Chú Giải Kinh Thánh là một bộ môn thuộc lĩnh vực Thần học Kinh Thánh với mục đích giải nghĩa, làm sáng tỏ các sách thuộc Kinh Thánh dựa trên quan điểm thần học Ki-tô Giáo.
Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, có rất nhiều tác phẩm thuộc bộ môn này đã ra đời mà có lẽ nổi tiếng và phổ biến hơn cả là cuốn Chú Giải Kinh Thánh của linh mục, học giả Công Giáo người Anh George Leo Haydock (1774-1849). Nó thực chất là phần chú thích cho bộ Kinh Thánh Doway-Rheims của những người Công Giáo Anh trong thời kỳ sóng gió của lịch sử, khi họ phải kiên cường bảo vệ đức tin của mình trước những cuộc tấn công từ phía Tin Lành và Anh Giáo. Cuốn sách là sự tổng hợp kiến thức của tác giả dựa trên các tác phẩm cùng loại từ thời các Giáo phụ và được bổ sung, phát triển rất công phu. Lượng kiến thức mà cuốn sách này truyền tải đến người đọc là chính xác và vừa đủ. Ngoài ra, đôi chỗ trong tác phẩm có sử dụng văn phong tương đối mạnh mẽ và nghiêm khắc, đây là nét dễ thấy nơi các tác giả sống trong những cộng đoàn bị bách hại và những thời kỳ mà Giáo Hội phải chịu nhiều thử thách.
Để phục vụ nhu cầu tìm hiểu Kinh Thánh của đông đảo anh chị em cũng như tránh những lối giải thích sai lầm, trong chuyên mục này, con xin lược dịch phần chú giải của Kinh Thánh Tân Ước từ tác phẩm kể trên.
Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước – Mục Lục
01. Chú giải Tin Mừng Mát-thêu
02. Chú giải Tin Mừng Mác-cô
03. Chú giải Tin Mừng Lu-ca
04. Chú giải Tin Mừng Gio-an
05. Chú giải Sách Công Vụ Tông Đồ
06. Chú giải Thư gửi tín hữu Rô-ma
07. Chú giải Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô
08. Chú giải Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô
09. Chú giải Thư gửi tín hữu Ga-lát
10. Chú giải Thư gửi tín hữu Ê-phê-xô
11. Chú giải Thư gửi tín hữu Phi-líp-phê
12. Chú giải Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê
13. Chú giải Thư 1 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca
14. Chú giải Thư 2 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca
15. Chú giải Thư 1 gửi ông Ti-mô-thê
16. Chú giải Thư 2 gửi ông Ti-mô-thê
17. Chú giải Thư gửi ông Ti-tô
18. Chú giải Thư gửi ông Phi-lê-môn
19. Chú giải Thư gửi tín hữu Do-thái
20. Chú giải Thư của Thánh Gia-cô-bê
21. Chú giải Thư 1 của Thánh Phê-rô
22. Chú giải Thư 2 của Thánh Phê-rô
23. Chú giải Thư 1 của Thánh Gio-an
24. Chú giải Thư 2 của Thánh Gio-an
25. Chú giải Thư 3 của Thánh Gio-an
26. Chú giải Thư của Thánh Giu-đa
27. Chú giải Sách Khải Huyền
Người dịch: Tân tòng Augustinô.
Các tác giả
Ngoài các ghi chú bổ sung của bản thân, tác phẩm này được cha Haydock xây dựng dựa trên kiến thức tham khảo, trích dẫn từ tác phẩm của các tác giả sau:
A. – Các ghi chú bổ sung của cha Haydock.
B. – Richard Bristow (1538-1581) – Nhà tranh luận Công Giáo, Học giả Kinh Thánh, người Anh.
C. – Antoine Augustin Calmet O.S.B. (1672-1757) – Linh mục, người Pháp.
Ch. – Richard Challoner (1691-1781) – Giám mục hiệu tòa Doberus, Đại diện Tông Tòa (Vicar) giáo khu Luân Đôn, người Anh.
D. – Jean-Baptiste Du Hamel (1624-1706) – Linh mục, Nhà khoa học, người Pháp.
E. – Willem Hessels van Est (1542-1613) – Nhà thần học Công Giáo, người Hà Lan.
J. – Cornelius Jansen (1510-1576) – Giám mục Ghent, Nhà chú giải Kinh Thánh, người Hà Lan (Đừng lầm với Cornelius Jansen (1585-1638), Giám mục Ypres, người khởi xướng một học thuyết sai lạc về Tội nguyên tổ).
M. – Giovanni Stefano Menochio S.J. (1575-1655) – Linh mục, Học giả Kinh Thánh, người Ý.
Po. – Matthew Poole (1624-1679) – Nhà thần học, Nhà chú giải Kinh Thánh, người Anh.
P. – Charles Walmesley O.S.B. (1722-1797) bút danh Signor Pastorino / Pastorini – Giám mục hiệu tòa Rama, Đại diện Tông Tòa giáo khu Tây Anh, người Anh.
T. – Jacobus Tirinus S.J. (1580-1636) – Linh mục, Học giả Kinh Thánh, người Bỉ.
V. – Henri-François de Vence (1676-1749) – Linh mục, học giả Kinh Thánh, người Pháp.
W. – Thomas Worthington (1549-1627) – Linh mục, người Anh.
Wi. – Robert Witham (1667-1738) – Linh mục, Học giả Kinh Thánh, người Anh.