Bài 15. Sống hiếu thảo

Mục lục
Mục lục

Giáo Lý Dự Tòng

Tâm tình tôn giáo

PHẦN MỞ ĐẦU

Bài 1. Loài người tìm kiếm Thiên Chúa

Bài 2. Thiên Chúa nói với loài người

Bài 3. Đón nhận Lời Chúa

PHẦN I: THIÊN CHÚA - ĐẤNG TẠO HÓA

Bài 4. Thiên Chúa dựng nên trời đất muôn vật và loài người

Bài 5. Loài người sa ngã - Tội - Lời hứa cứu độ

Bài 6. Thiên Chúa chọn các Tổ phụ và thành lập Dân riêng

Bài 7. Thiên Chúa thiết lập Giao Ước và ban Lề Luật

Bài 8. Thiên Chúa chọn gọi các Ngôn sứ

PHẦN II: CHÚA GIÊ-SU - ĐẤNG CỨU THẾ

Bài 9. Chúa Giê-su sinh ra

Bài 10. Chúa Giê-su sống ẩn dật

Bài 11. Chúa Giê-su rao giảng Nước Thiên Chúa

Bài 12. Chúa Giê-su dạy ta về Chúa Ba Ngôi

Bài 13. Tôn thờ Thiên Chúa

Bài 14. Tin - Cậy - Mến - Thờ phượng

Bài 15. Sống hiếu thảo

Bài 16. Tôn trọng sự sống - sống trong sạch

Bài 17. Sống công bình, sống theo sự thật

Bài 18. Tinh Thần mới trong Luật cũ

Bài 19. Chúa Giê-su chịu chết và sống lại

PHẦN III. CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG THÁNH HÓA

Bài 20. Chúa Giê-su ban Chúa Thánh Thần cho Hội Thánh

Bài 21. Chúa Thánh Thần - Hồn sống của Hội Thánh

Bài 22. Mầu nhiệm Hội Thánh

Bài 23. Các đặc tính của Hội Thánh Công Giáo

Bài 24. Các chức vụ của Hội Thánh

Bài 25. Đức Ma-ri-a trong Mầu nhiệm Hội Thánh

Bài 26. Năm Phụng vụ

Bài 27. Ơn Chúa và Bí tích

Bài 28. Bí tích Rửa Tội

Bài 29. Bí tích Thêm Sức

Bài 30. Bí tích Thánh Thể

Bài 31. Thánh lễ

Bài đọc thêm. Nghi thức gia nhập Ki-tô Giáo

Bài 32. Bí tích Giải Tội

Bài 33. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân

Bài 34. Bí tích Truyền Chức Thánh

Bài 35. Bí tích Hôn Phối

PHẦN KẾT

Bài 36. Tứ Chung

Bài 37. Trời mới, Đất mới

Phụ lục

Lời Cha chung Giáo phận

Những kinh cần thuộc

I. LỜI CHÚA

“Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1-3).

II. TRÌNH BÀY

1. Điều răn thứ 4 dạy ta những gì?

Dạy ta sống hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên là những người sinh thành, dưỡng dục chúng ta.

2. Nền tảng đức hiếu thảo là gì?

Nền tảng đức hiếu thảo là lòng kính sợ Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc mọi tình phụ tử trên trời dưới đất.

Vì thế, có những trường hợp việc vâng lời cha mẹ phải nhường bước cho việc vâng lời Thiên Chúa. Ví dụ: chẳng may cha mẹ muốn con cái làm điều gì trái luật Chúa, thì con cái không được tuân theo.

3. Con cái tỏ lòng hiếu thảo cách nào?

a. Khi các ngài còn sống, con cháu phải:

– Yêu mến, vì các ngài đã yêu thương, sinh thành, dưỡng dục ta.

– Tôn kính, vì các ngài là bậc cao niên, nhiều kinh nghiệm, có nhiều điều đáng để ta học hỏi.

– Vâng lời, vì các ngài thay mặt Chúa dạy dỗ ta những điều hay lẽ phải.

– Giúp đỡ, nhất là khi các ngài có tuổi, đau yếu, túng nghèo, suy thoái tinh thần,…

b. Khi các ngài qua đời, con cháu phải lo chôn cất, cầu nguyện, dâng lễ cho các ngài.

– Hội Thánh có nhiều nghi thức rất ý nghĩa và cảm động liên quan tới những người đã qua đời như nghi thức làm phép xác, Thánh lễ an táng, lễ giỗ, tháng các linh hồn, các kinh nguyện giáo dân đọc dịp ma chay giỗ chạp… Các nghi thức ấy vừa biểu lộ niềm tin sâu xa của Hội Thánh vào sự bất tử của linh hồn, vừa tôn trọng giá trị của thân xác, vừa có sức độ vong người quá cố.

– Đối với các hình thức dân gian tỏ lòng hiếu thảo cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất bóng: người tín hữu được khuyến khích tổ chức và tham dự trừ những gì trái với đức tin Công giáo.

4. Bổn phận cha mẹ đối với con cái

Cha mẹ cũng có nhiều bổn phận đối với con cái: sinh sản có trách nhiệm, nuôi nấng, dạy dỗ chúng nên người tốt và nên tín hữu nhiệt thành. Cha mẹ cần hiểu biết tâm lý con em và phương pháp giáo dục thời nay, nhất là biết giáo dục bằng gương sáng. Ngoài ra, cha mẹ phải biết kết hợp công việc giáo dục này với trường học và giáo xứ.

5. Đối với Hội Thánh

Người tín hữu được tái sinh và lớn lên trong Hội Thánh, được hiệp thông ân sủng và sứ mạng nhờ hàng giáo phẩm và giáo sĩ. Vì thế, người tín hữu phải yêu mến, vâng lời và bênh vực Hội Thánh, nhất là cộng tác với hàng giáo phẩm trong việc xây dựng Hội Thánh và truyền bá đức tin.

6. Tình yêu quê hương, dân tộc

Người Việt Nam nổi tiếng về lòng yêu quê hương dân tộc. Chúng ta tôn trọng mọi người tùy tuổi tác, địa vị, đức độ. Vì thế, ta phải kính trọng chính quyền, các vị cao niên, các nhà giáo dục, các thầy cô…

Người Công giáo biết tôn trọng luật lệ chính đáng của quốc gia, tích cực tham gia những công tác ích quốc lợi dân vì chính đất nước này đón nhận chúng ta vào đời, tạo mọi điều kiện cho người dân phát triển thể lực, trí lực và đức dục. Trong mọi việc, người Công giáo phải hành động phù hợp với đức tin Công giáo (xin xem thư HĐGMVN 1980).

Về phần mình, người trên yêu thương người dưới. Chính quyền có bổn phận gìn giữ trật tự, đảm đương công vụ, tôn trọng những quyền lợi căn bản của mỗi công dân, và dùng mọi cách để nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của dân chúng.

III. BÀI HỌC

Hỏi: Điều răn thứ 4 dạy ta những gì?

Trả lời: Điều răn thứ 4 dạy ta sống hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên; cũng dạy ta những bổn phận cha mẹ đối với con cái.

Hỏi: Sống hiếu thảo hệ tại điều gì?

Trả lời: Sống hiếu thảo hệ tại yêu mến, tôn kính, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ và các bậc trên.

Hỏi: Ta còn phải kính nể và vâng lời ai nữa không?

Trả lời: Ta còn phải kính nể và vâng lời các vị lãnh đạo tôn giáo và xã hội.

IV. THÁI ĐỘ SỐNG

Dù ở tuổi nào, đạt tới chức vị nào, tôi vẫn một lòng yêu mến, tôn trọng những người đã sinh thành, dưỡng dục tôi.

V. CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, khi gẫm xem muôn loài trong vũ trụ, chúng con thấy vạn sự đều có cội rễ căn nguyên: chim có tổ, nước có nguồn, con người sinh ra có cha có mẹ. Xin cho con ngày nay sống sao cho tròn chữ hiếu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và mai sau được cùng các ngài hưởng phúc trường sinh.

Lên đầu trang