Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

I. Các mối phúc (1716-1717)

17162546

Các mối phúc là trung tâm lời rao giảng của Chúa Giê-su. Việc công bố các mối phúc là lặp lại các lời hứa đã được ban cho dân Chúa chọn khởi từ tổ phụ Áp-ra-ham. Các mối phúc kiện toàn các lời hứa này, bằng cách không còn chỉ hướng đến việc thừa hưởng một mảnh đất nữa, nhưng là hướng đến Nước Trời:

“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.

Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.

Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,3-12).

1717459, 1820

Các mối phúc phác họa dung mạo của Chúa Giê-su Ki-tô và mô tả tình yêu của Người; chúng diễn tả ơn gọi của các tín hữu, những người được đồng phận trong vinh quang của cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người; chúng minh họa những hành động và thái độ đặc trưng của đời sống Ki-tô Giáo; chúng là những lời hứa nghịch lý, nâng đỡ niềm hy vọng trong những lúc gian truân; chúng loan báo cho các môn đệ những phúc lành và ân thưởng đã được quyết định tuy còn ẩn khuất; chúng đã được khởi đầu trong đời sống của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a và của tất cả các Thánh.

II. Ước muốn hạnh phúc (1718-1719)

171827, 1024, 2541

Các mối phúc đáp ứng khao khát tự nhiên là được hạnh phúc. Khao khát này có nguồn gốc thần linh; Thiên Chúa đã đặt niềm khao khát đó trong trái tim con người để lôi kéo họ đến với Ngài, Đấng duy nhất có thể làm thỏa mãn sự khao khát này:

“Chắc chắn mọi người chúng ta đều muốn sống hạnh phúc; và trong dòng giống loài người, không ai không đồng ý với điều này, cả trước khi nó được phát biểu cách rõ ràng.”16

“Lạy Chúa, con phải tìm Chúa thế nào? Quả thật, khi con tìm Chúa là Thiên Chúa của con, là con tìm đời sống hạnh phúc. Con muốn tìm Chúa, để linh hồn con được sống. Vì thân xác con sống nhờ linh hồn con và linh hồn con sống nhờ Chúa.”17

“Chỉ có Thiên Chúa mới làm no thỏa.”18

17191950

Các mối phúc cho thấy mục tiêu của sự hiện hữu nhân linh, mục đích tối hậu của các hành vi nhân linh: Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đến hưởng vinh phúc riêng của Ngài. Ơn gọi này được gửi cho từng người một cách cá vị, nhưng cũng cho toàn thể Hội Thánh, là dân mới của những người đón nhận lời hứa và sống trong lòng tin vào lời hứa đó.

III. Vinh phúc Ki-tô Giáo (1720-1724)

17201027

Tân Ước dùng nhiều kiểu nói để diễn tả vinh phúc mà Thiên Chúa kêu gọi con người đến hưởng:

— sự ngự đến của Nước Thiên Chúa;19

— sự nhìn thấy Thiên Chúa: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8);20

— vào hưởng niềm vui của Chúa;21

— vào chốn yên nghỉ của Thiên Chúa:22

“Ở đó chúng ta sẽ yên nghỉ và chiêm ngắm, chúng ta sẽ chiêm ngắm và yêu mến, chúng ta sẽ yêu mến và ca ngợi. Đó sẽ là cùng đích vô tận. Vậy chúng ta còn có cùng đích nào khác, nếu không phải là đạt tới Nước vô cùng vô tận?”23

1721260

Thiên Chúa đã đặt chúng ta ở trần gian để chúng ta nhận biết Ngài, phục vụ Ngài và yêu mến Ngài để như vậy chúng ta đạt tới thiên đàng. Vinh phúc làm cho chúng ta “được thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4) và sự sống muôn đời.24 Với vinh phúc này, con người bước vào vinh quang của Đức Ki-tô25 và vào vui hưởng sự sống của Chúa Ba Ngôi.

17221028, 294

Vinh phúc như vậy vượt quá sự hiểu biết và sức lực riêng của con người. Vinh phúc đó được ban do hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Vì vậy, nó được gọi là siêu nhiên, cũng như ân sủng chuẩn bị con người vào vui hưởng Thiên Chúa.

“‘Phúc thay những người có trái tim trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa’. Nhưng vì sự cao cả và vinh quang khôn tả của Ngài, nên ‘không ai trông thấy Ngài mà còn sống được’, tuy nhiên, Chúa Cha, Đấng không thể đạt thấu, do tình yêu và lòng nhân hậu của Ngài, và bởi vì Ngài có thể làm được mọi sự, cũng đã ban cho những ai yêu mến Ngài điều này, là được nhìn thấy Ngài: vì ‘những gì đối với loài người là không thể được, thì đối với Thiên Chúa lại là có thể’.”26

17232519, 227

Vinh phúc được hứa ban đặt chúng ta trước những lựa chọn luân lý có tính quyết định. Vinh phúc đó mời gọi chúng ta thanh luyện trái tim khỏi những bản năng xấu và tìm kiếm tình yêu của Thiên Chúa trên hết mọi sự. Nó dạy chúng ta biết rằng hạnh phúc thật không cốt tại của cải trần thế hoặc tiện nghi, cũng không phải trong vinh quang nhân loại hay quyền lực, cũng không phải trong công trình nhân loại nào, cho dù là hữu ích, như khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật, cũng không ở trong bất cứ tạo vật nào, nhưng duy chỉ ở nơi Thiên Chúa, là nguồn mạch mọi điều thiện hảo và mọi tình yêu:

“Ngày nay, giàu sang là vị thần vĩ đại; nhiều người, hàng lớp người tự nguyện sùng bái vị thần này. Họ đo lường hạnh phúc bằng tài sản; họ đo lường cả sự đáng kính cũng bằng tài sản… Điều đó phát sinh do sự xác tín của chúng ta… theo đó thì có tiền thì mọi sự đều có thể. Vì vậy, giàu sang là một trong những ngẫu tượng của thời đại ngày nay, và danh tiếng là một ngẫu tượng khác… Danh tiếng, được người ta biết đến, có tiếng tăm ở trần gian, đưa đến chỗ chính danh tiếng được coi là điều thiện hảo, là điều thiện hảo cao cả, là đối tượng cho người ta kính trọng… Đó có thể được gọi là sự nổi tiếng trên báo chí.”27

1724

Mười Điều Răn, Bài giảng trên núi và giáo lý của các Tông Đồ mô tả cho chúng ta những con đường dẫn đến Nước Trời. Chúng ta tiến từng bước trên những con đường này qua những hành vi hằng ngày, được nâng đỡ bởi ân sủng của Chúa Thánh Thần. Được sinh sôi nảy nở bằng lời Đức Ki-tô, chúng ta từ từ mang lại hoa trái trong Hội Thánh để tôn vinh Thiên Chúa.28

Tóm lược (1725-1729)

1725

Các mối phúc lặp lại và kiện toàn các lời hứa của Thiên Chúa khởi từ tổ phụ Áp-ra-ham bằng việc quy hướng các lời hứa đó đến Nước Trời. Chúng đáp ứng niềm khao khát hạnh phúc mà Thiên Chúa đã đặt trong trái tim con người.

1726

Các mối phúc dạy chúng ta biết cùng đích tối hậu mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đạt tới: Nước Thiên Chúa, nhìn thấy Thiên Chúa, thông phần bản tính thần linh, sự sống muôn đời, làm con Thiên Chúa và yên nghỉ trong Thiên Chúa.

1727

Vinh phúc được sống muôn đời là hồng ân nhưng không của Thiên Chúa; vinh phúc này, cũng như ân sủng dẫn đưa chúng ta đến đó, đều là hồng ân siêu nhiên.

1728

Các mối phúc đặt chúng ta trước những lựa chọn luân lý có tính quyết định về của cải trần thế; chúng thanh luyện trái tim chúng ta để dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.

1729

Vinh phúc trên trời ấn định những tiêu chuẩn để phân định việc sử dụng của cải trần thế theo Lề luật của Thiên Chúa.


Chú thích

16 Thánh Augustinô, De moribus Ecclesiae catholicae, 1, 3, 4: CSEL 90,6 (PL 32,1312).

17 Thánh Augustinô, Confessiones, 10, 20, 29: CCL 27,170 (PL 32,791).

18 Thánh Tô-ma A-qui-nô, In Symbolum Apostolorum scilicet “Credo in Deum” expositio, c. 15: Opera omnia, v. 27 (Parisiis 1875) 228.

19 X. Mt 4,17.

20 X. 1 Ga 3,2; 1 Cr 13,12.

21 X. Mt 25,21.23.

22 X. Dt 4,7-11.

23 Thánh Augustinô, De civitate Dei, 22, 30: CSEL 40/2, 670 (PL 41,804).

24 X. Ga 17,3.

25 X. Rm 8,18.

26 Thánh I-rê-nê, Adversus haereses, 4, 20, 5: SC 100,638.

27 Gio-an Henri Newman, Discourses addressed to Mixed Congregations, 5 [Saintliness the Standard of Christian Principle] (Westminster 1966) 89-91.

28 X. dụ ngôn Người gieo giống, Mt 13,3-23.

Scroll to Top