Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

19282832

Xã hội bảo đảm công bằng xã hội, khi tạo điều kiện để các đoàn thể và mỗi cá nhân có được những gì họ có quyền hưởng theo bản tính và ơn gọi của họ. Công bằng xã hội được liên kết với công ích và với việc thực thi quyền bính.

I. Tôn trọng nhân vị (1929-1933)

19291881

Không thể có công bằng xã hội, nếu không có sự tôn trọng phẩm giá siêu việt của con người. Nhân vị là mục đích tối hậu của xã hội, vì xã hội được quy hướng về nhân vị:

“Việc bảo vệ và thăng tiến phẩm giá của nhân vị được Đấng Tạo Hóa ủy thác cho chúng ta, và bất cứ ở thời đại nào trong lịch sử, các người nam và người nữ đều mắc nợ về điều đó, vì nhiệm vụ đã lãnh nhận.”38

19301700, 1902

Sự tôn trọng nhân vị bao hàm việc tôn trọng các quyền phát xuất từ phẩm giá của nhân vị, xét như một thụ tạo. Các quyền đó có trước xã hội và được ấn định cho xã hội. Các quyền đó đặt nền cho tính hợp pháp về mặt luân lý của mọi quyền bính: khi khinh miệt hay phủ nhận các quyền đó trong luật thiết định của mình, là xã hội phá hủy tính hợp pháp về mặt luân lý của chính mình.39 Không có sự tôn trọng như vậy, quyền bính chỉ có thể dựa trên sức mạnh hay bạo lực, để bắt buộc những người dưới quyền mình phải tuân phục. Hội Thánh có bổn phận nhắc nhở những người thiện chí về những quyền này và phân biệt chúng với những yêu sách thái quá hoặc sai lầm.

19312212, 1825

Để tôn trọng nhân vị, phải tôn trọng nguyên tắc này: “Mỗi người phải coi người lân cận, không trừ một ai, như ‘cái tôi thứ hai của mình’, nên trước hết phải quan tâm đến sự sống của họ và những phương tiện cần thiết giúp họ sống xứng với nhân phẩm.”40 Không một luật pháp nào tự mình có thể xóa bỏ được các nỗi sợ hãi, những thành kiến, những thái độ kiêu căng và ích kỷ, vẫn ngăn trở việc xây dựng những xã hội thật sự huynh đệ. Những thái độ đó chỉ chấm dứt nhờ đức mến là nhân đức nhận ra mỗi người đều là “người lân cận”, là anh em.

19322449

Bổn phận “trở nên người lân cận” của người khác và tích cực phục vụ họ lại càng khẩn thiết hơn, khi họ nghèo khổ hơn về bất cứ phương diện nào. “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).

19332303

Bổn phận này được mở rộng tới những người suy nghĩ hay hành động khác với chúng ta. Giáo huấn của Đức Ki-tô đòi buộc phải đi đến chỗ tha thứ mọi xúc phạm. Giáo huấn đó còn mở rộng giới răn yêu thương, là nét độc đáo của Lề luật mới, đến tất cả các kẻ thù.41 Sự giải phóng theo tinh thần Tin Mừng không thể đi đôi với sự oán ghét kẻ thù, xét như một cá vị, nhưng phải oán ghét điều xấu mà người, xét như kẻ thù, đã làm.

II. Sự bình đẳng và những khác biệt giữa con người (1934-1938)

1934225

Tất cả mọi người, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa duy nhất, được phú ban một linh hồn có lý trí như nhau, nên có cùng một bản tính và cùng một nguồn gốc. Được cứu chuộc nhờ hy lễ của Đức Ki-tô, mọi người đều được mời gọi tham dự cùng một vinh phúc thần linh: vì vậy, mọi người đều được hưởng cùng một phẩm giá.

1935357

Sự bình đẳng giữa con người với nhau chủ yếu dựa trên phẩm giá cá vị và các quyền phát xuất từ phẩm giá đó:

“Trong những quyền căn bản của cá vị, phải vượt lên trên và loại bỏ mọi cách thức kỳ thị hoặc xã hội hoặc văn hóa, phái tính, chủng tộc, màu da, địa vị xã hội, ngôn ngữ hoặc tôn giáo, vì như vậy là trái với ý định của Thiên Chúa.”42

19361879

Khi chào đời, con người không có tất cả những gì cần thiết để phát triển đời sống thể xác và tinh thần của mình. Con người cần đến những người khác. Những khác biệt đã xuất hiện về tuổi tác, về những khả năng thể lý, về những khả năng trí tuệ và luân lý, về những trao đổi mà mỗi người đã có thể có được, về sự phân phối của cải.43 “Những nén bạc” không được phân phối một cách bằng nhau.44

1937340, 791, 1202

Những khác biệt này nằm trong chương trình của Thiên Chúa, Đấng muốn người này đón nhận những gì mình cần từ người khác, và muốn những ai lãnh được “những nén bạc” đặc biệt, phải biết truyền thông chúng cho những người cần đến chúng. Các khác biệt khuyến khích và nhiều khi đòi buộc các cá vị sống quảng đại, nhân hậu và chia sẻ; chúng cũng thúc đẩy các nền văn hóa làm phong phú lẫn nhau:

“Tại sao Cha lại ban những nhân đức khác nhau như vậy, mà không ban mọi nhân đức cho một người, nhưng ban nhân đức này cho người này, nhân đức kia cho kẻ khác?… Cha đặc biệt sẽ ban cho người này đức mến; người khác đức công bằng; kẻ này đức khiêm nhường; kẻ kia đức tin sống động… Và như vậy Cha đã ban nhiều hồng ân và ân sủng, cả thiêng liêng cả trần thế… Cha đã ban mọi sự một cách rất không đồng đều, Cha không ban mọi sự cho một người, để các con nhất thiết có cơ hội thực thi bác ái, người này đối với người kia;… Cha đã muốn người này cần đến người khác và là thừa tác viên của Cha để phân phát các ân sủng và hồng ân mà họ đã lãnh nhận từ nơi Cha.”45

19382437, 2317

Nhưng cũng có những sự bất bình đẳng bất công mà hàng triệu người nam và người nữ phải gánh chịu. Những bất bình đẳng đó rõ ràng nghịch lại với Tin Mừng:

“Phẩm giá bình đẳng của các cá vị đòi hỏi rằng điều kiện của đời sống phải trở nên nhân bản hơn và bình đẳng. Thật vậy, những bất bình đẳng thái quá về kinh tế và xã hội giữa những thành phần hay giữa những dân tộc của một gia đình nhân loại duy nhất là một cớ vấp phạm, và đi ngược với sự công bằng xã hội, công lý, phẩm giá của nhân vị và nền hòa bình xã hội và quốc tế.”46

III. Tình liên đới nhân loại (1939-1942)

19392213, 360

Nguyên tắc liên đới, còn được gọi là nguyên tắc của “tình thân nghĩa” hay “bác ái xã hội”, là một đòi hỏi trực tiếp của tình huynh đệ nhân bản và Ki-tô Giáo.47

“Điều sai lầm đầu tiên, mà ngày nay đang phổ biến một cách rộng rãi và nguy hiểm, là người ta quên mất quy luật của tình liên đới nhân loại và của đức mến, quy luật này được thiết đặt và bắt buộc vừa do nguồn gốc chung của chúng ta và do sự bình đẳng của bản tính có lý trí của mọi người, dù thuộc bất cứ dân tộc nào, vừa do hy tế cứu chuộc Chúa Giê-su dâng lên Chúa Cha vĩnh cửu, nơi bàn thờ thập giá, vì nhân loại tội lỗi.”48

19402402

Tình liên đới trước hết được biểu lộ trong việc phân phối của cải và việc trả lương lao động. Tình liên đới cũng bao hàm sự nỗ lực cho một trật tự xã hội công bằng hơn, trong đó những căng thẳng có thể được giải quyết tốt hơn và chúng có thể gặp được giải pháp liên kết dễ dàng hơn.

19412317

Những vấn đề xã hội và kinh tế không thể được giải quyết nếu không có sự trợ giúp của mọi hình thức liên đới: liên đới giữa những người nghèo với nhau, giữa người giàu với người nghèo, giữa những người lao động với nhau, giữa chủ và thợ trong xí nghiệpï, liên đới giữa các quốc gia và giữa các dân tộc. Tình liên đới quốc tế là một đòi hỏi của trật tự luân lý. Hòa bình thế giới cũng một phần tùy thuộc tình liên đới này.

19421887, 2632

Nhân đức liên đới vượt quá phạm vi các của cải vật chất. Khi phân phát các của cải tinh thần của đức tin, Hội Thánh đã giúp phát triển những của cải trần thế nhiều hơn nữa, Hội Thánh đã thường mở ra những con đường mới cho cuộc phát triển này. Như vậy, qua dòng thời gian, Lời Chúa đã được thực hiện: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Ngài, còn tất cả những thứ kia, Ngài sẽ thêm cho” (Mt 6,33):

“Hai ngàn năm qua, trong linh hồn Hội Thánh, vẫn có một tâm tình sống động đã và đang thúc đẩy nhiều người sống đời bác ái đến mức anh hùng – các đan sĩ cày sâu cuốc bẫm, những nhà giải phóng nô lệ, những người chữa trị bệnh nhân, các sứ giả mang đức tin, văn minh và khoa học đến với mọi thế hệ và dân tộc, nhằm tạo ra những điều kiện xã hội có khả năng giúp mọi người có được một đời sống xứng đáng với phẩm giá con người và phẩm giá Ki-tô hữu.”49

Tóm lược (1943-1948)

1943

Xã hội bảo đảm công bằng xã hội, khi tạo điều kiện để các đoàn thể và mỗi cá nhân có được những gì họ có quyền hưởng.

1944

Tôn trọng nhân vị của những người khác là coi họ như “cái tôi thứ hai.” Sự tôn trọng nhân vị giả thiết việc tôn trọng các quyền căn bản phát xuất từ phẩm giá nội tại của nhân vị.

1945

Sự bình đẳng giữa con người với nhau dựa trên phẩm giá cá vị và các quyền phát xuất từ phẩm giá đó.

1946

Những khác biệt giữa các nhân vị nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng muốn chúng ta và người khác cần đến nhau. Những khác biệt ấy phải khơi dậy đức mến.

1947

Phẩm giá bình đẳng của các nhân vị đòi hỏi phải cố gắng giảm thiểu những bất bình đẳng thái quá về kinh tế và xã hội. Phẩm giá đó thúc đẩy việc hủy bỏ những bất bình đẳng bất công.

1948

Nhân đức liên đới là một nhân đức mang tính Ki-tô Giáo rất cao. Nó thực thi việc chia sẻ các của cải tinh thần hơn là chia sẻ các của cải vật chất.


Chú thích

38 ĐGH Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 47: AAS 80 (1988) 581.

39 X. ĐGH Gio-an XXIII, Thông điệp Pacem in terris, 61: AAS 55 (1963) 274.

40 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, 27: AAS 58 (1966) 1047.

41 X. Mt 5,43-44.

42 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, 29: AAS 58 (1966) 1048-1049.

43 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, 29: AAS 58 (1966) 1048.

44 X. Mt 25,14-30; Lc 19,11-27.

45 Thánh Catarina thành Siêna, Il dialogo della Divina provvidenza, 7: ed. G. Cavallini (Roma 1995) 23-24.

46 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, 29: AAS 58 (1966) 1049.

47 X. ĐGH Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 38-40: AAS 80 (1988) 564-569; Id., Thông điệp Centesimus annus, 10: AAS 83 (1991) 805-806.

48 ĐGH Pi-ô XII, Thông điệp Summi Pontificatus: AAS 31 (1939) 426.

49 ĐGH Pi-ô XII, Nuntius radiophonicus (1/6/1941): AAS 33 (1941) 204.

Scroll to Top