Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

6241005, 362, 349

Chúa Giê-su “đã phải nếm sự chết, là để cho mọi người được cứu độ, nhờ ơn Thiên Chúa” (Dt 2,9). Trong kế hoạch cứu độ của Ngài, Thiên Chúa đã định cho Con của Ngài không những phải chết “vì tội lỗi chúng ta” (1 Cr 15,3), nhưng còn phải “nếm sự chết”, nghĩa là, biết tình trạng của sự chết, tình trạng linh hồn Người và thân thể Người tách rời nhau một thời gian, từ lúc Người tắt thở trên thập giá cho đến lúc Người sống lại. Tình trạng Chúa Giê-su chịu chết là mầu nhiệm của việc mai táng và việc xuống ngục tổ tông. Đó là mầu nhiệm của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh trong đó Đức Ki-tô, được đặt trong mồ,513 biểu lộ sự nghỉ ngơi cao cả của Thiên Chúa vào ngày sa-bát,514 sau khi hoàn tất công trình cứu độ loài người,515 đem lại bình an cho khắp trần gian.516

Thân thể Đức Ki-tô ở trong mộ (625-626)

625

Khoảng thời gian Đức Ki-tô ở trong mộ thật sự nối kết tình trạng còn chịu đau đớn trước cuộc Vượt Qua của Người, với tình trạng vinh hiển hiện tại của Đấng Phục Sinh. Chính Ngôi Vị của “Đấng Hằng Sống” có thể nói: “Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời” (Kh 1,18):

“Đây là mầu nhiệm của sự sắp đặt của Thiên Chúa đối với cái Chết và sự Sống Lại từ cõi chết của Con Ngài, là bằng cái chết, linh hồn quả thật bị tách biệt khỏi thân thể, và Ngài đã không ngăn cản hậu quả tất yếu của tự nhiên; tuy nhiên, nhờ sự Sống Lại, mọi sự đã lại kết hợp với nhau nơi Người, đến độ Người thật sự trở thành giao điểm của sự chết và sự sống: để Đấng đã thiết lập điều tự nhiên bị tách biệt bằng cái chết, thì chính Người đã là nguyên lý kết hợp những gì đã bị tách biệt.”517

626470, 650

Bởi vì “Đấng khơi nguồn sự sống” đã bị giết518 cũng là “Đấng hằng sống đã phục sinh”,519 nên tất yếu là Ngôi Vị thần linh của Con Thiên Chúa vẫn tiếp tục đảm nhận linh hồn và thân thể của Người khi cả hai bị tách biệt với nhau vì cái chết:

“Vì vậy, mặc dầu Đức Ki-tô, như một người, đã chết, và linh hồn thánh của Người đã lìa khỏi thân thể tinh tuyền của Người, nhưng thần tính không tách biệt khỏi bên nào, không hề tách biệt khỏi linh hồn cũng không hề tách biệt khỏi thân thể: Ngôi Vị duy nhất của Người không bị chia ra thành hai. Quả vậy, thân thể và linh hồn ngay từ đầu đã hiện hữu trong Ngôi Vị của Ngôi Lời; và mặc dầu hồn xác bị tách biệt nhau trong sự chết, nhưng cả hai vẫn luôn hiện hữu nơi Ngôi Vị duy nhất của Ngôi Lời.”520

“Chúa không để Đấng Thánh của Ngài phải hư nát” (627)

6271009, 1683

Cái chết của Đức Ki-tô cái chết thật, vì đã chấm dứt cuộc đời nhân loại nơi trần thế của Người. Nhưng vì sự kết hợp của Ngôi Vị Chúa Con với thân thể của Người, nên thân thể ấy không trở thành một xác chết giống như trong những trường hợp khác, “vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi” (Cv 2,24), và do đó, “quyền năng của Thiên Chúa đã gìn giữ thân thể Đức Ki-tô khỏi hư nát.”521 Về Đức Ki-tô, đồng thời người ta vừa có thể nói: “Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh” (Is 53,8), vừa có thể nói: “Cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng. Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty, cũng không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát” (Cv 2,26-27).522 Sự Sống Lại của Đức Ki-tô “ngày thứ ba” (1 Cr 15,4; Lc 24,46)523 là dấu chỉ của điều đó, cũng bởi vì người ta cho rằng sự hư nát được biểu lộ từ ngày thứ tư.524

“Cùng chịu mai táng với Đức Ki-tô…” (628)

628537, 1214

Bí tích Rửa Tội, mà dấu chỉ nguyên thủy và đầy đủ của bí tích này là việc dìm xuống nước, nói lên cách hiệu nghiệm việc Ki-tô hữu xuống mộ để người ấy cùng với Đức Ki-tô chết cho tội lỗi, hầu tiến vào một đời sống mới: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6,4).525

Tóm lược (629-630)

629

Chúa Giê-su đã nếm sự chết vì mọi người.526 Con Thiên Chúa làm người đã chết thật sự và đã được mai táng thật sự.

630

Trong thời gian Đức Ki-tô ở trong mộ, Ngôi Vị thần linh của Người vẫn luôn đảm nhận cả linh hồn cả thân thể của Người, tuy lúc đó hai bên bị cái chết tách biệt. Vì vậy, thân thể của Đức Ki-tô đã chết mà “không phải hư nát” (Cv 13,37).


Chú thích

513 X. Ga 19,42.

514 X. Dt 4,4-9.

515 X. Ga 19,30.

516 X. Cl 1,18-20.

517 Thánh Grêgôriô thành Nyssa, Oratio catechetica 16, 9: TD 7,90 (PG 45,52).

518 X. Cv 3,15.

519 X. Lc 24,5-6.

520 Thánh Gio-an thành Đa-mát, Expositio fidei, 71 [De fide orthodoxa 3,27]: PTS 12,170 (PG 94,1098).

521 Thánh Tô-ma A-qui-nô, Summa theologiae, III, 51, 3, ad 2; Ed. Leon. 11, 490.

522 X. Tv 16,9-10.

523 X. Mt 12,40; Ga 2,1; Hs 6,2.

524 X. Ga 11,39.

525 X. Cl 2,12; Ep 5,26.

526 X. Dt 2,9.

Scroll to Top