Mục 2: Nhiều phụng vụ khác nhau và một mầu nhiệm duy nhất (1200-1209)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

Các truyền thống phụng vụ và tính công giáo của Hội Thánh (1200-1203)

12002625

Từ cộng đoàn tiên khởi ở Giê-ru-sa-lem cho đến ngày Đức Ki-tô ngự đến, các Giáo Hội của Thiên Chúa, trung thành với đức tin tông truyền, đều cử hành ở mọi nơi cùng một mầu nhiệm Vượt Qua. Mầu nhiệm được cử hành trong phụng vụ, chỉ là một, nhưng những hình thức của việc cử hành mầu nhiệm đó thì khác nhau.

12012663, 1158

Mầu nhiệm Đức Ki-tô phong phú khôn lường đến nỗi không một truyền thống phụng vụ nào có thể diễn tả trọn vẹn được. Lịch sử hình thành và phát triển các nghi lễ này cho thấy chúng bổ túc cho nhau một cách kỳ diệu. Khi các Giáo Hội sống những truyền thống phụng vụ này trong sự hiệp thông đức tin và hiệp thông các bí tích của đức tin, các Giáo Hội đó đã làm phong phú cho nhau và lớn lên trong sự trung thành với Thánh Truyền và với sứ vụ chung của toàn thể Hội Thánh.73

1202814, 1674, 835, 1937

Các truyền thống phụng vụ khác nhau đã được khai sinh vì chính sứ vụ của Hội Thánh. Các Giáo Hội trong cùng một khu vực địa dư và văn hóa đã cử hành mầu nhiệm Đức Ki-tô bằng những cách diễn tả đặc biệt, đặc trưng về văn hóa: trong việc lưu truyền “kho tàng Đức Tin”,74 trong các biểu tượng phụng vụ, trong việc tổ chức hiệp thông huynh đệ, trong sự hiểu biết thần học về các mầu nhiệm và trong các điển hình của sự thánh thiện. Như vậy, nhờ đời sống phụng vụ của từng Giáo Hội, Đức Ki-tô, Đấng là Ánh Sáng và Ơn Cứu Độ cho muôn dân, được biểu lộ cho dân tộc và nền văn hóa mà Hội Thánh được sai đến và đã bén rễ vào đó. Hội Thánh có đặc tính Công Giáo: Hội Thánh có thể hội nhập vào sự duy nhất của mình tất cả những sự phong phú đích thực của các nền văn hóa, sau khi đã thanh tẩy chúng.75

1203

Các truyền thống phụng vụ, hoặc các nghi lễ, ngày nay đang được sử dụng trong Hội Thánh là nghi lễ La-tinh (chủ yếu là nghi lễ Rô-ma, nhưng cũng có các nghi lễ của một số Giáo Hội địa phương như nghi lễ thánh Ambrôsiô, hoặc nghi lễ của một số dòng tu), và các nghi lễ Byzantinô, Alexandrinô hoặc Copticô, Syriacô, Armêniô, Marônita và Chalđêô. “Trung thành vâng theo truyền thống, thánh Công đồng tuyên bố rằng Mẹ Hội Thánh coi tất cả các nghi lễ đã được chính thức công nhận đều bình đẳng trên pháp lý và được tôn trọng như nhau, lại muốn các nghi lễ ấy được duy trì trong tương lai và được cổ võ bằng mọi cách.”76

Phụng vụ và các nền văn hóa (1204-1206)

12042684, 854, 1232, 2527

Vì vậy, việc cử hành phụng vụ phải phù hợp với tinh thần và văn hóa của các dân tộc khác nhau.77 Để mầu nhiệm của Đức Ki-tô được loan báo “cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa” (Rm 16,26), thì mầu nhiệm đó phải được loan báo, cử hành và sống trong tất cả các nền văn hóa, sao cho mầu nhiệm Đức Ki-tô không xóa bỏ, nhưng cứu chuộc và kiện toàn các nền văn hóa đó.78 Đông đảo các con cái Thiên Chúa cùng với nền văn hóa nhân loại riêng của họ và nhờ nền văn hóa đó, một nền văn hóa đã được Đức Ki-tô đón nhận và biến đổi, đã đến với Chúa Cha, để tôn vinh Ngài trong một Thần Khí duy nhất.

12051125

“Phải lưu ý rằng trong phụng vụ, nhất là trong phụng vụ các bí tích, có một phần bất biến, vì do Chúa thiết lập, mà Hội Thánh là người canh giữ, và những phần có thể thay đổi, mà Hội Thánh có quyền, và đôi khi có bổn phận thích nghi với các nền văn hóa của các dân tộc mới đón nhận Tin Mừng.”79

1206

“Sự đa dạng của phụng vụ có thể là nguồn mạch của sự phong phú, nhưng cũng có thể gây ra những căng thẳng, những hiểu lầm lẫn nhau và thậm chí những vụ ly giáo. Trong lãnh vực này, hiển nhiên là sự đa dạng không được làm tổn thương sự hợp nhất, và sự đa dạng đó chỉ có thể được diễn tả nhờ lòng trung thành đối với đức tin chung, đối với các dấu chỉ bí tích mà Hội Thánh đã nhận từ Đức Ki-tô, và đối với sự hiệp thông phẩm trật. Sự thích nghi với các nền văn hóa đòi phải hối cải nội tâm, và nếu cần, phải đoạn tuyệt với những thói quen lâu đời không phù hợp với đức tin công giáo.”80

Tóm lược (1207-1209)

1207

Việc cử hành phụng vụ nên được diễn tả trong nền văn hóa của dân mà Hội Thánh đang hiện diện, nhưng không được lệ thuộc vào đó. Mặt khác, phụng vụ cũng có vai trò khai sinh và đào tạo các nền văn hóa.

1208

Các truyền thống phụng vụ khác nhau, hay các nghi lễ, được chính thức công nhận, vì chúng biểu thị và thông hiệp cùng một mầu nhiệm của Đức Ki-tô, biểu lộ tính công giáo của Hội Thánh.

1209

Tiêu chuẩn bảo đảm cho sự duy nhất giữa sự đa dạng của các truyền thống phụng vụ, là sự trung thành với truyền thống Tông Đồ, nghĩa là: hiệp thông trong đức tin và các bí tích do các Tông Đồ truyền lại, sự hiệp thông này được biểu thị và bảo đảm nhờ việc kế nhiệm Tông Đồ.


Chú thích

73 X. ĐGH Phao-lô VI, Tông huấn Evangelii nuntiandi, 63-64: AAS 68 (1976) 53-55.

74 X. 2 Tm 1,14.

75 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 23: AAS 57 (1965) 28-29; Id., Sắc lệnh Unitatis redintegratio, 4: AAS 57 (1964) 95.

76 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 4: AAS 56 (1964) 98.

77 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 37-40: AAS 56 (1964) 110-111.

78 X. ĐGH Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Catechesi tradendae, 53: AAS 71 (1979) 1319-1321.

79 ĐGH Gio-an Phao-lô II, Tông thư Vicesimus quintus annus, 16: AAS 81 (1989) 912-913; x. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 21: AAS 56 (1964) 105-106.

80 ĐGH Gio-an Phao-lô II, Tông thư Vicesimus quintus annus, 16: AAS 81 (1989) 913.

Scroll to Top