”), nhưng muốn nói lên một cách thức hiện hữu; không nói lên sự xa vời của Thiên Chúa, nhưng diễn tả sự uy nghi cao cả của Ngài. Cha chúng ta không “ở chỗ khác”, nhưng Ngài “vượt xa tất cả” những gì mà chúng ta có thể tưởng nghĩ về sự thánh thiện của Ngài. Bởi vì Thiên Chúa là Đấng chí thánh, nên Ngài rất gần gũi những tâm hồn thống hối, khiêm cung:

“Vì vậy, thật chí lý khi lời kinh ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’ được hiểu về trái tim của những người công chính, bởi vì Thiên Chúa ngự nơi họ như là trong đền thánh của Ngài. Vì vậy, ai cầu nguyện thì ước ao cho Đấng mình kêu cầu sẽ đến ngự trong mình.”44

“‘Trời’ có thể được hiểu về những ai mang hình ảnh của trời, nơi đó Thiên Chúa ngự trị và di động.”45

27951024

Thuật ngữ “ở trên trời” hướng chúng ta đến mầu nhiệm Giao ước mà chúng ta đang sống, khi chúng ta cầu nguyện với Cha chúng ta. Ngài “ở trên trời”, đó là nơi Ngài ngự, là nhà của Cha, nên cũng là “quê hương” của ta. Tội lỗi đã khiến chúng ta bị lưu đày xa miền đất Giao ước,46 còn hối cải tâm hồn sẽ dẫn đưa chúng ta trở về cùng Cha “ở trên trời.”47 Quả vậy, trời đất được giao hòa trong Đức Ki-tô,48 bởi vì chỉ có Chúa Con đã “từ trời xuống”, và chính Người đã dẫn đưa chúng ta lên trời với Người, nhờ thập giá, sự Phục sinh và Thăng thiên của Người.49

27961003

Khi đọc kinh “Lạy Cha chúng con ở trên trời”, Hội Thánh tuyên xưng chúng ta là dân Thiên Chúa, đã được cùng ngự trị với Đức Ki-tô Giê-su trên cõi trời,50 tuy còn đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa,51 và đồng thời, đang “rên siết là vì những ước mong được thấy ngôi nhà thiên quốc của chúng ta phủ lên chiếc lều ở dưới đất này” (2 Cr 5,2):52

Các Ki-tô hữu “ở trong xác phàm, nhưng không sống theo xác phàm. Họ sống nơi dương thế, nhưng có quyền công dân trên trời.”53

Tóm lược (2797-2802)

2797

Lòng tin tưởng đơn sơ và trung tín, sự phó thác khiêm tốn và hân hoan là những thái độ mà người cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha phải có.

2798

Chúng ta có thể kêu cầu Thiên Chúa là “Cha”, bởi vì Con Thiên Chúa đã mặc khải cho chúng ta. Nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được tháp nhập vào Con Thiên Chúa và được thừa nhận làm con cái Thiên Chúa.

2799

Lời Kinh Chúa dạy cho chúng ta được hiệp thông với Chúa Cha và với Con của Ngài là Chúa Giê-su Ki-tô. Lời kinh này đồng thời mặc khải cho chúng ta biết về chính mình.54

2800

Lời cầu nguyện dâng lên Cha chúng ta phải khơi dậy trong chúng ta ước muốn được nên giống như Ngài, cũng như giúp chúng ta có lòng khiêm tốn và phó thác.

2801

Khi gọi Thiên Chúa là “Cha chúng con”, chúng ta kêu cầu đến Giao Ước Mới trong Chúa Giê-su Ki-tô, sự hiệp thông với Ba Ngôi Chí Thánh và tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu, nhờ Hội Thánh, trải rộng tới các chiều kích của trần gian.

2802

Thuật ngữ “ở trên trời” không muốn ám chỉ một vị trí nào đó, nhưng diễn tả sự uy nghi cao cả của Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài trong trái tim những người công chính. “Trời” là Nhà Cha, nên là quê hương thật sự mà chúng ta hướng tới, và hiện chúng ta đã thuộc về quê hương đó.


Chú thích

21 Thánh Phê-rô Kim ngôn, Sermo 71, 3: CCL 24A, 425 (PL 52,401).

22 X. Ep 3,12; Dt 3,6; 4,16; 10,19; 1 Ga 2,28; 3,21; 5,14.

23 Tertullianô, De oratione, 3, 1: CCL 1,258-259 (PL 1,1257)

24 X. 1 Ga 1,1.

25 X. 1 Ga 5,1.

26 X. 1 Ga 1,3.

27 Thánh Cyrillô thành Giê-ru-sa-lem, Catecheses mystagogicae, 3, 1: SC 126,120 (PG 33,1088).

28 Thánh Cyprianô, De dominica Oratione, 9: CCL 3A, 94 (PL 4,541).

29 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, 22: AAS 58 (1966) 1042.

30 Thánh Ambrôsiô, De Sacramentis, 5, 19: CSEL 73,66 (PL 16,450).

31 Thánh Cyprianô, De dominica Oratione, 11: CCL 3A, 96 (PL 4,543).

32 Thánh Gio-an Kim Khẩu, De angusta porta et in Orationem dominicam, 3: PG 51,44.

33 Thánh Grêgôriô thành Nyssa, Homiliae in Orationem dominicam, 2: Gregorii Nysseni opera, ed. W. Jaeger-H. Langerbeck, v. 7/2 (Leiden 1992) 30 (PG 44,1148).

34 Thánh Gio-an Cassianô, Conlatio 9, 18, 1: CSEL 13,265-266 (PL 49,788).

35 Thánh Augustinô, De sermone Domini in monte, 2, 4, 16: CCL 35,106 (PL 34,1276).

36 X. Hs 2,21-22; 6,1-6.

37 X. Ga 1,17.

38 X. 1 Ga 5,1; Ga 3,5.

39 X. Ep 4,4-6.

40 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Sắc lệnh Unitatis redintegration, 8: AAS 57 (1965) 98; Ibid., 22: AAS 57 (1965) 105-106.

41 X. Mt 5,23-24; 6,14-15.

42 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Tuyên ngôn Nostra aetate, 5: AAS 58 (1966) 743-744.

43 X. Ga 11,52.

44 Thánh Augustinô, De sermone Domini in monte, 2, 5, 18: CCL 35,108-109 (PL 34,1277).

45 Thánh Cyrillô thành Giê-ru-sa-lem, Catecheses mystagogicae, 5, 11: SC 126,160 (PG 33,1117).

46 X. St 3.

47 X. Gr 3,19-4,1a; Lc 15,18.21.

48 X. Is 45,8; Tv 85,12.

49 X. Ga 12,32; 14,2-3; 16,28; 20,17; Ep 4,9-10; Dt 1,3; 2,13.

50 X. Ep 2,6.

51 X. Cl 3,3.

52 X. Pl 3,20; Dt 13,14.

53 Epistula ad Diognetum, 5, 8-9: SC 33,62-64 (Funk 1,398).

54 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, 22: AAS 58 (1966) 1042.

Scroll to Top