Bài 25. Đức Ma-ri-a trong Mầu nhiệm Hội Thánh

Mục lục
Mục lục

Giáo Lý Dự Tòng

Tâm tình tôn giáo

PHẦN MỞ ĐẦU

Bài 1. Loài người tìm kiếm Thiên Chúa

Bài 2. Thiên Chúa nói với loài người

Bài 3. Đón nhận Lời Chúa

PHẦN I: THIÊN CHÚA - ĐẤNG TẠO HÓA

Bài 4. Thiên Chúa dựng nên trời đất muôn vật và loài người

Bài 5. Loài người sa ngã - Tội - Lời hứa cứu độ

Bài 6. Thiên Chúa chọn các Tổ phụ và thành lập Dân riêng

Bài 7. Thiên Chúa thiết lập Giao Ước và ban Lề Luật

Bài 8. Thiên Chúa chọn gọi các Ngôn sứ

PHẦN II: CHÚA GIÊ-SU - ĐẤNG CỨU THẾ

Bài 9. Chúa Giê-su sinh ra

Bài 10. Chúa Giê-su sống ẩn dật

Bài 11. Chúa Giê-su rao giảng Nước Thiên Chúa

Bài 12. Chúa Giê-su dạy ta về Chúa Ba Ngôi

Bài 13. Tôn thờ Thiên Chúa

Bài 14. Tin - Cậy - Mến - Thờ phượng

Bài 15. Sống hiếu thảo

Bài 16. Tôn trọng sự sống - sống trong sạch

Bài 17. Sống công bình, sống theo sự thật

Bài 18. Tinh Thần mới trong Luật cũ

Bài 19. Chúa Giê-su chịu chết và sống lại

PHẦN III. CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG THÁNH HÓA

Bài 20. Chúa Giê-su ban Chúa Thánh Thần cho Hội Thánh

Bài 21. Chúa Thánh Thần - Hồn sống của Hội Thánh

Bài 22. Mầu nhiệm Hội Thánh

Bài 23. Các đặc tính của Hội Thánh Công Giáo

Bài 24. Các chức vụ của Hội Thánh

Bài 25. Đức Ma-ri-a trong Mầu nhiệm Hội Thánh

Bài 26. Năm Phụng vụ

Bài 27. Ơn Chúa và Bí tích

Bài 28. Bí tích Rửa Tội

Bài 29. Bí tích Thêm Sức

Bài 30. Bí tích Thánh Thể

Bài 31. Thánh lễ

Bài đọc thêm. Nghi thức gia nhập Ki-tô Giáo

Bài 32. Bí tích Giải Tội

Bài 33. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân

Bài 34. Bí tích Truyền Chức Thánh

Bài 35. Bí tích Hôn Phối

PHẦN KẾT

Bài 36. Tứ Chung

Bài 37. Trời mới, Đất mới

Phụ lục

Lời Cha chung Giáo phận

Những kinh cần thuộc

I. LỜI CHÚA

Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người… Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (Ga 19,25-27).

II. TRÌNH BÀY

Thiên Chúa muốn cứu chuộc loài người qua con đường nhập thể. Theo kế hoạch này, Ngôi Hai phải sinh bởi người nữ. Đức Ma-ri-a được chọn làm người nữ ấy.

1. Đức Ma-ri-a được cứu độ

Mọi người được cứu độ nhờ công nghiệp của Chúa Giê-su. Đức Ma-ri-a cũng được cứu độ nhưng theo cách thế đặc biệt: trong khi mọi người mắc tội nguyên tổ, rồi mới được tha, thì Đức Ma-ri-a được Chúa gìn giữ khỏi vướng tội ấy. Chúng ta gọi đó là đặc ân vô nhiễm nguyên tội.

2. Đức Ma-ri-a tham gia vào việc cứu độ của Chúa Giê-su

Đức Ma-ri-a đã tham gia vào việc cứu độ của Chúa Giê-su bằng nhiều hành động:

Mẹ đón nhận ý Chúa trong biến cố Truyền tin (x. Lc 1,26-38).

Mẹ cưu mang, nuôi dưỡng, dạy dỗ Chúa Giê-su tới tuổi trưởng thành (x. Lc 1,42; 2,5-7.40.51-52).

Mẹ lắng nghe và thi hành Lời Chúa (x. Lc 2,51).

Và nhất là Mẹ đã hiệp thông với những đau khổ của Con Mẹ trên thập giá (x. Ga 19,25).

3. Đức Ma-ri-a là một thành phần trổi vượt của Hội Thánh

Mẹ là Đấng đầy ơn phúc nhưng vẫn thuộc dòng dõi loài người và liên kết với tất cả mọi người cần được cứu rỗi (x. Hc HT 53), nên Mẹ là thành phần của Hội Thánh. Điều này đem lại an ủi cho các tín hữu, vì như thế, Mẹ rất gần gũi chúng ta, thông cảm và có thể giúp đỡ chúng ta trong mọi sự.

Hơn nữa, Mẹ là thành phần trổi vượt trong Hội Thánh vì hai lý do:

a. Sứ mệnh rất cao trọng của Mẹ: Mẹ được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đấng sáng lập và đầu Hội Thánh.

b. Những nhân đức cao vời của Mẹ: Đức tin mạnh mẽ, Đức cậy vững vàng, Đức mến nồng nàn. Được tuyên xưng làm Nữ vương các thánh tông đồ, Nữ vương các thánh Tử đạo, Nữ vương các thánh Đồng trinh,…

4. Đức Ma-ri-a là Mẹ và là mẫu gương cho các tín hữu

Đức Ma-ri-a đã cộng tác rất tích cực vào công trình của Chúa Cứu Thế để tái lập sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy, trên bình diện ân sủng, Người thật là Mẹ chúng ta (x. Hc HT 61).

Tuy Mẹ cao trọng như thế, nhưng đời sống Mẹ lại rất gần gũi chúng ta:

a. Mẹ gặp nhiều thử thách trong niềm tin, nhưng Mẹ vẫn một lòng trung thành với Chúa.

b. Mẹ gặp nhiều khó khăn trong đời sống, nhưng gia đình Na-da-rét vẫn rạng ngời lòng yêu thương nhau, cần cù lao động.

Chúng ta cũng gặp nhiều khó nguy, thử thách phần hồn, phần xác. Những lúc ấy, chúng ta hãy nhìn lên Mẹ để được sống, được vui, được cậy. Mẹ sẽ giúp ta, cầu bầu cho ta sống kiên vững như Mẹ.

Trong suốt cuộc sống, ta cần noi theo đức tin, đức cậy, đức mến của Mẹ: vâng theo ý Chúa, sống khiêm hạ phục vụ, suy gẫm Lời Chúa, cầu nguyện với Hội Thánh và cho Hội Thánh. Chúng ta cũng siêng năng lần hạt Mân côi và sốt sắng mừng lễ Mẹ.

III. BÀI HỌC

Hỏi: Đức Ma-ri-a có cần được cứu độ không?

Trả lời: Đức Ma-ri-a cũng cần được cứu độ như mọi người; nhưng cách thức Mẹ được cứu độ thì khác: Chúa gìn giữ Mẹ khỏi mắc tội tổ tông. Ta gọi đó là đặc ân Vô nhiễm nguyên tội.

Hỏi: Đức Ma-ri-a đã cộng tác vào công việc cứu độ của Chúa Giê-su như thế nào?

Trả lời: Đức Ma-ri-a đã hết lòng đón nhận ý định cứu độ của Thiên Chúa: cưu mang, sinh hạ Chúa Giê-su, nhất là đã chịu khổ cực để dự phần vào hy tế của Con mình.

Hỏi: Đức Ma-ri-a có phải là thành phần của Hội Thánh không?

Trả lời: Đức Ma-ri-a là thành phần của Hội Thánh vì Mẹ cũng được cứu độ nhờ công nghiệp Chúa Giê-su như các thành phần khác trong Hội Thánh. Hơn nữa, Mẹ là thành phần trổi vượt vì Mẹ được chọn làm Mẹ Chúa Cứu Thế, Đấng là đầu Hội Thánh, và vì các nhân đức cao vời của Mẹ.

Hỏi: Ta phải làm gì để tôn kính và yêu mến Mẹ Ma-ri-a?

Trả lời: Ta phải noi theo đức tin, đức cậy, đức mến của Mẹ: vâng theo ý Chúa, sống khiêm hạ phục vụ, suy gẫm Lời Chúa. Chúng ta cũng siêng năng lần hạt Mân côi và sốt sắng mừng lễ Mẹ.

IV. THÁI ĐỘ SỐNG

Đức Ma-ri-a là thành phần trổi vượt trong Hội Thánh và là Mẹ tôi. Tôi đến với Mẹ để xin Mẹ giúp tôi sống xứng đáng làm con cái Hội Thánh.

V. CẦU NGUYỆN

Sốt sắng đọc kinh Kính Mừng:

Kính mừng Ma-ri-a đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giê-su con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Ma-ri-a Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. A-men.

Lên đầu trang