Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

1749

Sự tự do làm cho con người thành một chủ thể luân lý. Con người, khi hành động một cách có chủ ý, có thể nói được là cha đẻ các hành vi của mình. Các hành vi nhân linh, nghĩa là, các hành vi đã được lựa chọn cách tự do theo phán đoán của lương tâm, đều có tính luân lý: chúng là những hành vi tốt hoặc xấu.

I. Các nguồn mạch của tính luân lý (1750-1754)

1750

Tính luân lý của các hành vi nhân linh tùy thuộc vào:

— đối tượng được lựa chọn;

— mục đích nhắm tới hoặc ý hướng;

— các hoàn cảnh của hành động.

Đối tượng, ý hướng và các hoàn cảnh tạo nên các “nguồn mạch”, còn gọi là các yếu tố cấu thành, của tính luân lý của các hành vi nhân linh.

17511794

Đối tượng được lựa chọn là điều thiện được ý chí chủ ý nhắm tới. Đó là chất liệu của hành vi nhân linh. Đối tượng được lựa chọn xếp loại hành vi của ý chí về mặt luân lý, theo như lý trí nhận biết và phán đoán đối tượng ấy phù hợp hay không phù hợp với điều thiện đích thực. Những quy tắc khách quan của tính luân lý vạch cho thấy trật tự hợp lý về điều tốt và điều xấu, một trật tự được lương tâm xác nhận.

17522520, 1731

Đối diện với đối tượng, ý hướng ở về phía chủ thể hành động. Vì ý hướng là từ nguồn mạch chủ ý của một hành động và xác định hành động đó nhờ mục đích, nên nó là yếu tố căn bản trong việc đánh giá tính luân lý của hành động. Mục đích là điểm đầu tiên của ý hướng và đưa ra mục tiêu mà hành động theo đuổi. Ý hướng là động thái của ý chí hướng tới mục đích; nhắm đến đích điểm của hành động. Ý hướng là việc nhắm tới điều thiện được mong đợi khi bắt đầu hành động. Ý hướng không bị thu hẹp vào việc định hướng cho từng hành động riêng lẻ, nhưng có thể quy hướng nhiều hành động nhắm đến cùng một mục tiêu; ý hướng có thể định hướng cả cuộc đời nhắm đến mục đích tối hậu. Chẳng hạn, một việc phục vụ được thực hiện có mục đích là giúp đỡ người lân cận, nhưng đồng thời nó có thể được linh hứng bởi tình yêu Thiên Chúa, xét như mục đích tối hậu của mọi hành động của chúng ta. Cùng một hành động cũng có thể được gợi hứng do nhiều ý hướng, như phục vụ để nhận được một đặc ân hoặc để khoe khoang.

17532479, 596

Một ý hướng tốt (thí dụ: giúp đỡ người lân cận) không thể làm cho một hành động tự nó là sai trái (như nói dối, nói xấu), trở thành tốt hay đúng. Mục đích không biện minh cho các phương tiện. Như vậy, việc kết án người vô tội không thể được biện minh như một phương tiện hợp pháp để cứu dân. Trái lại, một ý hướng xấu được thêm vào (như tìm hư danh) có thể làm cho một hành vi tự nó có thể là tốt (như việc bố thí41 ) trở thành xấu.

17541735

Các hoàn cảnh, gồm cả những hậu quả, là những yếu tố phụ thuộc của một hành vi luân lý. Chúng góp phần làm gia tăng hay giảm thiểu tính chất tốt hay xấu về mặt luân lý của các hành vi nhân linh (thí dụ số lượng của một vụ ăn cắp nào đó). Chúng cũng có thể làm giảm thiểu hay gia tăng trách nhiệm của tác giả (như hành động vì sợ chết). Tự chúng, các hoàn cảnh không thể thay đổi phẩm chất luân lý của chính các hành vi; chúng không thể làm cho một hành vi tự nó là xấu, có thể trở nên tốt hay đúng.

II. Hành vi tốt và hành vi xấu (1755-1756)

1755

Một hành vi tốt về mặt luân lý đồng thời giả thiết đối tượng, mục đích và các hoàn cảnh đều phải tốt. Mục đích xấu làm hư hoại hành động, mặc dù đối tượng của hành động tự nó là tốt (như cầu nguyện và ăn chay để được người ta trông thấy).

Đối tượng được lựa chọn có thể một mình nó làm cho toàn bộ hành động trở nên xấu. Có những hành động cụ thể – như tội tà dâm – mà việc lựa chọn chúng là luôn luôn sai lầm, bởi vì việc lựa chọn chúng đã bao hàm một sự lệch lạc của ý chí, nghĩa là, một điều xấu luân lý.

17561789

Vì vậy, là sai lầm, nếu thẩm định tính luân lý của các hành vi nhân linh, mà chỉ quan tâm đến ý hướng gợi hứng cho các hành vi đó, hoặc các hoàn cảnh như là “sân khấu” của các hành vi đó (môi trường, áp lực xã hội, sự cưỡng bách hoặc nhu cầu phải hành động…). Có những hành vi, tự nó và trong nó, hoàn toàn độc lập khỏi các hoàn cảnh và các ý hướng, luôn là bất hợp pháp một cách nghiêm trọng do đối tượng của chúng; chẳng hạn lộng ngôn và thề gian, sát nhân và ngoại tình. Không được phép làm điều xấu, để từ đó đạt tới điều tốt.

Tóm lược (1757-1761)

1757

Đối tượng, ý hướng và các hoàn cảnh tạo nên ba “nguồn mạch” của tính luân lý của các hành vi nhân linh.

1758

Đối tượng được lựa chọn xếp loại hành vi của ý chí về mặt luân lý, theo như lý trí nhận biết và phán đoán đối tượng ấy là tốt hay xấu.

1759

“Không việc xấu nào được biện minh bằng ý hướng tốt.”42 Mục đích không biện minh cho các phương tiện.

1760

Một hành vi tốt về mặt luân lý đồng thời giả thiết phải có đối tượng, mục đích và các hoàn cảnh đều tốt.

1761

Có những hành động cụ thể mà việc lựa chọn chúng là luôn luôn sai lầm, bởi vì việc lựa chọn chúng đã bao hàm một sự lệch lạc của ý chí, nghĩa là, một điều xấu luân lý. Không được phép làm điều xấu để từ đó đạt tới điều tốt.


Chú thích

41 X. Mt 6,2-4.

42 Thánh Tô-ma A-qui-nô, In duo praecepta caritatis et in decem Legis praecepta expositio, c. 6: Opera omnia, v. 27 (Parisiis 1875) 149.

Scroll to Top