Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

“Ngươi hãy nhớ ngày sa-bát, mà coi đó là ngày thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào” (Xh 20,8-10).82 “Ngày sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát. Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát” (Mc 2,27-28).

I. Ngày sa-bát (2168-2173) [346-348]

2168

Điều răn thứ ba của Mười Điều Răn nhắc nhớ sự thánh thiện của ngày sa-bát. “Ngày thứ bảy là một ngày sa-bát; một ngày nghỉ hoàn toàn, dâng Chúa ” (Xh 31,15).

21692057

Khi nói về ngày sa-bát, Sách Thánh nhắc nhớ công trình tạo dựng. “Vì trong sáu ngày, ĐỨC CHÚA đã dựng nên trời đất, biển khơi và muôn loài trong đó, nhưng Ngài đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, ĐỨC CHÚA đã chúc phúc cho ngày sa-bát và coi đó là ngày thánh” (Xh 20,11).

2170

Trong ngày của Chúa, Sách Thánh cũng nhắc lại cuộc tưởng niệm biến cố giải phóng Ít-ra-en khỏi ách nô lệ Ai-cập. “Ngươi hãy nhớ ngươi đã làm nô lệ tại đất Ai-cập và ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, đã dang cánh tay mạnh mẽ uy quyền đưa ngươi ra khỏi đó. Bởi vậy, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi cử hành ngày sa-bát” (Đnl 5,15).

2171

Thiên Chúa ban cho Ít-ra-en ngày sa-bát, để họ giữ làm một dấu chỉ giao ước không thể bị phá vỡ.83 Ngày sa-bát được hiến dâng cho Chúa, là ngày được dành cách thánh thiện để ca ngợi Thiên Chúa, ca ngợi công trình tạo dựng của Ngài và những hành động cứu độ của Ngài dành cho Ít-ra-en.

21722184

Cách hành động của Thiên Chúa là mẫu mực cho cách hành động của con người. Nếu Thiên Chúa “nghỉ xả hơi” ngày thứ bảy (Xh 31,17), thì con người cũng phải “ngưng” lao động, và cho phép để những người khác, nhất là những người nghèo, “lấy lại sức.”84 Ngày sa-bát làm cho các công việc hằng ngày ngưng lại và cho tạm nghỉ ngơi. Đây là ngày phản kháng lại khía cạnh nô lệ của việc lao động và sự sùng kính tiền bạc.85

2173582

Tin Mừng thuật lại nhiều lần Chúa Giê-su bị tố cáo đã vi phạm luật ngày sa-bát. Nhưng Chúa Giê-su không bao giờ xúc phạm sự thánh thiện của ngày này.86 Người dùng uy quyền giải thích ý nghĩa đích thực của ngày này: “Ngày sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát” (Mc 2,27). Với lòng nhân từ, Đức Ki-tô cho mình thẩm quyền “làm điều lành chứ không phải điều dữ, cứu sống chứ không giết chết” trong ngày sa-bát.87 Ngày sa-bát là ngày của lòng thương xót của Thiên Chúa và là ngày tôn vinh Thiên Chúa.88 “Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát” (Mc 2,28).

“Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ” (Tv 118,24).

II. Ngày của Chúa (2174-2188)
Ngày Phục sinh: Công trình tạo dựng mới (2174)

2174638, 349

Chúa Giê-su đã sống lại từ cõi chết vào “ngày thứ nhất trong tuần” (Mc 16,2).89 Vì là “ngày thứ nhất”, nên ngày Phục sinh của Đức Ki-tô nhắc nhớ công trình tạo dựng lần thứ nhất. Vì là “ngày thứ tám” liền sau ngày sa-bát,90 nên mang ý nghĩa một công trình tạo dựng mới đã được khai mở với sự Phục sinh của Đức Ki-tô. Đối với các Ki-tô hữu, ngày này trở thành ngày thứ nhất của mọi ngày, ngày lễ thứ nhất của mọi ngày lễ, ngày của Chúa (Hè kuriakè hèmera, dies dominica), ngày “Chúa nhật”:

“Vào ngày của mặt trời, tất cả chúng tôi tụ họp nhau, bởi vì đó là ngày thứ nhất [liền sau ngày sa-bát Do-thái, nhưng cũng là ngày thứ nhất], ngày mà Thiên Chúa đưa vật chất ra khỏi tối tăm để tạo dựng trần gian, và bởi vì Chúa Giê-su Ki-tô Đấng Cứu Độ chúng tôi, cũng cùng ngày đó, đã sống lại từ cõi chết.”91

Ngày Chúa nhật – sự hoàn thành ngày sa-bát (2175-2176)

21751166

Ngày Chúa nhật khác biệt rõ ràng với ngày sa-bát. Đối với các Ki-tô hữu, các lề luật phụng vụ của ngày sa-bát được áp dụng vào ngày Chúa nhật là ngày tiếp nối ngày sa-bát mỗi tuần, xét về mặt thời gian. Trong cuộc Vượt Qua của Đức Ki-tô, ngày Chúa nhật hoàn thành ý nghĩa thiêng liêng của ngày sa-bát Do-thái, và loan báo sự an nghỉ muôn đời của con người trong Thiên Chúa. Thật vậy, phụng tự của Lề luật đã chuẩn bị cho mầu nhiệm của Đức Ki-tô, và điều gì đã được thực hiện trong phụng tự đó đều phác họa một nét nào đó quy hướng về Đức Ki-tô:92

“Những ai sống theo luật cũ, nay đạt tới niềm hy vọng mới, họ không còn giữ ngày sa-bát nữa, nhưng sống theo ngày của Chúa, vì trong ngày đó đời sống chúng ta được khởi đầu nhờ Người và nhờ cái chết của Người.”93

2176

Việc cử hành ngày Chúa nhật tuân theo quy định luân lý tự nhiên đã được ghi khắc trong trái tim con người, qua đó “quy định việc phụng tự bên ngoài dâng lên Thiên Chúa như dấu chỉ của một lợi ích chung liên quan đến mọi người.”94 Việc phụng tự ngày Chúa nhật hoàn thành mệnh lệnh luân lý của Giao Ước cũ, lấy lại chu kỳ và tinh thần của luật đó, bằng cách hàng tuần tôn vinh Đấng Tạo hóa và Đấng Cứu Chuộc của dân Ngài.

Thánh lễ ngày Chúa nhật (2177-2179)

21771167, 2043

Việc giữ ngày Chúa nhật và cử hành bí tích Thánh Thể của Chúa là trung tâm của đời sống Hội Thánh. “Theo truyền thống tông đồ, mầu nhiệm Vượt Qua được cử hành trong ngày Chúa nhật, ngày đó phải được giữ như là ngày lễ buộc chính yếu trong Hội Thánh toàn cầu.”95

“Và cũng phải giữ như là ngày lễ buộc chính yếu những ngày lễ Sinh Nhật Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, lễ Hiển Linh, lễ Thăng Thiên, lễ Mình và Máu Rất Thánh Đức Ki-tô, lễ thánh Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, lễ thánh Giu-se, lễ hai thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô, và sau cùng là lễ các Thánh.”96

21781343

Từ thời các Tông Đồ, các Ki-tô hữu đã có thói quen tập họp nhau ngày Chúa nhật.97 Thư gửi tín hữu Do-thái nhắc nhớ rằng: “Chúng ta đừng bỏ các buổi hội họp như vài người quen làm, trái lại phải khuyến khích nhau” (Dt 10,25).

“Truyền thống còn giữ được một bài huấn đức vẫn luôn hợp thời: “Hãy tới nhà thờ sớm, lại gần Chúa và xưng thú tội lỗi, hãy thống hối bằng kinh nguyện… Tham dự vào phụng vụ thánh đến hết lời nguyện hiệp lễ và đừng ra về trước khi có lời giải tán… Như chúng tôi thường nói: ngày này được ban cho anh em để cầu nguyện và nghỉ ngơi. Đây là ngày Chúa đã tạo nên, ta hãy phấn khởi và mừng vui trong ngày đó.”98

21791567, 2691, 2226

Giáo xứ là một cộng đoàn Ki-tô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo Hội địa phương, và trách nhiệm mục vụ được ủy thác cho cha sở như là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, dưới quyền Giám mục giáo phận.”99 Giáo xứ là nơi mọi tín hữu có thể tập họp để cử hành bí tích Thánh Thể mỗi Chúa nhật. Giáo xứ đưa dân Ki-tô hữu vào sinh hoạt thông thường của đời sống phụng vụ, và tập họp họ để cử hành phụng vụ, giảng dạy cho họ giáo lý cứu độ của Đức Ki-tô; thực thi đức mến của Chúa trong các công việc từ thiện và huynh đệ:100

“Bạn cũng có thể cầu nguyện ở nhà; nhưng quả thật, bạn không thể cầu nguyện như ở nhà thờ được, vì ở nhà thờ có đông người, đồng thanh kêu lên Thiên Chúa… Ở nhà thờ còn có điều hơn nữa, đó là sự đồng tâm nhất trí, có dây liên kết của đức mến và kinh nguyện của các linh mục.”101

Nghĩa vụ giữ ngày Chúa nhật (2180-2183)

21802042, 1389

Một điều răn của Hội Thánh xác định Luật của Chúa và quy định một cách cụ thể: “Các tín hữu buộc phải tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc khác.”102 “Người nào tham dự Thánh lễ theo nghi thức Công Giáo trong chính ngày lễ hoặc chiều ngày áp lễ ở bất cứ nơi nào, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ.”103

2181

Bí tích Thánh Thể ngày Chúa nhật đặt nền tảng và củng cố toàn bộ cuộc sống Ki-tô hữu. Vì vậy, các tín hữu bắt buộc phải tham dự thánh lễ vào các ngày lễ buộc, trừ khi được biện minh bằng một lý do quan trọng (chẳng hạn, bị bệnh, phải chăm sóc trẻ sơ sinh), hay được mục tử riêng của mình miễn chuẩn.104 Ai cố tình vi phạm nghĩa vụ này, là phạm tội cách nghiêm trọng.

2182815

Việc tham dự cuộc cử hành chung bí tích Thánh Thể Chúa nhật là bằng chứng sự liên kết và trung thành với Đức Ki-tô và với Hội Thánh của Người. Như vậy, các tín hữu chứng tỏ sự hiệp thông của mình trong đức tin và đức mến. Họ cùng nhau làm chứng cho sự thánh thiện của Thiên Chúa và cho niềm hy vọng của mình vào ơn cứu độ. Họ làm cho nhau nên vững mạnh dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

2183

“Nếu không thể tham dự việc cử hành Thánh Thể vì thiếu thừa tác viên có chức thánh hay vì bất cứ một lý do nghiêm trọng nào khác, tha thiết khuyên nhủ các tín hữu nên tham dự phụng vụ Lời Chúa được cử hành theo những quy định của Giám mục giáo phận, trong nhà thờ giáo xứ, nếu có, hoặc tại một nơi thánh nào khác, hoặc nên cầu nguyện trong một thời gian thích hợp, cách riêng tư hoặc với gia đình, hoặc với các nhóm gia đình, tùy dịp.”105

Ngày của ân sủng – ngày ngưng lao động (2184-2188)

21842172

Cũng như Thiên Chúa “khi làm xong mọi công việc của Ngài, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi” (St 2,2), đời sống con người cũng được ghi dấu bằng nhịp luân chuyển giữa lao động và nghỉ ngơi. Thể chế về ngày Chúa nhật góp phần khiến mọi người được hưởng một thời gian đầy đủ để nghỉ ngơi và nhàn rỗi, điều đó cho phép họ vun trồng đời sống gia đình, văn hóa, xã hội và tôn giáo của mình.106

21852428

Ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc, các tín hữu phải tránh đừng dấn thân vào các việc lao động hay các hoạt động nào ngăn cản việc phụng tự phải dành cho Thiên Chúa, ngăn cản niềm vui riêng trong ngày của Chúa, ngăn cản việc thực thi các công việc từ thiện và ngăn cản sự thư giãn thích hợp về tinh thần cũng như về thể xác.107 Luật nghỉ ngơi ngày Chúa nhật có thể được miễn chuẩn, khi có những nhu cầu của gia đình hay lợi ích lớn lao của xã hội. Nhưng tín hữu cũng phải coi chừng, đừng để những miễn chuẩn hợp pháp này dẫn đến những thói quen gây thiệt hại cho tôn giáo, cho cuộc sống gia đình hay cho sức khỏe.

“Lòng yêu mến chân lý tìm kiếm sự nhàn rỗi thánh thiện; nhu cầu cấp thiết của lòng yêu mến sẵn sàng đón nhận khó nhọc chính đáng.”108

21862447

Khi hưởng những giờ nhàn rỗi, các Ki-tô hữu nên nhớ đến anh chị em của mình, những người cùng có nhu cầu và quyền lợi như mình, nhưng không thể nghỉ ngơi vì nghèo khó và túng cực. Theo truyền thống đạo đức Ki-tô Giáo, ngày Chúa nhật được dành để làm các việc lành và khiêm tốn phục vụ các bệnh nhân, các người tàn tật và các người già yếu. Các Ki-tô hữu cũng phải thánh hóa ngày Chúa nhật bằng cách dành thời giờ và sự chăm sóc cho gia đình mình và cho các người lân cận, là những điều khó có thể làm trong những ngày trong tuần. Ngày Chúa nhật cũng là thời gian để suy tư, thinh lặng, trau dồi văn hóa và suy niệm, những điều đó giúp cho sự tăng trưởng của đời sống nội tâm Ki-tô hữu.

21872289

Việc thánh hóa các ngày Chúa nhật và lễ trọng đòi hỏi một nỗ lực chung. Mỗi Ki-tô hữu phải tránh bắt những người khác, nếu không cần thiết, làm điều gì khiến họ không thể giữ ngày của Chúa. Khi các tập tục (thể thao, nhà hàng, v.v…) và các nhu cầu xã hội (các dịch vụ công cộng, v.v…) đòi buộc một số người phải lao động ngày Chúa nhật, thì mỗi người vẫn có trách nhiệm phải tìm đủ thời gian để nghỉ ngơi. Với đức tiết độ và đức mến, các tín hữu phải tránh những sự thái quá và bạo lực đôi khi nảy sinh do các cuộc giải trí tập thể. Dù có những nhu cầu cấp bách về kinh tế, công quyền vẫn phải lo cho các công dân có thời gian để nghỉ ngơi và để lo việc phụng tự thần linh. Chủ nhân cũng có bổn phận tương tự đối với các công nhân của mình.

21882105

Khi tôn trọng sự tự do tôn giáo và công ích của mọi người, các Ki-tô hữu phải cố gắng làm cho các ngày Chúa nhật và các ngày lễ của Hội Thánh được luật pháp công nhận. Họ phải nêu gương công khai cho mọi người về việc cầu nguyện, sự tôn trọng và sự vui tươi, và phải bảo vệ các truyền thống của mình như một đóng góp quý báu cho đời sống tinh thần của xã hội nhân loại. Nếu luật pháp của một nước hay những lý do khác bắt buộc phải lao động ngày Chúa nhật, thì trong ngày này, vẫn phải sống như là ngày của sự giải thoát của chúng ta, sự giải thoát khiến chúng ta được tham dự vào “hội vui, dự đại hội giữa các con đầu lòng của Thiên Chúa, là những kẻ đã được ghi tên trên trời” (Dt 12,22-23).

Tóm lược (2189-2195)

2189

“Ngươi hãy giữ ngày sa-bát mà coi đó là ngày thánh” (Đnl 5,12). “Ngày thứ bảy là một ngày sa-bát, một ngày nghỉ hoàn toàn dâng cho ĐỨC CHÚA ” (Xh 31,15).

2190

Ngày sa-bát, vốn là ngày tưởng nhớ việc hoàn thành công trình tạo dựng lần thứ nhất, được thay thế bằng ngày Chúa nhật, là ngày tưởng nhớ công trình tạo dựng mới, được khai mở bằng sự Phục sinh của Đức Ki-tô.

2191

Hội Thánh cử hành ngày Phục sinh của Đức Ki-tô vào ngày thứ tám, được gọi một cách xác đáng là ngày của Chúa hay ngày Chúa nhật.109

2192

“Theo truyền thống tông đồ, mầu nhiệm Vượt Qua được cử hành trong ngày Chúa nhật, ngày đó phải được giữ như là ngày lễ buộc chính yếu trong Hội Thánh toàn cầu.”110 “Các tín hữu buộc phải tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc khác.”111

2193

“Ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc khác, các tín hữu… còn phải kiêng làm việc xác và những công việc gây trở ngại cho việc thờ phượng Thiên Chúa, cho niềm vui riêng trong ngày của Chúa, hoặc cho việc nghỉ ngơi cần thiết của tinh thần và thể xác.”112

2194

Thể chế về ngày Chúa nhật góp phần làm cho “mọi người có đủ thời gian nghỉ ngơi và nhàn rỗi để vun trồng đời sống gia đình, văn hóa, xã hội và tôn giáo.”113

2195

Mỗi Ki-tô hữu phải tránh bắt người khác, nếu không cần thiết, làm điều gì khiến họ không thể giữ ngày Chúa nhật.


Chú thích

82 X. Đnl 5,12-15.

83 X. Xh 31,16.

84 X. Xh 23,12.

85 X. Nh 13,15-22; 2 Sbn 36,21.

86 X. Mc 1,21; Ga 9,16.

87 X. Mc 3,4.

88 X. Mt 12,5; Ga 7,23.

89 X. Mt 28,1; Lc 24,1; Ga 20,1.

90 X. Mc 16,1; Mt 28,1.

91 Thánh Giustinô, Apologia, 1, 67: CA 1,188 (PG 6,429-432).

92 X. 1 Cr 10,11.

93 Thánh I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-khi-a, Epistula ad Magnesios, 9, 1: SC 10bis, 88 (Funk 1,236-238).

94 Thánh Tô-ma A-qui-nô, Summa theologiae, II-II, q. 122, a. 4, c: Ed. Leon. 9, 478.

95 Bộ Giáo Luật, điều 1246,1.

96 Bộ Giáo Luật, điều 1246,1.

97 X. Cv 2,42-46; 1 Cr 11,17.

98 Pseuđô-Êusêbiô thành A-lê-xan-ri-a, Sermo de die Dominica: PG 861,416 và 421.

99 Bộ Giáo Luật, điều 515,1.

100 X. ĐGH Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Christifideles laici, 26: AAS 81 (1989) 437-440.

101 Thánh Gio-an Kim Khẩu, De incomprehensibili Dei natura seu contra Anomoeos, 3, 6: SC 28bis, 218 (PL 48,725).

102 Bộ Giáo Luật, điều 1247.

103 Bộ Giáo Luật, điều 1248,1.

104 X. Bộ Giáo Luật, điều 1245.

105 Bộ Giáo Luật, điều 1248,2.

106 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, 67: AAS 58 (1966) 1089.

107 X. Bộ Giáo Luật, điều 1247.

108 Thánh Augustinô, De civitate Dei, 19, 19: CSEL 402,407 (PL 41,647).

109 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 106: AAS 56 (1964) 126.

110 Bộ Giáo Luật, điều 1246,1.

111 Bộ Giáo Luật, điều 1247.

112 Bộ Giáo Luật, điều 1247.

113 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, 67: AAS 58 (1966) 1089.

Scroll to Top