Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

“Ngươi không được ham muốn nhà người ta. Ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi nam tớ nữ, con bò, con lừa hay bất cứ vật gì của người ta” (Xh 20,17).

“Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5,28).

2514377, 400

Thánh Gio-an phân biệt ba loại ham muốn hoặc dục vọng: dục vọng của xác thịt, dục vọng của đôi mắt, và lối sống kiêu kỳ.253 Theo truyền thống dạy giáo lý Công Giáo, điều răn thứ chín cấm dục vọng của xác thịt, điều răn thứ mười cấm thèm muốn của cải của tha nhân.

2515405

Theo ngữ nguyên, “dục vọng” có thể chỉ mọi hình thức ước muốn của con người. Thần học Ki-tô Giáo dùng từ này với ý nghĩa đặc biệt chỉ ham muốn của giác quan đi ngược với hoạt động của lý trí con người. Thánh Phao-lô so sánh nó với sự nổi loạn của “xác thịt” chống lại “tinh thần.”254 Dục vọng xuất phát từ sự bất tuân của tội đầu tiên.255 Nó làm hỗn loạn các năng lực luân lý con người và, dù tự nó không phải là tội, nhưng nó hướng con người đến chỗ phạm tội.256

2516362, 407

Bởi vì con người là một hữu thể phức hợp, tinh thần và thể xác, nên trong con người đã sẵn có một sự căng thẳng nào đó, một cuộc chiến đấu nào đó giữa các khuynh hướng của “tinh thần” và của “xác thịt.” Nhưng thật ra, cuộc chiến đó là di sản của tội lỗi, vừa là hậu quả, vừa là một bằng chứng của tội. Đây là kinh nghiệm hằng ngày về cuộc chiến thiêng liêng:

“Đối với thánh Tông Đồ, vấn đề không phải là khinh thường hay kết án thân xác, vì cùng với linh hồn thiêng liêng, thân xác tạo nên bản tính của con người và nhân cách chủ quan của mỗi người. Trái lại thánh Tông Đồ nói đến những công việc, hay nói đúng hơn, đến những thói quen bền vững tốt hoặc xấu về mặt luân lý – các nhân đức và các thói xấu -, là kết quả của sự vâng phục (trong trường hợp thứ nhất) hoặc của sự chống đối (trong trường hợp thứ hai) đối với hành động cứu độ của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, ngài viết: ‘Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước’ (Gl 5,25).”257

I. Thanh tẩy trái tim (2517-2519)

2517368, 1809

Trái tim là nơi của nhân cách luân lý: “Tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm” (Mt 15,19). Cuộc chiến đấu chống lại dục vọng xác thịt phải cần đến việc thanh tẩy trái tim và thực thi đức tiết độ:

“Hãy sống đơn sơ, trong trắng, thì bạn sẽ nên như trẻ thơ, không biết đến điều ác đang hủy hoại đời sống con người.”258

251894, 158

Mối phúc thứ sáu công bố: “Phúc thay ai có trái tim trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8). Những người có “trái tim trong sạch” là những người biết làm cho trí tuệ và ý chí của mình phù hợp với những đòi hỏi của sự thánh thiện của Thiên Chúa, chủ yếu trong ba lãnh vực: trong đức mến,259 trong sự khiết tịnh hoặc sự ngay thẳng về tính dục,260 trong sự yêu mến chân lý và đức tin chính thống.261 Có mối dây liên kết giữa sự trong sạch của trái tim, của thân thể và của đức tin:

Các tín hữu phải tin các điều trong Tín biểu, “để nhờ tin, họ vâng phục Thiên Chúa, nhờ vâng phục, họ sống ngay thẳng, nhờ sống ngay thẳng, họ thanh luyện trái tim, và nhờ thanh luyện trái tim, họ có thể hiểu điều họ tin.”262

25192548, 2819, 2501

Những người có “trái tim trong sạch” được hứa là sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa mặt giáp mặt và trở nên giống như Ngài.263 Sự trong sạch của trái tim là điều kiện tiên quyết để được thấy Thiên Chúa. Ngay từ bây giờ, trái tim trong sạch giúp chúng ta biết nhìn mọi sự theo cái nhìn của Thiên Chúa, biết đón nhận tha nhân như “người lân cận”; trái tim trong sạch khiến chúng ta biết nhận ra thân thể con người, của mình và của người lân cận, như đền thờ của Chúa Thánh Thần, như sự biểu lộ vẻ đẹp thần linh.

II. Chiến đấu để sống trong sạch (2520-2527)

25201264, 2337, 1752, 1762, 2846

Bí tích Rửa Tội đem đến cho người lãnh nhận ơn thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi. Nhưng người đã chịu Phép Rửa còn phải tiếp tục chiến đấu chống lại dục vọng xác thịt và những ham muốn vô trật tự. Với ân sủng của Thiên Chúa, họ sẽ đạt được điều đó:

— nhờ nhân đức và ơn khiết tịnh, bởi vì đức khiết tịnh cho phép yêu thương bằng trái tim ngay thẳng và không phân chia;

— nhờ ý hướng trong sạch, cốt tại việc nhắm đến mục đích thật của con người: với cái nhìn đơn sơ, người đã chịu Phép Rửa cố gắng tìm kiếm và chu toàn thánh ý Thiên Chúa trong mọi sự.264

— nhờ cái nhìn trong sạch, bên ngoài và trong lòng; nhờ kiểm soát được các giác quan và trí tưởng tượng; nhờ khước từ mọi vui thú trong những tư tưởng không trong sạch, lôi kéo ta lìa xa con đường các giới răn của Thiên Chúa: “Thấy điều xấu, kẻ ngu si động lòng ham muốn” (Kn 15,5);

— nhờ cầu nguyện:

“Con cứ tưởng tiết dục được là do tự sức của riêng mình (…) nhưng thực ra con đâu có biết. Con quá khờ dại nên không biết rằng, nếu Chúa không ban ơn, thì không ai có thể sống tiết dục được. Con chắc chắn Chúa sẽ ban ơn, nếu con tha thiết kêu cầu và vững tin phó thác nơi Chúa.”265

2521

Sự trong sạch đòi phải có sự nết na. Đây là một phần không thể thiếu của đức tiết độ. Sự nết na giữ gìn sự thân mật của con người. Nó từ chối phô bày những gì phải giữ kín. Nó hướng về đức khiết tịnh và cũng chứng tỏ sự dè dặt của đức khiết tịnh. Sự nết na hướng dẫn cái nhìn và cử chỉ cho phù hợp với phẩm giá của con người và phẩm giá của sự kết hợp của họ.

25222492

Sự nết na bảo vệ mầu nhiệm của con người và mầu nhiệm của tình yêu của họ. Nó mời gọi nhẫn nại và điều độ trong quan hệ yêu đương; nó đòi hỏi tuân giữ các điều kiện của sự dâng hiến và của nghĩa vụ vĩnh viễn giữa người nam và người nữ. Sự nết na chính là sự đoan trang. Nó gợi hứng cho việc lựa chọn y phục. Nó giữ thinh lặng hay dè dặt, khi có nguy cơ tò mò thiếu lành mạnh. Sự nết na chính là sự thận trọng.

25232354

Có sự nết na của tình cảm cũng như của thân xác. Chẳng hạn, nết na chống lại việc phơi bày thân xác con người để thỏa mãn thị dục trong quảng cáo, hoặc chống lại việc các phương tiện truyền thông đi quá xa trong việc khai thác những điều thầm kín thân mật. Sự nết na gợi hứng cho một cách sống, giúp chống lại những quyến rũ của thời trang và áp lực của các trào lưu tư tưởng thời thượng.

2524

Cách thức giữ sự nết na khác nhau theo từng nền văn hóa. Tuy nhiên, bất cứ ở đâu, nó vẫn là một trực cảm về phẩm giá thiêng liêng đặc thù của con người. Sự nết na phát sinh do sự ý thức rằng mình là một chủ thể. Dạy cho trẻ em và thiếu niên nam nữ biết giữ nết na là khơi dậy sự tôn trọng nhân vị.

25252344

Đức trong sạch Ki-tô Giáo đòi hỏi sự thanh tẩy bầu khí xã hội. Điều này đòi hỏi các phương tiện truyền thông xã hội phải quan tâm đến sự tôn trọng và sự thận trọng trong việc thông tin. Sự trong sạch của trái tim giải thoát khỏi nạn khiêu dâm đang lan tràn và đẩy xa những màn trình diễn nhằm khuyến khích sự tò mò không trong sạch và những hình ảnh không đứng đắn.

25261740

Chủ trương sống phóng túng phát xuất từ quan niệm sai lạc về sự tự do của con người. Muốn có tự do đích thực, điều tiên quyết là con người phải được giáo dục về luật luân lý. Phải đòi hỏi những người có trách nhiệm giáo dục dạy cho người trẻ biết tôn trọng sự thật, các phẩm chất của trái tim và phẩm giá luân lý và thiêng liêng của con người.

25271204

“Tin Mừng của Đức Ki-tô không ngừng đổi mới đời sống và văn hóa của con người đã sa ngã, chống lại và loại bỏ những sai lầm và điều xấu, xuất phát do sức quyến rũ thường xuyên của tội lỗi. Tin Mừng không ngừng thanh tẩy và nâng cao các phong hóa của các dân tộc. Nhờ những nguồn phong phú từ trên cao, Tin Mừng làm trổ sinh hoa trái, như từ bên trong, các phẩm chất tinh thần và các truyền thống của mỗi dân tộc và mỗi thời đại. Tin Mừng củng cố, kiện toàn và phục hồi những điều đó trong Đức Ki-tô.”266

Tóm lược (2528-2533)

2528

“Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5,28).

2529

Điều răn thứ chín khơi dậy sự tỉnh thức chống lại sự ham muốn hoặc dục vọng xác thịt.

2530

Cuộc chiến đấu chống lại dục vọng xác thịt phải cần đến việc thanh tẩy trái tim và thực thi đức tiết độ.

2531

Sự trong sạch của trái tim sẽ làm cho chúng ta được nhìn thấy Thiên Chúa: ngay từ bây giờ, trái tim trong sạch giúp chúng ta biết nhìn mọi sự theo cái nhìn của Thiên Chúa.

2532

Sự thanh tẩy trái tim đòi hỏi việc cầu nguyện, thực thi đức khiết tịnh, sự trong sạch của ý hướng và của cái nhìn.

2533

Sự trong sạch của trái tim đòi hỏi sự nết na, nghĩa là nhẫn nại, đoan trang và thận trọng. Sự nết na gìn giữ sự thân mật của con người.


Chú thích

253 X. 1 Ga 2,16.

254 X. Gl 5,16.17.24; Ep 2,3.

255 X. St 3,11.

256 X. CĐ Tri-đen-ti-nô, Sess. 5a, Decretum de peccato originali, canon 5: DS 1515.

257 ĐGH Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Dominum et vivificantem, 55: AAS 78 (1986) 877-878.

258 Hermas, Pastor, 27, 1 (mandatum 2,1): SC 53,146 (Funk 1,70).

259 X. 1 Tx 4,3-9; 2 Tm 2,22.

260 X. 1 Tx 4,7; Cl 3,5; Ep 4,19.

261 X. Tt 1,15; 1 Tm 1,3-4; 2 Tm 2,23-26.

262 Thánh Augustinô, De fide et Symbolo, 10, 25: CSEL 25,32 (PL 40,196).

263 X. 1 Cr 13,12; 1 Ga 3,2.

264 X. Rm 12,2; Cl 1,10.

265 Thánh Augustinô, Confessiones, 6, 11, 20: CCL 27,87 (PL 32,729-730).

266 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, 58: AAS 58 (1966) 1079.

Scroll to Top