Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

I. Tại sao Ngôi Lời làm người? (456-460)

456

Cùng với Tín biểu Ni-xê-a – Constantinôpôli, chúng ta tuyên xưng: “Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a và đã làm người.”79

457607, 385

Ngôi Lời đã làm người để cứu độ chúng ta, bằng cách giao hòa chúng ta với Thiên Chúa: Thiên Chúa “đã yêu thương chúng ta và sai Con của Ngài đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1 Ga 4,10). “Chúa Cha đã sai Con của Ngài đến làm Đấng cứu độ thế gian” (1 Ga 4,14). “Chúa Giê-su đã xuất hiện để xóa bỏ tội lỗi” (1 Ga 3,5):

“Bản tính chúng ta vì bệnh tật nên cần được chữa lành, vì sa ngã nên cần được nâng dậy, vì đã chết nên cần được phục sinh. Chúng ta đã đánh mất việc thông phần vào sự thiện, nên cần được dẫn trở về sự thiện. Chúng ta bị vây hãm trong bóng tối, nên cần đến ánh sáng. Chúng ta bị tù đày nên mong người cứu chuộc; bị thua trận, nên cần người trợ giúp, bị áp bức dưới ách nô lệ nên chờ người giải phóng. Đó lại là những lý do nhỏ bé và không xứng đáng để làm cho Thiên Chúa động lòng hay sao? Những lý do ấy không đủ để Thiên Chúa xuống viếng thăm bản tính nhân loại, trong lúc nhân loại đang ở trong tình trạng khốn cùng và bất hạnh hay sao?”80

458219

Ngôi Lời đã làm người để chúng ta nhận biết tình yêu của Thiên Chúa: “Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Ngài mà chúng ta được sống” (1 Ga 4,9). “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

459520, 823, 2012, 1717, 1965

Ngôi Lời đã làm người để trở thành gương mẫu thánh thiện cho chúng ta. “Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi…” (Mt 11,29). “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Và trên núi Hiển Dung, Chúa Cha đã truyền: “Hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,7).81 Người đúng là gương mẫu của các mối phúc thật và là chuẩn mực của Luật mới: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Tình yêu này đòi hỏi người ta thật sự hiến thân để đi theo Người.82

4601265, 1391, 1988

Ngôi Lời đã làm người để làm cho chúng ta được “thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4). “Chính vì điều này mà Ngôi Lời của Thiên Chúa làm người, Đấng là Con Thiên Chúa trở nên Con Người, đó là để cho loài người, khi kết hợp với Ngôi Lời của Thiên Chúa và nhận quyền làm nghĩa tử, thì được trở nên con cái Thiên Chúa.”83 “Chính Người đã làm người, để chúng ta được trở thành những vị thần.”84 “Con Một Thiên Chúa, bởi muốn cho chúng ta được tham dự vào thần tính của Người, nên đã mang lấy bản tính của chúng ta, để Đấng đã làm người, làm cho người ta trở thành những vị thần.”85

II. Nhập Thể (461-463)

461653, 661, 449

Lấy lại cách nói của thánh Gio-an (“Ngôi Lời đã trở thành nhục thể”: Ga 1,14), Hội Thánh dùng từ “Nhập Thể” để gọi sự kiện Con Thiên Chúa nhận lấy bản tính nhân loại, để thực hiện việc cứu độ chúng ta trong bản tính ấy. Trong một thánh thi do thánh Phao-lô ghi lại, Hội Thánh hát mừng mầu nhiệm Nhập Thể như sau:

“Anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su: Chúa Giê-su Ki-tô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,5-8).86

462

Thư gửi tín hữu Do-thái cũng nói về mầu nhiệm ấy như sau:

“Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10,5-7, trích Tv 40,7-9, bản LXX).

46390

Tin vào việc Nhập Thể thật của Con Thiên Chúa là dấu hiệu đặc trưng của đức tin Ki-tô Giáo. “Căn cứ vào điều này, anh em nhận ra Thần Khí của Thiên Chúa: Thần Khí nào tuyên xưng Chúa Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến, và trở nên người phàm, thì Thần Khí ấy bởi Thiên Chúa” (1 Ga 4,2). Đó cũng là niềm xác tín hân hoan của Hội Thánh ngay từ buổi đầu, khi hát mừng “mầu nhiệm cao cả của đạo thánh”: “Đức Ki-tô xuất hiện trong thân phận người phàm” (1 Tm 3,16).

III. Thiên Chúa thật và người thật (464-469)

46488

Biến cố độc nhất vô nhị là việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa không có nghĩa là Chúa Giê-su Ki-tô một phần là Thiên Chúa, một phần là người; cũng không có nghĩa Người là kết quả của một sự pha trộn lẫn lộn giữa hai bản tính thần linh và nhân loại. Người đã thật sự làm người, mà vẫn thật sự là Thiên Chúa. Chúa Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa thật và là người thật. Hội Thánh đã phải bảo vệ và làm sáng tỏ chân lý đức tin này suốt những thế kỷ đầu tiên, trước các lạc thuyết đã làm sai lạc chân lý đó.

465242

Các lạc thuyết đầu tiên không phủ nhận thần tính của Đức Ki-tô, cho bằng chối bỏ nhân tính thật của Người (Ảo thân thuyết theo chủ trương Ngộ đạo). Ngay từ thời các Tông Đồ, đức tin Ki-tô Giáo nhấn mạnh đến việc Nhập Thể thật của Con Thiên Chúa, Đấng đã đến trong xác phàm.87 Nhưng vào thế kỷ thứ III, để chống lại Phao-lô Samosatênô, tại Công đồng họp ở An-ti-ô-khi-a, Hội Thánh phải khẳng định rằng: Chúa Giê-su Ki-tô là Con Thiên Chúa do bản tính chứ không phải do được nhận làm nghĩa tử. Công đồng chung thứ I, họp tại Ni-xê-a vào năm 325, tuyên xưng trong Tín biểu của mình rằng: Con Thiên Chúa “được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha” (trong tiếng Hy Lạp là homousion),88 và Hội Thánh đã kết án Ariô là người đã khẳng định rằng “Con Thiên Chúa đã xuất phát từ hư vô”89 và “có một bản thể hay yếu tính khác với Chúa Cha.”90

466495

Lạc thuyết của Nestôriô cho rằng trong Đức Ki-tô ngôi vị nhân loại được liên kết với Ngôi Vị thần linh của Con Thiên Chúa. Chống lại lạc thuyết này, Thánh Cyrillô Alêxanđria và Công đồng chung thứ III họp tại Êphêsô năm 431 tuyên xưng rằng: “Ngôi Lời đã làm người, khi một thân thể do một linh hồn có lý trí làm cho sống động được kết hợp với Ngài theo Ngôi Vị.”91 Nhân tính của Đức Ki-tô không có một chủ thể nào khác ngoài Ngôi Vị thần linh của Con Thiên Chúa, Đấng đã nhận lấy nhân tính ấy làm của mình từ lúc tượng thai. Chính vì vậy, Công đồng chung Êphêsô vào năm 431 công bố rằng Đức Ma-ri-a, nhờ sự tượng thai nhân loại của Con Thiên Chúa trong lòng bà, bà đã rất thật sự trở thành Mẹ Thiên Chúa: “[Đức Ma-ri-a là] Mẹ Thiên Chúa…, không phải vì bản tính của Ngôi Lời và thần tính của Ngài đã bắt đầu được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ rất thánh, nhưng vì từ Đức Trinh Nữ đã sinh ra thân xác thánh thiêng đó, do một linh hồn có lý trí làm cho sống động, và Ngôi Lời Thiên Chúa đã kết hợp với thân xác đó theo Ngôi Vị, nên có thể nói Ngôi Lời đã được sinh ra theo xác phàm.”92

467

Những người chủ trương thuyết Nhất Tính (Monophysitae) khẳng định: bản tính nhân loại không còn tồn tại nơi Đức Ki-tô, khi bản tính đó được Ngôi Vị thần linh của Con Thiên Chúa đảm nhận. Để chống lại lạc thuyết này, Công đồng chung thứ IV, họp tại Chalcêđônia năm 451, tuyên xưng:

“Theo sau các thánh phụ, chúng tôi đồng thanh dạy phải tuyên xưng Một Chúa Con Duy Nhất là Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, hoàn hảo trong thần tính và cũng hoàn hảo trong nhân tính; là Thiên Chúa thật và là người thật, gồm có một linh hồn có lý trí và một thân xác; đồng bản thể với Đức Chúa Cha theo thần tính mà cũng đồng bản tính với chúng ta theo nhân tính, ‘giống chúng ta về mọi phương diện ngoại trừ tội lỗi’;93 sinh bởi Đức Chúa Cha theo thần tính từ trước muôn đời, và trong những thời cuối cùng này, vì chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người được sinh ra theo nhân tính từ Trinh Nữ Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa.

Cùng một Đấng duy nhất là Đức Ki-tô, là Chúa, là Con Một, phải được nhìn nhận trong hai bản tính một cách không lẫn lộn, không thay đổi, không phân chia, không tách biệt, sự khác biệt giữa hai bản tính không hề bị mất đi do việc kết hợp, nhưng các đặc điểm của mỗi bản tính đã được bảo tồn khi kết hợp với nhau trong một Ngôi Vị và một Đấng duy nhất.”94

468254, 616

Sau Công đồng Chalcêđônia một số người biến nhân tính của Đức Ki-tô thành như một chủ thể có ngôi vị riêng. Chống lại những người này, Công đồng chung thứ V, họp tại Constantinôpôli, năm 553, tuyên xưng rằng: “Chỉ có một Ngôi Vị duy nhất, là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, Một Ngôi Vị trong Ba Ngôi Chí Thánh.”95 Bởi vậy, mọi sự trong nhân tính của Đức Ki-tô đều phải được quy về Ngôi Vị thần linh của Người với tư cách là chủ thể riêng của Người,96 không những các phép lạ, nhưng cả những đau khổ97 và chính cái chết: chúng tôi tuyên xưng rằng “Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, Đấng bị đóng đinh vào thập giá về phần xác, là Thiên Chúa thật, là Chúa vinh quang, và là một Ngôi trong Ba Ngôi chí thánh.”98

469212

Như vậy, Hội Thánh tuyên xưng rằng Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật một cách không thể tách biệt. Người thật sự là Con Thiên Chúa đã làm người, là anh em của chúng ta, mà vẫn không ngừng là Thiên Chúa, Chúa chúng ta: Phụng vụ Rô-ma hát kính:

“Ngài vẫn là Ngài như trước [Ngài là Thiên Chúa], và Ngài đã đảm nhận lấy điều mà trước đó Ngài không là [Ngài làm người].”99 Còn phụng vụ của thánh Gio-an Kim Khẩu công bố và hát kính: “Lạy Con duy nhất và Ngôi Lời của Thiên Chúa, dù bất tử, nhưng để cứu độ chúng con, Chúa đã đoái thương nhập thể trong lòng Đức Ma-ri-a, Mẹ rất thánh của Thiên Chúa và trọn đời đồng trinh. Chúa đã làm người và đã chịu đóng đinh vào thập giá mà không hề biến đổi. Lạy Đức Ki-tô, là Thiên Chúa, Chúa đã dùng cái chết của mình mà đập tan sự chết, Chúa là Một trong Ba Ngôi Chí Thánh, được tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, xin cứu độ chúng con!”100

IV. Con Thiên Chúa làm người như thế nào? (470-478)

470516, 626, 2599

Trong sự kết hợp kỳ diệu của mầu nhiệm Nhập Thể, “bản tính nhân loại được đảm nhận, chứ không bị hòa tan”,101 nên qua các thế kỷ, Hội Thánh hằng tuyên xưng Chúa Ki-tô có một linh hồn nhân loại thật với các hoạt động của trí tuệ và ý chí, và một thân xác nhân loại thật. Nhưng đồng thời Hội Thánh đã phải luôn nhắc lại rằng bản tính nhân loại của Đức Ki-tô thuộc hẳn về Ngôi Vị thần linh của Con Thiên Chúa, Đấng đã đảm nhận nó. Tất cả những gì Đức Ki-tô là và tất cả những gì Người làm trong bản tính nhân loại, đều xuất phát từ “một Đấng trong Ba Ngôi Thiên Chúa.” Vì vậy, Con Thiên Chúa truyền thông cho nhân tính của Người cách thức hiện hữu riêng của Ngôi Vị mình trong Ba Ngôi. Như vậy, trong linh hồn cũng như trong thân xác của Người, Đức Ki-tô diễn tả theo cách thế nhân loại cung cách hành xử của Thiên Chúa Ba Ngôi:102

“Con Thiên Chúa đã làm việc với đôi tay nhân loại, suy nghĩ bằng trí óc nhân loại, hành động theo ý chí nhân loại, yêu mến bằng quả tim nhân loại. Sinh làm con Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Người đã thật sự trở nên một người giữa chúng ta, giống chúng ta trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi.”103

Linh hồn và tri thức nhân loại của Đức Ki-tô (471-474)

471363

A-pô-li-na-ri-ô Lao-đi-cen-sê cho rằng trong Đức Ki-tô, Ngôi Lời đã thay thế linh hồn hay tinh thần. Để chống lại điều sai lạc này, Hội Thánh tuyên xưng: Ngôi Con hằng hữu cũng đã đảm nhận một linh hồn nhân loại có lý trí.104

472

Linh hồn nhân loại này, mà Con Thiên Chúa đã đảm nhận, đã được phú bẩm một tri thức nhân loại thật sự. Tri thức này, theo đúng nghĩa, tự nó không thể có tính chất vô hạn: nó được hình thành trong các điều kiện lịch sử của cuộc sống trong không gian và thời gian. Do đó, Con Thiên Chúa khi làm người, đã có thể chấp nhận “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa” (Lc 2,52) và thậm chí Người còn phải tìm hiểu về những điều mà trong điều kiện nhân loại, phải được học hỏi qua kinh nghiệm.105 Điều này phù hợp với việc Người tự nguyện hạ mình “mặc lấy thân nô lệ.”106

473240

Nhưng, đồng thời, tri thức nhân loại thật sự này của Con Thiên Chúa cũng diễn tả sự sống thần linh của Ngôi Vị của Người.107 “Con Thiên Chúa biết hết mọi sự; và con người mà Người tiếp nhận cũng biết như thế, không phải do bản tính, nhưng do kết hợp với Ngôi Lời. Nhân tính, được kết hợp với Ngôi Lời, biết hết mọi sự và biểu hiện những đặc tính thần linh xứng với uy quyền nơi mình.”108 Trước hết, đó là trường hợp Con Thiên Chúa làm người có một sự hiểu biết thâm sâu và trực tiếp về Cha của Người.109 Trong tri thức nhân loại của mình, Chúa Con cũng cho thấy Người có khả năng thần linh nhìn thấu những tư tưởng thầm kín trong lòng dạ người ta.110

474

Tri thức nhân loại của Đức Ki-tô, vì được kết hợp với Đức Khôn Ngoan thần linh trong Ngôi Lời nhập thể, hiểu biết đầy đủ các kế hoạch vĩnh cửu mà Người đến để mặc khải.111 Điều Người nói là Người không biết trong lãnh vực này,112 thì ở chỗ khác Người tuyên bố là Người không có sứ vụ mặc khải điều ấy.113

Ý muốn nhân loại của Đức Ki-tô (475)

4752008, 2824

Một cách tương tự, trong Công đồng chung thứ VI, Hội Thánh đã tuyên xưng rằng Đức Ki-tô có hai ý muốn và hai hoạt động theo hai bản tính Thiên Chúa và nhân loại, không đối kháng nhưng hợp tác với nhau, cho nên Ngôi Lời làm người, trong sự phục tùng theo nhân tính đối với Chúa Cha, đã muốn điều mà Người đã quyết định, theo thần tính, cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, về ơn cứu độ chúng ta.114 Hội Thánh nhận biết rằng “ý muốn nhân loại của Người luôn theo ý muốn thần linh, không miễn cưỡng, không đối kháng, và hơn nữa, ý muốn nhân loại của Người đã phục tùng ý muốn thần linh và toàn năng của Người.”115

Thân xác thật của Đức Ki-tô (476-477)

4761159-1162, 2129-2132

Bởi vì Ngôi Lời đã làm người khi đảm nhận một nhân tính thật, nên thân xác của Đức Ki-tô có những nét xác định rõ ràng.116 Do đó, dung nhan nhân loại của Chúa Giê-su có thể được “họa lại”117 Trong Công đồng chung thứ VII,118 Hội Thánh công nhận việc Người được trình bày qua các ảnh tượng thánh là hợp pháp.

477

Đồng thời, Hội Thánh cũng luôn luôn công nhận: trong thân xác của Chúa Giê-su, “Thiên Chúa vốn là Đấng vô hình, đã xuất hiện hữu hình cho chúng ta.”119 Thật vậy, các đặc điểm cá nhân của thân xác Đức Ki-tô diễn tả Ngôi Vị thần linh của Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa đã nhận làm của mình những nét nhân dạng của thân xác Người, cho nên khi được họa lại nơi một ảnh tượng thánh nào đó, những nét này có thể được tôn kính, bởi vì khi tín hữu tôn kính ảnh tượng thánh, là họ “tôn thờ chính Đấng mà ảnh tượng thánh ấy diễn tả.”120

Trái tim của Ngôi Lời nhập thể (478)

478487, 368, 2669, 766

Trong cuộc đời của Người, trong lúc Người hấp hối và trong lúc Người chịu khổ nạn, Chúa Giê-su biết và yêu thương mọi người và từng người chúng ta, và Người đã tự hiến mạng vì mỗi người chúng ta. Con Thiên Chúa “đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2,20). Người đã yêu mến tất cả chúng ta bằng một trái tim nhân loại. Do đó, Trái Tim cực thánh của Chúa Giê-su, bị đâm thâu vì tội lỗi chúng ta và để cứu độ chúng ta,121 “được coi là dấu chỉ và biểu tượng đặc biệt của tình yêu, qua đó Đấng Cứu Chuộc thần linh hằng liên lỉ yêu mến Chúa Cha vĩnh cửu và yêu mến tất cả mọi người.”122

Tóm lược (479-483)

479

Vào thời gian Thiên Chúa đã định, Con Một của Chúa Cha, là Ngôi Lời vĩnh cửu và là hình ảnh bản thể của Chúa Cha, đã nhập thể: Người đã đảm nhận bản tính nhân loại mà không mất đi bản tính Thiên Chúa.

480

Chúa Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa thật và là người thật trong sự duy nhất của Ngôi Vị Thiên Chúa của Người; vì vậy, Người là Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người.

481

Chúa Giê-su Ki-tô có hai bản tính, thần tính và nhân tính, không lẫn lộn, nhưng kết hợp trong Ngôi Vị duy nhất của Con Thiên Chúa.

482

Vì là Thiên Chúa thật và là người thật, Đức Ki-tô có một tri thức và một ý muốn nhân loại, hoàn toàn hòa hợp và quy phục tri thức và ý muốn thần linh của Người, mà Người có chung với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

483

Vì vậy, Nhập Thể là mầu nhiệm kỳ diệu của sự kết hợp giữa bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại trong Ngôi Vị duy nhất của Ngôi Lời.


Chú thích

79 DS 150.

80 Thánh Grêgôriô thành Nyssa, Oratio catechetica 15,3: TD 7,78 (PG 45,48).

81 X. Đnl 6,4-5.

82 X. Mc 8,34.

83 Thánh I-rê-nê, Adversus haereses, 3, 19, 1: SC 211,374 (PG 7,939).

84 Thánh A-tha-na-si-ô Alexandrinô, De Incarnatione, 54, 3: SC 199,458 (PG 25,192).

85 Thánh Tô-ma A-qui-nô, Officium de festo corporis Christi, Ad Matutinas, In primo Nocturno, Lectio 1: Opera omnia, v.29 (Parisiis 1876) 336.

86 X. Thánh ca Kinh Chiều I Chúa Nhật: Các Giờ Kinh Phụng Vụ, editio typica, v.1, p. 545.629.718 et 808; v.2, p. 844.937.1037 et 1129; v.3, p. 548.669.793 et 916; v.4, p. 496.617.741 et 864 (Typis Polyglottis Vaticanis 1973-1974).

87 X. 1 Ga 4,2-3; 2 Ga 7.

88 Tín biểu Ni-xê-a: DS 125.

89 CĐ Ni-xê-a, Epistula synodalisEpeidê tês” ad Aegyptios: DS 130.

90 Tín biểu Ni-xê-a: DS 126.

91 CĐ Ê-phê-xô, Epistula II Cyrilli Alexandrini ad Nestorium: DS 250.

92 CĐ Ê-phê-xô, Epistula II Cyrilli Alexandrini ad Nestorium: DS 251.

93 X. Dt 4,15.

94 CĐ Chalcêđônia, : DS 301-302.

95 CĐ Constantinôpôli II, Sess. 8a. Canon 4: DS 424.

96 X. CĐ Ê-phê-xô, Anathematismi Cyrilli Alexandrini, 4: DS 255.

97 X. CĐ Constantinôpôli II, Sess. 8a. Canon 3: DS 423.

98 X. CĐ Constantinôpôli II, Sess. 8a. Canon 10: DS 432.

99 Lễ trọng kính Đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa, Điệp ca kinh “Benedictus”: Các Giờ Kinh Phụng Vụ, editio typica, v.1 (Typis Polyglottis Vaticanis 1973) 394; x. Thánh Lê-ô Cả, Sermo 21, 2: CCL 138,87 (PL 54,192).

100 Officium Horarum Byzantinum, HymnusHo monogenês: Opologion to mega” (Romae 1876) 82.

101 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 22: AAS 58 (1966) 1042.

102 X. Ga 14,9-10.

103 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 22: AAS 58 (1966) 1042-1043.

104 X. Thánh Đamasô I, Epistula Oti te apostolike kathedra: DS 149.

105 X. Mc 6,38; 8,27; Ga 11,34.

106 X. Pl 2,7.

107 X. Thánh Grêgôriô Cả, Epistula Sicut aqua: DS 475.

108 Thánh Ma-xi-mô Hiển tu, Quaestiones et dubia, Q.I, 67: CCG 10,155 (66: PG 90,840).

109 X. Mc 14,36; Mt 11,27; Ga 1,18; 8,55.

110 X. Mc 2,8; Ga 2,25; 6,61.

111 X. Mc 8,31; 9,31;10,33-34; 14,18-20.26-30.

112 X. Mc 13,32.

113 X. Cv 1,7.

114 X. CĐ Constantinôpôli III (năm 681), Sess. 18a, Definitio de duabus in Christo voluntatibus et operationibus: DS 556-559.

115 CĐ Constantinôpôli III, Sess. 18a, Definitio de duabus in Christo voluntatibus et operationibus: DS 556.

116 X. CĐ La-tê-ra-nô (năm 649), Canon 4: DS 504.

117 X. Gl 3,1.

118 CĐ Ni-xê-a II (năm 787), Act. 7a, Definitio de sacris imaginibus: DS 600-603.

119 Kinh Tiền Tụng Lễ Giáng Sinh, II: Sách Lễ Rô-ma, editio typica (Typis Polyglottis Vaticanis 1970) 396.

120 CĐ Ni-xê-a II, Act. 7a, Definitio de sacris imaginibus: DS 601.

121 X. Ga 19,34.

122 ĐGH Pi-ô XII, Thông điệp Haurietis aquas: DS 3924; x. Ibid., Thông điệp Mystici corporis: DS 3812.

Scroll to Top