Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

632

Những xác quyết thường xuyên của Tân Ước, theo đó Chúa Giê-su “trỗi dậy từ cõi chết” (1 Cr 15,20),528 giả thiết là, trước khi Người sống lại, Người đã ở nơi của những người chết.529 Lời rao giảng của các Tông Đồ về việc Chúa Giê-su xuống ngục tổ tông có ý nghĩa đầu tiên này: Chúa Giê-su đã chết giống như mọi người, và linh hồn Người đã xuống với họ, ở nơi của những người chết. Nhưng Người xuống đó với tư cách là Đấng Cứu Độ, để loan báo Tin Mừng cho các vong linh bị cầm giữ ở đó.530

6331033

Thánh Kinh gọi nơi ở của những người chết, mà Đức Ki-tô khi chết đã xuống, là âm phủ, Sheol (tiếng Do-thái) hoặc Hades (tiếng Hy-lạp),531 bởi vì những kẻ ở đó không được nhìn thấy Thiên Chúa.532 Thật vậy, tình trạng của mọi người đã chết, dù họ công chính hay xấu xa, đều như vậy, trong khi mong đợi Đấng Cứu Chuộc,533 điều này không có nghĩa là số phận của họ đều như nhau, như Chúa Giê-su cho thấy trong dụ ngôn anh Lazarô nghèo khổ được đem “vào lòng ông Áp-ra-ham.”534 “Khi xuống ngục tổ tông, Chúa Ki-tô đã giải thoát linh hồn những người công chính đang ở trong lòng ông Áp-ra-ham mà mong đợi Đấng Cứu Độ.”535 Chúa Giê-su không xuống ngục tổ tông để giải thoát những kẻ đã bị kết án536 hoặc để phá hủy địa ngục đọa đày,537 nhưng để giải thoát những người công chính đã đi trước Người.538

634605

“Tin Mừng đã được loan báo ngay cho cả những kẻ chết” (1 Pr 4,6). Việc xuống ngục tổ tông là sự hoàn thành, một cách sung mãn, việc loan báo Tin Mừng cứu độ. Đây là chặng cuối cùng trong sứ vụ làm Đấng Mê-si-a của Chúa Giê-su, trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng trong một ý nghĩa thật hết sức rộng lớn của việc mở rộng công trình cứu chuộc cho mọi người thuộc mọi thời và mọi nơi, bởi vì tất cả những ai được cứu độ đều được tham dự vào công trình Cứu Chuộc.

635

Vì vậy, Đức Ki-tô đã xuống cõi thâm sâu của sự chết539 để “các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa, ai nghe thì sẽ được sống” (Ga 5,25). Chúa Giê-su, “Đấng khơi nguồn sự sống”,540 đã “nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ” (Dt 2,14-l5). Từ nay, Đức Ki-tô phục sinh “nắm giữ chìa khóa của Tử thần và Âm phủ” (Kh 1,18) và “khi vừa nghe Danh Thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Pl 2,10).

“Hôm nay mặt đất hoàn toàn thinh lặng, hoàn toàn thinh lặng và hoàn toàn cô quạnh; hoàn toàn thinh lặng vì Đức Vua an giấc; trái đất đã sợ hãi rồi yên tĩnh, vì Thiên Chúa đang ngủ trong xác phàm, và Người đánh thức những kẻ đang ngủ từ bao đời… Chắc chắn Người đi tìm nguyên tổ như tìm con chiên lạc. Người muốn đến thăm tất cả những ai đang ngồi trong tối tăm và trong bóng sự chết; Đấng vừa là Thiên Chúa, vừa là con cháu của nguyên tổ đến để giải thoát ông A-đam đang bị cầm giữ cùng với bà E-và bị cầm giữ khỏi những sự đau buồn. Ta là Thiên Chúa của ngươi, nhưng vì ngươi, Ta đã trở thành con của ngươi… Hãy trỗi dậy, hỡi người ngủ mê: vì Ta dựng nên ngươi không phải để cho ngươi ở lại đây trong gông cùm âm phủ. Hãy trỗi dậy từ cõi chết; Ta là Sự Sống của những kẻ đã chết.”541

Tóm lược (636-637)

636

Bằng kiểu nói “Chúa Giê-su xuống ngục tổ tông”, Tín biểu tuyên xưng Chúa Giê-su thật sự đã chết và nhờ cái Chết của Người vì chúng ta, Người đã chiến thắng cả sự chết lẫn ma quỷ, “tên lãnh chúa gây ra sự chết” (Dt 2,14).

637

Đức Ki-tô đã chết, với linh hồn được kết hợp cùng Ngôi Vị thần linh, Người đã xuống nơi ở của những kẻ chết. Người đã mở cửa trời cho những người công chính đã đi trước Người.


Chú thích

528 X. Cv 3,15; Rm 8,11.

529 X. Dt 13,20.

530 X. 1 Pr 3,18-19.

531 X. Pl 2,10; Cv 2,24; Kh 1,18; Ep 4,9.

532 X. Tv 6,6; 88,11-13.

533 X. Tv 89,49; 1 Sm 28,19; Ed 32,17-32.

534 X. Lc 16,22-26.

535 Catechismus Romanus, 1, 6, 3: ed. Rodriguez (Città del Vaticano-Pamplona 1989) 71.

536 X. CĐ Rô-ma (năm 745), De descensu Christi ad inferos: DS 587.

537 X. ĐGH Bê-nê-đích-tô XII, Libellus Cum dudum (năm 1341), 18: DS 1011; ĐGH Clêmentê VI, Epistula Super quibusdam (năm 1351), c. 15, 13: DS 1077.

538 X. CĐ Tôlêđô IV (năm 633), Capitulum, 1: DS 485; Mt 27,52-53.

539 X. Mt 12,40; Rm 10,7; Ep 4,9.

540 X. Cv 3,15.

541 Antiqua homilia in sancto et magno Sabbato: PG 43,440.452.461.

Scroll to Top