Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

1762

Nhân vị được quy hướng tới vinh phúc nhờ những hành vi chủ ý của mình: các đam mê hoặc tình cảm mà nó cảm nghiệm, có thể chuẩn bị hoặc góp phần giúp nó đạt tới vinh phúc đó.

I. Các đam mê (1763-1766)

1763

Thuật ngữ “các đam mê” thuộc về gia sản Ki-tô Giáo. Các tình cảm hoặc các đam mê là những cảm xúc, những chuyển biến hay những rung động của sự nhạy cảm, chúng thúc đẩy con người hành động hay không hành động, theo điều được cảm nhận hoặc tưởng tượng là tốt hoặc xấu.

1764368

Các đam mê là những yếu tố tự nhiên của tâm lý con người. Chúng tạo thành nơi chuyển tiếp và bảo đảm mối liên kết giữa đời sống cảm giác và đời sống tinh thần. Chúa chúng ta coi trái tim con người như là nguồn mạch từ đó phát xuất các chuyển biến của đam mê.43

1765

Có nhiều thứ đam mê. Đam mê căn bản nhất là tình yêu, được gợi lên do sự hấp dẫn của điều thiện. Tình yêu gây nên sự khao khát điều thiện mình chưa có và niềm hy vọng đạt được điều thiện đó. Động thái này được hoàn thành trong việc thưởng thức điều thiện đã sở hữu và trong sự vui mừng về điều đó. Sự hiểu biết điều ác gây nên lòng thù ghét, ghê tởm và sợ hãi điều ác sắp đến. Động thái này được hoàn thành trong sự buồn sầu khi điều ác hiện diện, và trong sự phẫn nộ chống lại điều ác đó.

17661704

“Yêu là muốn điều tốt cho một ai đó.”44 Tất cả những tình cảm khác đều bắt nguồn từ động thái gốc này của trái tim con người về điều tốt. Không gì khác được yêu mến trừ điều tốt.45 “Vì vậy, các tình cảm là xấu, nếu là tình yêu xấu, các tình cảm là tốt, nếu là tình yêu tốt.”46

II. Các đam mê và đời sống luân lý (1767-1770)

17671860

Các đam mê, tự chúng, thì không tốt cũng không xấu. Chúng được đánh giá về mặt luân lý tùy theo mức độ chúng lệ thuộc thật sự vào lý trí hoặc ý chí. Các đam mê được gọi là có chủ ý “hoặc khi chúng được điều khiển bởi ý chí, hoặc khi chúng không bị ngăn cản bởi ý chí.”47 Muốn đạt tới sự hoàn hảo của điều thiện về mặt luân lý hay nhân linh, các đam mê phải được điều khiển bởi lý trí.48

17681803, 1865

Những cảm giác mạnh mẽ của tâm hồn không quyết định tính luân lý hay sự thánh thiện của các nhân vị; chúng chỉ là kho chứa vô tận những hình ảnh và tình cảm trong đó đời sống luân lý được diễn tả. Về mặt luân lý, các đam mê là tốt khi đưa đến một hành động tốt, và là xấu trong trường hợp ngược lại. Ý chí ngay thẳng quy hướng các động thái giác quan, mà nó đảm nhận, về điều tốt và về vinh phúc; còn ý chí xấu thì ngả theo các đam mê hỗn loạn và làm cho chúng thêm tồi tệ. Các cảm xúc và cảm giác có thể được thăng hoa thành các nhân đức, hoặc bị thoái hóa thành các thói xấu.

1769

Trong đời sống Ki-tô hữu, chính Chúa Thánh Thần kiện toàn công trình của Ngài, khi động viên toàn bộ nhân vị, kể cả những đau khổ, sợ hãi và buồn phiền của họ, như ta thấy trong cơn hấp hối và cuộc khổ nạn của Chúa. Trong Đức Ki-tô, những tình cảm nhân loại có thể được hoàn tất trong đức mến và vinh phúc thần linh.

177030

Sự trọn hảo về mặt luân lý là con người được động viên hướng tới điều thiện không những bằng ý chí của mình, mà còn bằng sự thích thú giác quan nữa, theo như lời thánh vịnh: “Cả tấm thân con cùng là tấc dạ những hướng lên Chúa Trời hằng sống mà hớn hở reo mừng” (Tv 84,3).

Tóm lược (1771-1775)

1771

Thuật ngữ “đam mê” chỉ những tình cảm hay cảm giác. Nhờ những cảm xúc của mình, con người linh cảm điều tốt hoặc nghi ngờ điều xấu.

1772

Những đam mê chính là yêu và ghét, ước muốn và sợ hãi, vui, buồn và phẫn nộ.

1773

Trong các đam mê, xét như những động thái của cảm giác, không có điều tốt hoặc điều xấu về mặt luân lý. Nhưng nơi chúng có điều tốt hoặc điều xấu về mặt luân lý là do chúng lệ thuộc hay không lệ thuộc vào lý trí và ý chí.

1774

Những cảm xúc và tình cảm có thể được thăng hoa thành các nhân đức, hoặc bị thoái hóa thành các thói xấu.

1775

Sự trọn hảo của điều tốt về mặt luân lý là con người được động viên hướng tới điều thiện không những bằng ý chí, mà còn bằng cả “trái tim” của họ nữa.


Chú thích

43 X. Mc 7,21.

44 Thánh Tô-ma A-qui-nô, Summa theologiae, I-II, q. 26, a. 4, c: Ed. Leon. 6, 190.

45 X. Thánh Augustinô, De Trinitate, 8, 3, 4: CCL 50,271-272 (PL 42,949).

46 Thánh Augustinô, De civitate Dei, 14, 7: CSEL 40/2, 13 (PL 41,410).

47 Thánh Tô-ma A-qui-nô, Summa theologiae, I-II, q. 24, a. 1, c: Ed. Leon. 6, 179.

48 X. Thánh Tô-ma A-qui-nô, Summa theologiae, I-II, q. 24, a. 3, c: Ed. Leon. 6, 181.

Scroll to Top