Mục 3: Những người hướng dẫn cầu nguyện (2683-2696)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

Đông đảo các chứng nhân (2683-2684)

2683956

Những chứng nhân đã đi trước chúng ta vào Nước Thiên Chúa,30 nhất là những vị được Hội Thánh nhìn nhận là “các Thánh”, hiệp thông vào truyền thống sống động của việc cầu nguyện, bằng gương sáng đời sống, bằng việc lưu truyền các văn phẩm và bằng lời cầu nguyện hiện nay của các ngài. Các ngài đang chiêm ngưỡng Thiên Chúa, ca tụng Ngài và không ngừng chăm sóc những người còn ở trần gian. Các ngài, những vị đã đi vào “hưởng niềm vui” của Chúa mình, đã được đặt lên trông coi “nhiều việc.”31 Sự chuyển cầu của các ngài là việc các ngài phục vụ kế hoạch của Thiên Chúa cách cao cả nhất. Chúng ta có thể và phải cầu nguyện để các ngài chuyển cầu cho chúng ta và cho toàn thế giới.

2684917, 919, 1202

Trong mầu nhiệm các Thánh thông công, đã có nhiều đường hướng linh đạo phát sinh suốt dòng lịch sử Hội Thánh. Đặc sủng riêng của từng chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa đối với con người, có thể được truyền lại, như “thần trí” của ông Ê-li-a được truyền lại cho ông Êlisê32 và cho ông Gio-an Tẩy Giả,33 để các môn đệ có thể tham dự vào thần trí ấy.34 Một linh đạo nào đó cũng là kết tinh của những trào lưu phụng vụ và thần học khác nhau, và làm chứng cho sự hội nhập đức tin vào một môi trường nhân văn trong lịch sử. Các linh đạo Ki-tô Giáo tham dự vào truyền thống sống động của việc cầu nguyện và là những hướng dẫn cần thiết cho các tín hữu. Các linh đạo này, tuy rất đa dạng, đều tỏa chiếu ánh sáng tinh tuyền và duy nhất của Chúa Thánh Thần.

“Thần Khí thật sự là nơi lưu ngụ của các Thánh. Thánh nhân cũng là nơi lưu ngụ riêng của Thần Khí, vì thánh nhân đã tự hiến để ở cùng Thiên Chúa và được gọi là đền thờ của Ngài.”35

Thừa tác viên của việc cầu nguyện (2685-2690)

26851657

Gia đình Ki-tô hữu là nơi đầu tiên để dạy cầu nguyện. Được xây dựng trên nền tảng bí tích Hôn phối, gia đình là “Hội Thánh tại gia”, nơi đó các con cái Thiên Chúa học cầu nguyện “với tính cách là Hội Thánh” và kiên trì trong việc cầu nguyện. Đặc biệt với các trẻ nhỏ, kinh nguyện hằng ngày trong gia đình là chứng từ đầu tiên về ký ức sống động của Hội Thánh luôn được Chúa Thánh Thần khơi dậy.

26861547

Các thừa tác viên có chức thánh cũng là những người có trách nhiệm trong việc đào tạo cho anh chị em mình trong Đức Ki-tô biết cầu nguyện. Những người này, là các tôi tớ của vị Mục tử nhân lành, được truyền chức thánh để dẫn dắt dân Thiên Chúa đến các nguồn mạch sống động của việc cầu nguyện: đến Lời Chúa, phụng vụ, đời sống đối thần, đến “Ngày hôm nay” của Thiên Chúa trong những hoàn cảnh cụ thể.36

2687916

Nhiều tu sĩ đã dâng hiến trọn đời để cầu nguyện. Từ sa mạc Ai-cập, các ẩn sĩ, các đan sĩ nam nữ đã dành thời giờ để ca ngợi Thiên Chúa và chuyển cầu cho dân Ngài. Đời sống thánh hiến không thể tồn tại và triển nở nếu không có kinh nguyện. Đời sống này là một trong những nguồn mạch sống động của việc chiêm niệm và đời sống thiêng liêng trong Hội Thánh.

26881674

Việc dạy giáo lý cho thiếu nhi, thiếu niên và người trưởng thành đều hướng tới việc suy gẫm Lời Chúa trong kinh nguyện cá nhân, được hiện tại hóa trong kinh nguyện phụng vụ, và được nội tâm hóa trong mọi lúc, để sinh hoa kết quả trong một đời sống mới. Việc dạy giáo lý cũng là lúc để có thể phân định và giáo dục lòng đạo đức bình dân.37 Việc học thuộc lòng các kinh căn bản rất cần cho đời sống cầu nguyện; nhưng điều quan trọng là phải giúp người ta cảm nhận được ý nghĩa của những kinh nguyện này.38

2689

Các nhóm cầu nguyện hoặc các “trường cầu nguyện” ngày nay là những dấu chỉ và phương tiện để canh tân việc cầu nguyện trong Hội Thánh, nếu được kín múc từ những nguồn mạch đích thực của việc cầu nguyện Ki-tô Giáo. Mối quan tâm đến sự hiệp thông là dấu chỉ của việc cầu nguyện đích thực trong Hội Thánh.

2690

Chúa Thánh Thần ban cho một số tín hữu các ơn khôn ngoan, đức tin và khả năng phân định nhằm phục vụ lợi ích chung là việc cầu nguyện (việc linh hướng). Những người nam cũng như nữ được phúc nhận các ơn này là những thừa tác viên đích thực trong truyền thống sống động của việc cầu nguyện:

Vì vậy, linh hồn nào muốn tiến lên trong sự hoàn thiện, theo lời khuyên của thánh Gio-an Thánh Giá, “phải xem xét kỹ khi chọn vị linh hướng, vì thầy nào trò nấy, cha nào con nấy.” Ngài còn nói: “Vị linh hướng không phải chỉ thông thái và khôn ngoan, nhưng còn phải có kinh nghiệm… Nếu vị linh hướng không có kinh nghiệm về một tinh thần trong sạch và chân thật, thì không biết dẫn dắt linh hồn về tinh thần đó, khi Thiên Chúa ban điều đó cho người này, và vị linh hướng cũng không hiểu được điều đó.”39

Những nơi thuận tiện cho việc cầu nguyện (2691)

26911181, 2097, 1379, 1175, 1674

Nhà Thờ, nhà của Thiên Chúa, là nơi thích hợp cho kinh nguyện phụng vụ của cộng đoàn giáo xứ. Đây còn là nơi đặc biệt để thờ lạy Đức Ki-tô đang hiện diện thật sự trong Bí tích cực thánh. Chọn một nơi thích hợp để cầu nguyện là điều phải quan tâm:

— Để cầu nguyện riêng, nơi này có thể là một “góc cầu nguyện” với Sách Thánh và các ảnh tượng, để chúng ta có thể hiện diện “nơi kín đáo” trước mặt Cha chúng ta.40 Trong gia đình Ki-tô Giáo, một loại nguyện đường nhỏ cũng rất thuận tiện cho việc cầu nguyện chung.

— Những nơi có các đan viện, những cộng đoàn này nên tạo điều kiện để các tín hữu được tham dự các Giờ Kinh phụng vụ, và giúp họ có được sự cô tịch cần thiết để cầu nguyện riêng sốt sắng hơn.41

— Những cuộc hành hương nhắc nhớ chúng ta ở trần gian nhưng đang tiến bước về trời. Theo truyền thống đây là những thời gian rất thích hợp để canh tân việc cầu nguyện. Đối với các khách hành hương đang tìm kiếm cho mình những nguồn mạch sống động, các đền thánh là những nơi đặc biệt để họ, “với tính cách là Hội Thánh”, sống những thể thức cầu nguyện của Ki-tô Giáo.

Tóm lược (2692-2696)

2692

Hội Thánh lữ hành liên kết lời cầu nguyện của mình với lời cầu nguyện của các Thánh, tha thiết nài xin các ngài chuyển cầu cho mình.

2693

Các linh đạo khác nhau của Ki-tô Giáo tham gia vào truyền thống sống động của việc cầu nguyện và là những hướng dẫn rất quý giá cho đời sống thiêng liêng.

2694

Gia đình Ki-tô Giáo là nơi đầu tiên để dạy cầu nguyện.

2695

Các thừa tác viên có chức thánh, đời sống thánh hiến, việc dạy giáo lý, các nhóm cầu nguyện, việc “linh hướng”, là những trợ lực hữu ích cho việc cầu nguyện trong Hội Thánh.

2696

Những nơi thuận tiện nhất để cầu nguyện là những góc cầu nguyện cho cá nhân hay cả gia đình; các đan viện, các đền thánh để hành hương và, nhất là nhà thờ, đối với cộng đoàn giáo xứ, là nơi thích hợp để cầu nguyện phụng vụ và là nơi đặc biệt để tôn thờ Thánh Thể.


Chú thích

30 X. Dt 12,1.

31 X. Mt 25,21.

32 X. 2 V 2,9.

33 X. Lc 1,17.

34 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Sắc lệnh Perfectae caritatis, 2: AAS 58 (1966) 703.

35 Thánh Ba-si-li-ô Cả, Liber de Spiritu Sancto, 26, 62: SC 17bis, 472 (PG 32,184).

36 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 4-6: AAS 58 (1966) 995-1001.

37 X. ĐGH Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Catechesi tradendae, 54: AAS 71 (1979) 1321-1322.

38 X. ĐGH Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Catechesi tradendae, 55: AAS 71 (1979) 1322-1323.

39 Thánh Gio-an Thánh Giá, Llama de amor viva, redactio secunda, stropha 3, declaratio, 30: Biblioteca Mística Carmelitana, v. 13 (Burgos 1931) 171.

40 X. Mt 6,6.

41 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Sắc lệnh Perfectae caritatis, 7: AAS 58 (1966) 705.

Scroll to Top