Giáo Lý Công Giáo
Giáo Lý Công Giáo hay Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo là cuốn giáo lý được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phê chuẩn ngày 25/06/1992 và cho ban hành vào ngày 11/10/1992 nhân kỷ niệm 30 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II. Cuốn sách là “bản trình bày đức tin Hội Thánh và đạo lý Công Giáo, được Thánh Kinh cũng như truyền thống tông đồ và huấn quyền Hội Thánh xác nhận và soi sáng.”
Hình ảnh: Bìa cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo phiên bản Tiếng Anh, tái bản lần thứ hai.
Logo ngoài bìa là hình vẽ phác họa theo bức tranh khắc trên mộ đá trong hang toại đạo Domitilla ở Rôma, vào cuối thế kỷ thứ ba. Hình ảnh người mục tử này có nguồn gốc từ lương dân, được Kitô hữu thời đó lấy lại để diễn tả việc an nghỉ và niềm hạnh phúc mà linh hồn những người quá cố tìm được trong đời sống vĩnh cửu.
Hình ảnh đó cũng gợi lên một số khía cạnh đặc trưng của Sách Giáo Lý này: Đức Kitô, vị Mục Tử Nhân Lành dẫn dắt và bảo vệ tín hữu (con chiên) bằng quyền năng của Người (cây gậy), lôi cuốn họ bằng khúc nhạc du dương của chân lý (sáo bè), và cho họ an nghỉ dưới bóng “cây sự sống”, là cây Thánh giá cứu chuộc mà Người dùng để mở cửa thiên đàng.
Lưu ý: SÁCH GIÁO LÝ này sử dụng bản dịch Thánh Kinh của Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ, với đôi chút thay đổi, khi cần thiết, cho phù hợp với văn mạch.
Nội dung số 2267 về án tử hình đã được sửa lại theo đề xuất của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin và đã được ĐGH Phanxicô chuẩn y ngày 11/05/2018.
Hướng dẫn:
Ở mỗi chương mục, nếu có các chú thích được đánh số, anh chị em vui lòng nhấn vào số thứ tự để xem nội dung và nhấn lại một lần nữa để trở lại bản văn.
Mục lục sách Giáo Lý Công Giáo
TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM (KHO TÀNG ĐỨC TIN)
PHẦN THỨ NHẤT: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN (26-1065)
ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)
CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)
CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)
Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)
Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)
CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)
Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)
ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KITÔ GIÁO (185-1065)
CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)
Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)
Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)
Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)
Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)
CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊSU KITÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)
Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)
Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)
Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh” (484-511)
Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Kitô (512-570)
Tiết 1: Chúa Giêsu và Ítraen (574-594)
Tiết 2: Chúa Giêsu “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)
Tiết 3: Chúa Giêsu Kitô được “táng xác” (624-630)
Mục 5: Chúa Giêsu Kitô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)
Tiết 1: Đức Kitô “xuống ngục tổ tông” (632-637)
Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)
Mục 6: Chúa Giêsu “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)
Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)
CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)
Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)
Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)
Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)
Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)
Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)
Tiết 4: Các Kitô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)
Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]
Tiết 6: Đức Maria - Mẹ Đức Kitô, Mẹ Hội Thánh (963-975)
Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)
Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)
Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)
PHẦN THỨ HAI: CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KITÔ GIÁO (1066-1690)
ĐOẠN THỨ NHẤT: NHIỆM CỤC BÍ TÍCH (1076-1209)
CHƯƠNG I: MẦU NHIỆM VƯỢT QUA TRONG THỜI ĐẠI CỦA HỘI THÁNH (1077-1134)
Mục 1: Phụng vụ - Công trình của Ba Ngôi Chí Thánh (1077-1112)
Mục 2: Mầu nhiệm Vượt Qua trong các bí tích của Hội Thánh (1113-1134)
CHƯƠNG II: CỬ HÀNH MẦU NHIỆM VƯỢT QUA TRONG CÁC BÍ TÍCH (1135-1209)
Mục 1: Cử hành phụng vụ của Hội Thánh (1136-1199)
Mục 2: Nhiều phụng vụ khác nhau và một mầu nhiệm duy nhất (1200-1209)
ĐOẠN THỨ HAI: BẢY BÍ TÍCH CỦA HỘI THÁNH (1210-1690)
CHƯƠNG I: CÁC BÍ TÍCH KHAI TÂM KITÔ GIÁO (1212-1419)
Mục 1: Bí tích Rửa Tội (1213-1284)
Mục 2: Bí tích Thêm Sức (1285-1321)
Mục 3: Bí tích Thánh Thể (1322-1419)
CHƯƠNG II: CÁC BÍ TÍCH CHỮA LÀNH (1420-1532)
Mục 4: Bí tích Thống Hối và Giao Hòa (1422-1498)
Mục 5: Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân (1499-1532)
CHƯƠNG III: CÁC BÍ TÍCH PHỤC VỤ SỰ HIỆP THÔNG (1533-1666)
Mục 6: Bí tích Truyền Chức Thánh (1536-1600)
Mục 7: Bí tích Hôn Phối (1601-1666)
CHƯƠNG IV: NHỮNG CỬ HÀNH PHỤNG VỤ KHÁC (1667-1690)
Mục 1: Các á bí tích (1667-1679)
Mục 2: An táng theo nghi thức Kitô Giáo (1680-1690)
PHẦN THỨ BA: ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KITÔ (1691-2557)
ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)
CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)
Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)
Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)
Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)
Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)
Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)
Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)
Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)
CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)
Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)
Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)
Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)
CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)
Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)
Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)
Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)
ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)
Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)
Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)
Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)
CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)
Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)
Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)
Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)
Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)
Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)
Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)
Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)
PHẦN THỨ TƯ: KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO (2558-2865)
ĐOẠN THỨ NHẤT: KINH NGUYỆN TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU (2558-2758)
CHƯƠNG I: MẶC KHẢI VỀ CẦU NGUYỆN (2566-2649)
Mục 1: Trong Cựu Ước (2568-2597)
Mục 2: Khi thời gian viên mãn (2598-2622)
Mục 3: Trong thời của Hội Thánh (2623-2649)
CHƯƠNG II: TRUYỀN THỐNG CẦU NGUYỆN (2650-2696)
Mục 1: Những nguồn mạch của kinh nguyện (2652-2662)
Mục 2: Con đường cầu nguyện (2663-2682)
Mục 3: Những người hướng dẫn cầu nguyện (2683-2696)
CHƯƠNG III: ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN (2697-2758)
Mục 1: Những cách diễn đạt việc cầu nguyện (2700-2724)
Mục 2: Cuộc chiến đấu của việc cầu nguyện (2725-2745)
Mục 3: Lời cầu nguyện trong Giờ của Chúa Giêsu (2746-2758)
ĐOẠN THỨ HAI: LỜI KINH CỦA CHÚA: KINH LẠY CHA (2759-2865)
Mục 1: “Bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng” (2761-2776)
Mục 2: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” (2777-2802)
Mục tiêu và mục đích của Sách Giáo lý
Sách Giáo Lý này chủ yếu được dành cho các vị có trách nhiệm dạy giáo lý: trước hết là các Giám mục, trong tư cách là thầy dạy đức tin và Mục tử của Hội Thánh. Sách được trao cho các ngài như một dụng cụ giúp các ngài chu toàn nhiệm vụ dạy dỗ Dân Thiên Chúa. Qua các Giám mục, sách được gửi đến những người soạn sách giáo lý, đến các linh mục và các giáo lý viên. Đọc sách này cũng sẽ hữu ích cho mọi Kitô hữu khác. — Số 12
Sách Giáo Lý này không có ý định thay thế các sách giáo lý địa phương được phê chuẩn bởi giáo quyền, bởi các Giám mục giáo phận và các Hội Đồng Giám Mục, nhất là khi đã được Tòa Thánh phê chuẩn. Sách này có ý khích lệ và giúp soạn thảo những sách giáo lý mới ở từng địa phương theo những hoàn cảnh và văn hóa khác nhau, nhưng vẫn lưu tâm gìn giữ sự hợp nhất trong đức tin và lòng trung thành với đạo lý công giáo. — Trích Tông hiến Fidei Depositum
Những chỉ dẫn thực hành cho việc sử dụng
Số 18-22:
Sách Giáo Lý này được coi là một bản trình bày mạch lạc về toàn bộ đức tin công giáo. Vậy phải đọc sách này như một khối thống nhất. Qua các chỉ dẫn ghi ngoài lề bản văn (những con số in nhỏ quy chiếu đến những đoạn văn khác cùng một chủ đề) và qua bảng mục lục phân tích được đặt ở cuối sách, người đọc có thể thấy được sự liên hệ của mỗi chủ đề với toàn bộ đức tin.
Thường các đoạn văn Thánh Kinh không được trích nguyên văn, nhưng chỉ ghi xuất xứ ở cước chú (bằng ký hiệu “X.”). Để hiểu các đoạn văn ấy cách sâu xa hơn, cần phải tìm đến chính các bản văn. Các tham chiếu Thánh Kinh này là công cụ làm việc cho việc dạy giáo lý.
Những đoạn in chữ nhỏ ở một số chỗ là những ghi chú về mặt sử học, minh giáo, hoặc là những trình bày bổ sung về tín lý.
Các đoạn trích dẫn in chữ nhỏ, trích từ tác phẩm của các Giáo phụ, các bản văn phụng vụ, các văn kiện của Huấn quyền và từ Hạnh các Thánh, được dùng để làm phong phú thêm cho việc trình bày giáo lý. Những bản văn ấy được chọn thường để sử dụng trực tiếp trong việc dạy giáo lý.
Cuối mỗi nội dung có chung đề tài, có một số câu ngắn gọn tóm lược các điểm chính yếu của giáo lý. Những câu Tóm Lược ấy nhằm đề xuất những công thức tổng hợp và dễ nhớ, cho việc dạy giáo lý ở các địa phương.
Những thích nghi cần thiết khi đọc
Số 23, 24:
Sách Giáo Lý này nhấn mạnh việc trình bày giáo lý. Sách nhằm mục đích giúp hiểu biết đức tin cách sâu xa hơn. Nhờ đó, đức tin được trưởng thành, đâm rễ sâu hơn vào cuộc sống và chiếu tỏa trong đời sống chứng nhân.
Chính vì nhằm mục đích đó, Sách Giáo Lý này không tìm cách đưa ra những thích nghi, trong cách trình bày giáo lý cũng như những phương pháp dạy giáo lý, theo những đòi hỏi do khác biệt về văn hóa, tuổi tác, mức trưởng thành tinh thần, tập quán xã hội và giáo hội, nơi những người học giáo lý. Những thích nghi cần thiết ấy là việc của các sách giáo lý địa phương, và nhất là của những vị giảng dạy các Kitô hữu.
“Người có nhiệm vụ giảng dạy, phải trở nên tất cả cho mọi người, để chinh phục mọi người cho Đức Kitô...” (1 Cr 9,22). Và đừng nghĩ rằng những người được giao cho mình, về đức tin, chỉ là một loại người duy nhất, cho nên có thể giảng dạy bằng một đường lối và phương pháp, và có thể hướng dẫn mọi tín hữu đến lòng đạo chân thật theo cùng một cách như nhau: nhưng vì có một số người giống như trẻ sơ sinh, một số khác đang bắt đầu lớn lên trong Đức Kitô, một số khác nữa một cách nào đó đã trưởng thành, nên cần phải cẩn thận xem ai cần sữa, ai cần thức ăn cứng hơn... Đó là điều Thánh Tông Đồ đã truyền cho những ai được gọi vào tác vụ này, để khi dạy các mầu nhiệm đức tin và các quy luật sống, họ biết thích nghi với tinh thần và trí hiểu của người nghe.”
Nội dung nguyên văn từ cuốn Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo - bản dịch của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (2009).
Ngoài ra, nội dung số 2267 về án tử hình đã được cập nhật. Trong buổi yết kiến ngày 11/05/2018 dành cho Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ký, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chuẩn y bản dự thảo mới của số 2267 trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, chấp thuận cho bản văn này được dịch sang các ngôn ngữ khác nhau và đưa vào trong mọi ấn bản của Sách Giáo Lý. Chi tiết:
Bản cũ:
Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh, sau khi đã xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, không loại trừ việc kết án tử hình, nếu đây là con đường khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm cách bất công.
Tuy nhiên, nếu các phương tiện không đổ máu đã đủ để bảo vệ và che chở sự an toàn của các nhân vị khỏi kẻ xâm phạm, thì nhà cầm quyền chỉ nên dùng những phương tiện này, vì chúng đáp ứng tốt hơn cho những hoàn cảnh cụ thể của công ích và phù hợp hơn với phẩm giá của nhân vị.
Thật ra, trong thời đại chúng ta, vì Nhà Nước có nhiều khả năng để chế ngự tội ác cách hữu hiệu, làm cho kẻ đã phạm tội không còn khả năng tác hại, mà không tước đoạt cách vĩnh viễn khả năng chuộc tội của họ, nên những trường hợp tuyệt đối cần thiết phải khử trừ phạm nhân, “từ nay sẽ rất hiếm, nếu không muốn nói là trong thực tế không còn nữa.” (ĐGH Gioan Phaolô II, Thông điệp Evangelium vitae, 56: AAS 87 (1995) 464.)
Bản mới:
Việc chính quyền hợp pháp sử dụng án tử hình, sau khi đã xét xử công minh, từ lâu đã được xem như một giải pháp xứng hợp với tính trầm trọng của một số tội ác, và một phương thế bảo vệ công ích có thể chấp nhận được, dù rất khắc nghiệt.
Tuy nhiên ngày nay, chúng ta ngày càng ý thức rằng phẩm giá của con người không bị mất đi ngay cả sau khi họ đã phạm những tội ác rất trầm trọng. Hơn nữa, một sự hiểu biết mới mẻ về ý nghĩa của các án phạt hình sự được nhà nước áp dụng đã rõ nét hơn. Sau cùng, những hệ thống cầm tù hữu hiệu hơn đã được phát triển, bảo đảm quyền an ninh của công dân, nhưng đồng thời cũng không tước đi cách vĩnh viễn khả năng hoán cải của phạm nhân.
Vì thế, trong ánh sáng của Tin Mừng, Giáo hội dạy rằng “án tử hình là không thể chấp nhận vì án phạt này là sự tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người”; (ĐGH Phanxicô, Diễn văn dành cho các tham dự viên cuộc gặp gỡ do Hội đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Việc Tân Phúc Âm Hóa tổ chức (11-10-2017): L’Osservatore Romano (13-10-2017), 5.) Giáo hội quyết tâm hoạt động nhằm khuyến khích việc loại bỏ án tử hình trên khắp thế giới.
Thông tin thêm: Việc đổi mới số 2267 trong sách Giáo lý Giáo hội Công Giáo về án tử hình
Sau cùng, vì biết rằng không thể tránh khỏi sai sót trong quá trình sao chép và đăng tải, con kính mong anh chị em góp ý và báo lỗi giúp con theo link hoặc địa chỉ mail cuối trang web, để bản văn trực tuyến của Sách Giáo Lý này ngày một hoàn thiện hơn. Con xin chân thành cảm ơn!