Chương 5. Đọc Thánh Kinh

Sự thật, chứ không phải tài hùng biện, mới là điều chúng ta cần tìm kiếm khi đọc Thánh Kinh; và từng phần trong đó đều phải được đọc trong tinh thần mà nó được viết ra. Vì nơi Thánh Kinh, chúng ta nên tìm kiếm lợi ích hơn là cách diễn đạt trau chuốt.

Tương tự như vậy, chúng ta cũng phải đọc những cuốn sách đơn sơ và ngoan đạo một cách sẵn lòng như khi đọc những cuốn sách học thức và cao siêu. Chúng ta không nên bị lung lay bởi thẩm quyền của tác giả, cho dù người đó là một nguồn sáng văn chương vĩ đại hay một nhân vật có địa vị tầm thường, nhưng bởi tình yêu dành cho chân lý giản dị, đơn sơ. Chúng ta không nên hỏi ai là người đang nói, nhưng hãy ghi nhớ những gì được nói. Con người rồi sẽ qua đi, nhưng chân lý của Thiên Chúa thì tồn tại muôn đời. Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách thức vốn không nhất thiết liên hệ tới con người.

Sự tò mò thường cản trở chúng ta trong việc đọc Thánh Kinh, khi chúng ta muốn hiểu và suy ngẫm về những gì chúng ta chỉ nên đọc lướt.

Do đó, nếu bạn muốn thu được lợi ích cho mình, hãy đọc Thánh Kinh với sự khiêm nhường, đơn sơ, cùng với đức tin và đừng bao giờ tìm kiếm danh tiếng của một người uyên bác. Hãy sẵn lòng tìm kiếm và lắng nghe một cách chăm chú những lời của các thánh; đừng nản lòng với ngôn từ của người xưa, vì chúng được nói ra không phải do tình cờ.

Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải Thiên Chúa - Dei Verbum - 18/11/1965Bài 4. Năm Phụng vụLịch Phụng Vụ Công Giáo Tháng 04/2020Kinh Ăn Năn TộiBài 3. Đón nhận Lời ChúaChương II. TộiChương 1. Tư tưởng triết học trước khi có Triết học theo nghĩa chặtChương 4. Khôn ngoan trong hành độngSắc Lệnh Về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội - Inter Mirifica - 04/12/1963Bài 6. Cử hành các Bí tíchLịch Phụng Vụ Công Giáo Tháng 06/2020Kinh Bà Thánh TêrêsaBài 5. Loài người sa ngã - Tội - Lời hứa cứu độChương IV. Tình yêu đối với Thiên ChúaChương 3. Các nhà ngụy biện và Socrates