Chương 6. Các giáo xứ, các cha sở và các cha phó (Điều 515-552)

Điều
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

ĐÔI LỜI DẪN NHẬP VÀ CÁM ƠN

TÔNG HIẾN SACRAE DISCIPLINAE LEGES

LỜI TỰA

QUYỂN II (ĐIỀU 204-743)

DÂN THIÊN CHÚA

PHẦN I. CÁC KI-TÔ HỮU (ĐIỀU 204-329)

Đề mục 1. Nghĩa vụ và quyền lợi của mọi Ki-tô hữu (Điều 208-223)

Đề mục 2. Nghĩa vụ và quyền lợi của giáo dân (Điều 224-231)

Đề mục 3. Thừa tác viên có chức thánh hay giáo sĩ (Điều 232-293)

Chương 1. Việc đào tạo giáo sĩ (Điều 232-264)

Chương 2. Sự nhập tịch của các giáo sĩ (Điều 265-272)

Chương 3. Nghĩa vụ và quyền lợi của giáo sĩ (Điều 273-289)

Chương 4. Mất bậc giáo sĩ (Điều 290-293)

Đề mục 4. Hạt giám chức tòng nhân (Điều 294-297)

Đề mục 5. Các hiệp hội Ki-tô hữu (Điều 298-329)

Chương 1. Những quy tắc chung (Điều 298-311)

Chương 2. Các hiệp hội công của Ki-tô hữu (Điều 312-320)

Chương 3. Các hiệp hội tư của Ki-tô hữu (Điều 321-326)

Chương 4. Quy tắc riêng cho các hiệp hội giáo dân (Điều 327-329)

PHẦN II. CƠ CẤU PHẤM TRẬT CỦA GIÁO HỘI (ĐIỀU 330-572)

Thiên 1. Quyền tối thượng của Giáo Hội (Điều 330-367)

Chương 1. Đức Giáo Hoàng và Giám mục đoàn (Điều 330-341)

Tiết 1. Đức Giáo Hoàng Rô-ma (Điều 331-335)

Tiết 2. Giám mục đoàn (Điều 336-341)

Chương 2. Thượng hội đồng Giám mục (Điều 342-348)

Chương 3. Các Hồng y Giáo Hội Rô-ma (Điều 349-359)

Chương 4. Giáo triều Rô-ma (Điều 360-361)

Chương 5. Các đặc sứ của đức Giáo Hoàng (Điều 362-367)

Thiên 2. Các Giáo hội địa phương và các hợp đoàn Giáo hội địa phương (Điều 368-572)

Đề mục 1. Các Giáo hội địa phương và quyền bính (Điều 368-430)

Chương 1. Các Giáo hội địa phương (Điều 368-374)

Chương 2. Các Giám mục (Điều 375-411)

Tiết 1. Các Giám mục nói chung (Điều 375-380)

Tiết 2. Các Giám mục Giáo phận (Điều 381-402)

Tiết 3. Các Giám mục phó và Giám mục phụ tá (Điều 403-411)

Chương 3. Cản tòa và khuyết vị (Điều 412-430)

Tiết 1. Cản tòa (Điều 412-415)

Tiết 2. Khuyết vị (Điều 416-430)

Đề mục 2. Các hợp đoàn Giáo hội địa phương (Điều 431-459)

Chương 1. Các Giáo tỉnh và các Giáo miền (Điều 431-434)

Chương 2. Các vị trưởng Giáo tỉnh (Điều 435-438)

Chương 3. Các công đồng địa phương (Điều 439-446)

Chương 4. Các hội đồng Giám mục (Điều 447-459)

Đề mục 3. Tổ chức nội bộ của các Giáo hội địa phương (Điều 460-572)

Chương 1. Công nghị Giáo phận (Điều 460-468)

Chương 2. Toà Giám mục Giáo phận (Điều 469-494)

Tiết 1. Các tổng đại diện và các đại diện Giám mục (Điều 475-481)

Tiết 2. Chưởng ấn công chứng viên và văn khố (Điều 482-491)

Tiết 3. Hội đồng kinh tế và quản lý (Điều 492-494)

Chương 3. Hội đồng linh mục và ban tư vấn (Điều 495-502)

Chương 4. Các hội kinh sĩ (Điều 503-510)

Chương 5. Hội đồng mục vụ (Điều 511-514)

Chương 6. Các giáo xứ, các cha sở và các cha phó (Điều 515-552)

Chương 7. Các cha quản hạt (Điều 553-555)

Chương 8. Các cha quản nhiệm nhà thờ và các cha tuyên úy (Điều 556-572)

Tiết 1. Các cha quản nhiệm nhà thờ (Điều 556-563)

Tiết 2. Các cha tuyên úy (Điều 564-572)

PHẦN III. CÁC TU HỘI THÁNH HIẾN VÀ CÁC TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ (ĐIỀU 573-746)

Thiên 1. Các tu hội thánh hiến (Điều 573-730)

Đề mục 1. Quy tắc chung cho tất cả các tu hội thánh hiến (Điều 573-606)

Đề mục 2. Các hội dòng (Điều 607-709)

Chương 1. Các nhà dòng. Việc thành lập và giải thể các nhà dòng (Điều 608-616)

Chương 2. Việc lãnh đạo hội dòng (Điều 617-640)

Tiết 1. Các bề trên và ban cố vấn (Điều 617-630)

Tiết 2. Các công nghị (Điều 631-633)

Tiết 3. Tài sản vật chất và việc quản trị tài sản (Điều 634-640)

Chương 3. Việc thâu nhận ứng sinh và đào tạo các tu sĩ (Điều 641-661)

Tiết 1. Việc thâu nhận vào tập viện (Điều 641-645)

Tiết 2. Tập viện và việc đào tạo tập sinh (Điều 646-653)

Tiết 3. Việc tuyên khấn (Điều 654-658)

Tiết 4. Việc đào tạo các tu sĩ (Điều 659-661)

Chương 4. Nghĩa vụ và quyền lợi của các tu hội và các thành viên (Điều 662-672)

Chương 5. Việc tông đồ của các tu hội (Điều 673-683)

Chương 6. Các thành viên rời bỏ tu hội (Điều 684-704)

Tiết 1. Việc chuyển sang tu hội khác (Điều 684-685)

Tiết 2. Việc rời bở tu hội (Điều 686-693)

Tiết 3. Việc sa thải các thành viên (Điều 694-704)

Chương 7. Tu sĩ được thăng chức Giám mục (Điều 705-707)

Chương 8. Hội đồng các bề trên cấp cao (Điều 708-709)

Đề mục 3. Các tu hội đời (Điều 710-730)

Thiên 2. Các tu đoàn tông đồ (Điều 731-746)

QUYỂN IV (ĐIỀU 834-1253)

NHIỆM VỤ THÁNH HÓA CỦA GIÁO HỘI

PHẦN I. CÁC BÍ TÍCH (ĐIỀU 840-1165)

Đề mục 1. Bí tích Rửa Tội (Điều 849-878)

Chương 1. Сử hành Bí tích Rửa Tội (Điều 850-860)

Chương 2. Thừa tác viên Bí tích Rửa Tội (Điều 861-863)

Chương 3. Những người lãnh nhận Bí tích Rửa Tội (Điều 864-871)

Chương 4. Người đỡ đầu (Điều 872-874)

Chương 5. Chứng minh và ghi sổ ban Bí tích Rửa Tội (Điều 875-878)

Đề mục 2. Bí tích Thêm Sức (Điều 879-896)

Chương 1. Cử hành Bí tích Thêm Sức (Điều 880-881)

Chương 2. Thừa tác viên Bí tích Thêm Sức (Điều 882-888)

Chương 3. Những người lãnh nhận Bí tích Thêm Sức (Điều 889-891)

Chương 4. Người đỡ đầu (Điều 892-893)

Chương 5. Chứng minh và ghi sổ ban Bí tích Thêm Sức (Điều 894-896)

Đề mục 3. Bí tích Thánh Thể (Điều 897-958)

Chương 1. Cử hành Bí tích Thánh Thể (Điều 899-933)

Tiết 1. Thừa tác viên Bí tích Thánh Thể (Điều 900-911)

Tiết 2. Tham dự Bí tích Thánh Thể (Điều 912-923)

Tiết 3. Nghi lễ và nghi thức cử hành Bí tích Thánh Thể (Điều 924-930)

Tiết 4. Thời gian và nơi cử hành Bí tích Thánh Thể (Điều 931-933)

Chương 2. Lưu giữ và tôn thờ Thánh Thể (Điều 934-944)

Chương 3. Bổng lễ để cử hành Thánh lễ (Điều 945-958)

Đề mục 4. Bí tích Sám Hối (Điều 959-997)

Chương 1. Cử hành Bí tích Sám Hối (Điều 960-964)

Chương 2. Thừa tác viên Bí tích Sám Hối (Điều 965-986)

Chương 3. Hối nhân (Điều 987-991)

Chương 4. Ân xá (Điều 992-997)

Đề mục 5. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân (Điều 998-1007)

Chương 1. Cử hành Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân (Điều 999-1002)

Chương 2. Thừa tác viên Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân (Điều 1003)

Chương 3. Những người lãnh nhận Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân (Điều 1004-1007)

Đề mục 6. Bí tích Truyền Chức Thánh (Điều 1008-1054)

Chương 1. Việc cử hành và thừa tác viên Lễ truyền chức (Điều 1010-1023)

Chương 2. Những người nhận lãnh chức thánh (Điều 1024-1052)

Tiết 1. Những điều kiện buộc người nhận lãnh chức thánh phải có (Điều 1026-1032)

Tiết 2. Những điều kiện cần thiết để nhận lãnh chức thánh (Điều 1033-1039)

Tiết 3. Những điều bất hợp luật và các ngăn trở khác (Điều 1040-1049)

Tiết 4. Các văn bản cần thiết và việc điều tra (Điều 1050-1052)

Chương 3 việc ghi sổ và chứng thư truyền chức (Điều 1053-1054)

Đề mục 7. Bí tích Hôn Nhân (Điều 1055-1165)

Chương 1. Mục vụ hôn nhân và những việc phải làm trước khi hôn nhân được cử hành (Điều 1063-1072)

Chương 2. Ngăn trở tiêu hôn nói chung (Điều 1073-1082)

Chương 3. Ngăn trở tiêu hôn nói riêng (Điều 1083-1094)

Chương 4. Sự ưng thuận hôn nhân (Điều 1095-1107)

Chương 5. Nghi thức cử hành hôn nhân (Điều 1108-1123)

Chương 6. Hôn nhân hỗn hợp (Điều 1124-1129)

Chương 7. Cử hành hôn nhân cách kín đáo (Điều 1130-1133)

Chương 8. Hiệu quả hôn nhân (Điều 1134-1140)

Chương 9. Sự ly thân giữa vợ chồng (Điều 1141-1155)

Tiết 1. Tháo gỡ dây hôn nhân (Điều 1141-1150)

Tiết 2. Ly thân mà dây hôn nhân vẫn còn (Điều 1151-1155)

Chương 10. Thành sự hóa hôn nhân (Điều 1156-1165)

Tiết 1. Thành sự hóa đơn thuân (Điều 1156-1160)

Tiết 2. Điều trị tại căn (Điều 1161-1165)

PHẦN II. CÁC VIỆC PHỤNG TỰ KHÁC (ĐIỀU 1166-1204)

Đề mục 1. Các Á bí tích (Điều 1166-1172)

Đề mục 2. Phụng vụ các giờ kinh (Điều 1173-1175)

Đề mục 3. An táng theo nghi thức Giáo Hội (Điều 1176-1185)

Chương 1. Cử hành nghi thức an táng (Điều 1177-1182)

Chương 2. Những người được hoặc không được an táng theo nghi thức Giáo Hội (Điều 1183-1185)

Đề mục 4. Tôn kính các thánh, ảnh tượng thánh và các thánh tích (Điều 1186-1190)

Đề mục 5. Lời khấn và lời thề (Điều 1191-1204)

Chương 1. Lời khấn (Điều 1191-1198)

Chương 2. Lời thề (Điều 1199-1204)

PHẦN III. NƠI THÁNH VÀ THỜI GIAN THÁNH (ĐIỀU 1205-1253)

Đề mục 1. Nơi thánh (Điều 1205-1243)

Chương 1. Nhà thờ (Điều 1214-1222)

Chương 2. Nhà nguyện và nhà nguyện tư (Điều 1223-1229)

Chương 3. Đền thánh (Điều 1230-1234)

Chương 4. Bàn thờ (Điều 1235-1239)

Chương 5. Nghĩa trang (Điều 1240-1243)

Đề mục 2. Thời gian thánh (Điều 1244-1253)

Chương 1. Các ngày lễ (Điều 1246-1248)

Chương 2. Các ngày sám hối (Điều 1249-1253)

QUYỂN VII (ĐIỀU 1400-1752)

TỐ TỤNG

PHẦN I. XỬ ÁN NÓI CHUNG (ĐIỀU 1400-1500)

Đề mục 1. Tòa án có thẩm quyền (Điều 1404-1416)

Đề mục 2 các cấp và các loại tòa án khác nhau (Điều 1417-1445)

Chương 1. Tòa án cấp một (Điều 1419-1437)

Tiết 1. Thẩm phán (Điều 1419-1427)

Tiết 2. Dự thẩm và phúc trình viên (Điều 1428-1429)

Tiết 3. Công tố viên bảo hệ viên và công chứng viên (Điều 1430-1437)

Chương 2. Tòa án cấp hai (Điều 1438-1441)

Chương 3. Các tòa án tông tòa (Điều 1442-1445)

Đề mục 3. Quy luật phải giữ tại các tòa án (Điều 1446-1475)

Chương 1. Nhiệm vụ của thẩm phán và của viên chức tòa án (Điều 1446-1457)

Chương 2. Trình tự của việc xét xử (Điều 1458-1464)

Chương 3. Các hạn kỳ và triển hạn (Điều 1465-1467)

Chương 4. Nơi xét xử (Điều 1468-1469)

Chương 5. Những người được nhận vào phòng xử. Cách thức soạn thảo và lưu trữ án từ (Điều 1470-1475)

Đề mục 4. Các bên trong vụ án (Điều 1476-1490)

Chương 1. Nguyên cáo và bị cáo (Điều 1476-1480)

Chương 2. Những người đại diện và những luật sư (Điều 1481-1490)

Đề mục 5. Tố quyền và khước biện (Điều 1491-1500)

Chương 1. Tố quyền và khước biện nói chung (Điều 1491-1495)

Chương 2. Tố quyền và khước biện nói riêng (Điều 1496-1500)

PHẦN II. TỐ TỤNG HỘ SỰ (ĐIỀU 1501-1670)

Thiên 1. Tố tụng hộ sự thông thường (Điều 1501-1655)

Đề mục 1. Khởi tố vụ án (Điều 1501-1512)

Chương 1. Đơn khởi tố (Điều 1501-1506)

Chương 2. Triệu tập và thông báo các án từ (Điều 1507-1512)

Đề mục 2. Đối tụng (Điều 1513-1516)

Đề mục 3. Tiến hành vụ kiện (Điều 1517-1525)

Đề mục 4. Chứng cớ (Điều 1526-1586)

Chương 1. Lời khai của các bên (Điều 1530-1538)

Chương 2. Chứng minh bằng tài liệu (Điều 1539-1546)

Tiết 1. Bản chất và giá trị chứng minh của các tài liệu (Điều 1540-1543)

Tiết 2. Xuất trình tài liệu (Điều 1544-1546)

Chương 3. Các nhân chứng và việc làm chứng (Điều 1547-1573)

Tiết 1. Những người có thể làm chứng (Điều 1549-1550)

Tiết 2. Chấp nhận và loại trừ nhân chứng (Điều 1551-1557)

Tiết 3. Thẩm vấn các nhân chứng (Điều 1558-1571)

Tiết 4. Giá trị của các lời chứng (Điều 1572-1573)

Chương 4. Các giám định viên (Điều 1574-1581)

Chương 5. Đi đến hiện trường và kiểm định tư pháp (Điều 1582-1583)

Chương 6. Những suy đoán (Điều 1584-1586)

Đề mục 5. Những vụ án phụ (Điều 1587-1597)

Chương 1. Các bên không ra hầu tòa (Điều 1592-1595)

Chương 2. Sự can thiệp của đệ tam nhân vào vụ án (Điều 1596-1597)

Đề mục 6. Công bố án từ kết thúc việc thẩm cứu và tranh luận về vụ án (Điều 1698-1606)

Đề mục 7. Tuyên án (Điều 1607-1618)

Đề mục 8. Kháng án (Điều 1619-1640)

Chương 1. Tố quyền tiêu huỷ bản án (Điều 1619-1627)

Chương 2. Kháng cáo (Điều 1628-1640)

Đề mục 9. Vấn đề quyết tụng và việc phục hồi nguyên trạng (Điều 1641-1648)

Chương 1. Vấn đề quyết tụng (Điều 1641-1644)

Chương 2. Việc phục hồi nguyên trạng (Điều 1645-1648)

Đề mục 10. Án phí và bảo trợ án phí (Điều 1649)

Đề mục 11. Thi hành bản án (Điều 1650-1655)

Thiên 2. Xử án hộ sự khẩu biện (Điều 1656-1670)

PHẦN III. VÀI VỤ TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT (ĐIỀU 1671-1716)

Đề mục 1. Tố tụng hôn nhân (Điều 1671-1707)

Chương 1. Những vụ án tuyên bố hôn nhân bất thành (Điều 1671-1691)

Tiết 1. Tòa án có thẩm quyền (Điều 1671-1673)

Tiết 2. Quyền kháng nghị hôn nhân (Điều 1674-1675)

Tiết 3. Nhiệm vụ thẩm phán (Điều 1676-1677)

Tiết 4. Những chứng cớ (Điều 1678-1680)

Tiết 5. Bản án và kháng cáo (Điều 1681-1685)

Tiết 6. Tố tụng dựa trên tài liệu (Điều 1686-1688)

Tiết 7. Những quy tắc tổng quát (Điều 1689-1691)

Chương 2. Các vụ án vợ chồng ly thân (Điều 1692-1696)

Chương 3. Tố tụng để miễn chuẩn hôn nhân thành nhận và bất hoàn hợp (Điều 1697-1706)

Chương 4. Tố tụng suy đoán người phối ngẫu đã chết (Điều 1707)

Đề mục 2. Các vụ án tuyên bố việc truyền chức thánh bất thành (Điều 1708-1712)

Đề mục 3. Những cách thức tránh kiện tụng (Điều 1713-1716)

PHẦN IV. TỐ TỤNG HÌNH SỰ (ĐIỀU 1717-1731)

Chương 1. Điều tra sơ khởi (Điều 1717-1719)

Chương 2. Diễn tiến tố tụng (Điều 1720-1728)

Chương 3. Tố quyền đòi bồi thường thiệt hại (Điều 1729-1731)

PHẦN V. THỦ TỤC THƯỢNG CẦU CÓ TÍNH CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC GIẢI NHIỆM HAY THUYÊN CHUYỂN CÁC CHA SỞ (ĐIỀU 1732-1752)

Thiên 1. Thượng cầu chống lại những sắc lệnh hành chính (Điều 1732-1739)

Thiên 2. Thủ tục giải nhiệm hay thuyên chuyển các cha sở (Điều 1740-1752)

Chương 1. Thủ tục giải nhiệm các cha sở (Điều 1740-1747)

Chương 2. Thủ tục thuyên chuyển các cha sở (Điều 1748-1752)

Tra cứu

Điều 515

§1. Giáo xứ là một cộng đoàn Ki-tô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo Hội địa phương, mà trách nhiệm mục vụ được ủy thác cho cha sở như là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, dưới quyền Giám mục giáo phận.

§2. Chỉ một mình Giám mục giáo phận thành lập, bãi bỏ hoặc thay đổi giáo xứ, ngài không nên thành lập, giải thể hoặc thay đổi các giáo xứ một cách đáng kể mà không tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục.

§3. Một khi đã được thành lập hợp lệ, giáo xứ đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân.

Điều 516

§1. Trừ khi luật đã dự liệu cách khác, chuẩn giáo xứ được đồng hóa với giáo xứ; chuẩn giáo xứ là một cộng đoàn Ki-tô hữu nhất định trong Giáo Hội địa phương được ủy thác cho một tư tế như là chủ chăn riêng của chuẩn giáo xứ ấy, nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt chưa được thiết lập thành giáo xứ.

§2. Ở đâu có các cộng đoàn không thể được thiết lập thành giáo xứ hay chuẩn giáo xứ, Giám mục giáo phận phải có trách nhiệm mục vụ đối với họ bằng thể thức khác.

Điều 517

§1. Ở đâu hoàn cảnh đòi hỏi, trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ hoặc của nhiều giáo xứ cùng một lúc có thể được ủy thác cách liên đới cho nhiều tư tế, với điều kiện là một vị trong các tư tế ấy phải là người điều hành việc thi hành trách nhiệm mục vụ; nghĩa là vị này phải chỉ đạo hoạt động chung và phải chịu trách nhiệm trước Giám mục về hoạt động ấy.

§2. Nếu vì thiếu các tư tế, Giám mục giáo phận xét thấy cần phải ủy thác cho một phó tế, hoặc cho một người không có chức tư tế, hoặc cho một nhóm người, được tham gia vào việc thi hành trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ, thì ngài phải đặt một tư tế có các quyền và các năng quyền của một cha sở làm người điều hành trách nhiệm mục vụ.

Điều 518

Theo luật chung, giáo xứ phải có tính cách tòng thổ, nghĩa là bao gồm tất cả các Ki-tô hữu thuộc một địa hạt nhất định; tuy nhiên, ở đâu thấy thuận lợi, thì phải thiết lập các giáo xứ tòng nhân, xét theo lễ điển, ngôn ngữ, quốc tịch của các Ki-tô hữu trong một địa hạt, và còn xét theo bất cứ một lý do nào khác.

Điều 519

Cha sở là chủ chăn riêng của giáo xứ được trao phó cho ngài và ngài thi hành trách nhiệm mục vụ của cộng đoàn được ủy thác cho ngài, dưới quyền Giám mục giáo phận, mà ngài đã được kêu gọi để chia sẻ thừa tác vụ của Đức Ki-tô, ngõ hầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và lãnh đạo đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các linh mục hoặc các phó tế khác và với sự giúp đỡ của các giáo dân, chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 520

§1. Cha sở không thể là một pháp nhân; tuy nhiên, Giám Mục giáo phận, chứ không phải Giám Quản giáo phận, với sự đồng ý của Bề Trên có thẩm quyền, có thể ủy thác một giáo xứ cho một hội dòng giáo sĩ hoặc cho một tu đoàn tông đồ giáo sĩ, kể cả bằng việc thành lập giáo xứ trong chính nguyện đường của hội dòng hay của tu đoàn, nhưng với điều kiện là chỉ có một linh mục là cha sở của giáo xứ, hoặc nếu trách nhiệm mục vụ được ủy thác cách liên đới cho nhiều linh mục, thì chỉ có một linh mục là người điều hành, như đã được nói đến ở điều 517 §1.

§2. Việc ủy thác một giáo xứ được nói đến ở §1 có thể là vĩnh viễn hoặc chỉ trong một thời gian nhất định; trong cả hai trường hợp, việc ủy thác phải có hợp đồng bằng văn bản giữa Giám mục giáo phận và Bề Trên có thẩm quyền của hội dòng hay của tu đoàn; trong bản hợp đồng đó, ngoài những điều khác, phải xác định rõ ràng và kỹ lưỡng công việc phải thực hiện, nhân sự lãnh trách nhiệm và những vấn đề tài chính.

Điều 521

§1. Để được bổ nhiệm thành sự làm cha sở, ứng viên phải có thánh chức linh mục.

§2. Ngoài ra, đương sự phải trổi vượt về đạo lý lành mạnh và hạnh kiểm đứng đắn, có lòng nhiệt thành với các linh hồn và những nhân đức khác, hơn nữa còn phải có những đức tính mà luật phổ quát hoặc luật địa phương đòi buộc để lãnh trách nhiệm mục vụ nơi giáo xứ.

§3. Để trao giáo vụ cha sở cho người nào, thì cần phải biết rõ khả năng của người ấy, theo thể thức do Giám mục giáo phận ấn định, kể cả bằng việc khảo hạch.

Điều 522

Cha sở phải được hưởng sự ổn định, vì thế ngài phải được bổ nhiệm cho một thời gian vô hạn; Giám mục giáo phận có thể bổ nhiệm cha sở cho một thời gian hữu hạn, nếu Hội đồng Giám mục đã chấp nhận điều đó qua một sắc lệnh.

Điều 523

Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 682 §1, việc chỉ định giữ giáo vụ cha sở thuộc về Giám mục giáo phận, qua việc tự ý trao ban; trừ khi có người nào được hưởng quyền đề cử hoặc bầu cử.

Điều 524

Sau khi đã cân nhắc mọi hoàn cảnh, Giám mục giáo phận phải ủy thác một giáo xứ đang khuyết vị cho người mà ngài xét là có đủ khả năng xứng hợp để chu toàn trách nhiệm mục vụ ở đó, và phải tránh mọi thiên vị; để thẩm định về khả năng xứng hợp này, ngài phải tham khảo ý kiến của cha quản hạt và phải điều tra thích đáng bằng cách tham khảo ý kiến, nếu có thể được, của một số linh mục cũng như của giáo dân.

Điều 525

Trong lúc tòa giám mục khuyết vị hoặc bị cản trở, thuộc về Giám Quản giáo phận hoặc vị tạm thời lãnh đạo giáo phận:

việc cắt đặt hoặc phê chuẩn những linh mục đã được đề cử hoặc bầu cử hợp lệ để coi một giáo xứ;

việc bổ nhiệm các cha sở, nếu tòa bị khuyết vị hay bị ngăn trở đã được một năm.

Điều 526

§1. Mỗi cha sở chỉ lãnh trách nhiệm chủ chăn một giáo xứ mà thôi; tuy nhiên, vì thiếu tư tế hoặc vì những hoàn cảnh khác, có thể ủy thác việc coi sóc nhiều giáo xứ gần nhau cho cùng một cha sở.

§2. Trong cùng một giáo xứ, chỉ có một cha sở mà thôi, hoặc một vị điều hành chiếu theo quy tắc của điều 517 §1; mọi tập tục trái ngược đều bị bãi bỏ và mọi đặc ân trái ngược đều bị thu hồi.

Điều 527

§1. Ai đã được tiến cử để thi hành trách nhiệm mục vụ cho một giáo xứ, thì nhận lãnh trách nhiệm đó và buộc phải thi hành kể từ khi nhậm chức.

§2. Đấng Bản Quyền địa phương hoặc một tư tế được ngài ủy quyền dẫn cha sở đến nhậm chức, theo thể thức được luật địa phương dự liệu hoặc được tục lệ hợp pháp chấp nhận; tuy nhiên, khi có một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền có thể miễn chuẩn thể thức ấy; trong trường hợp này, việc thông báo sự miễn chuẩn cho giáo xứ thay thế việc nhậm chức.

§3. Đấng Bản Quyền địa phương phải ấn định thời hạn để cha sở nhậm chức, nếu thời gian hữu dụng qua đi mà không có ngăn trở chính đáng, ngài có thể tuyên bố giáo xứ khuyết vị.

Điều 528

§1. Cha sở buộc phải liệu sao để Lời Chúa được rao truyền cách toàn vẹn cho những người đang sinh sống trong giáo xứ, vì thế, ngài phải lo giảng dạy giáo dân về các chân lý đức tin, nhất là qua bài giảng trong các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc, cũng như qua việc đào tạo giáo lý; ngài phải ủng hộ những công việc cổ động tinh thần Phúc Âm, cả những việc liên quan đến công bình xã hội; ngài phải quan tâm cách riêng tới việc giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên; ngài phải cố gắng bằng mọi cách, với sự hợp tác của các Ki-tô hữu, để Tin Mừng cũng được loan báo cho những người không còn thực hành việc sống đạo nữa hoặc không tuyên xưng đức tin chân thật.

§2. Cha sở phải liệu sao để Thánh Thể trở thành trung tâm của việc tập họp các tín hữu trong giáo xứ; ngài phải cố gắng lo cho các Ki-tô hữu được nuôi dưỡng nhờ việc sốt sắng cử hành các bí tích, và nhất là thường xuyên đến gần bí tích Thánh Thể và bí tích sám hối; ngài cũng phải cố gắng hướng dẫn cho họ biết cầu nguyện ngay trong gia đình và biết ý thức tích cực tham gia vào việc phụng vụ thánh, mà ngài, là cha sở, phải điều hành trong giáo xứ của ngài, dưới quyền Giám mục giáo phận, và ngài phải canh chừng đừng để xảy ra một sự lạm dụng nào.

Điều 529

§1. Để nhiệt thành chu toàn trách nhiệm chủ chăn, cha sở phải cố gắng tìm hiểu các tín hữu đã được trao cho ngài coi sóc; ngài cũng phải đi thăm các gia đình, chia sẻ những nỗi lo âu, nhất là những ưu tư và tang tóc của các tín hữu, bằng cách nâng đỡ họ trong Chúa và sửa dạy họ cách khôn khéo, nếu họ có sai sót cách nào đó; ngài phải giúp đỡ những người đau yếu, nhất là những người đang hấp hối với một lòng bác ái vô biên, bằng cách ân cần ban các bí tích tăng sức cho họ và phó dâng linh hồn họ cho Thiên Chúa; ngài phải đặc biệt quan tâm đến những người nghèo, những người bệnh tật, những người cô đơn, những người tha hương, cũng như những người đang gặp những khó khăn đặc biệt; ngài cũng phải ra sức nâng đỡ các bậc vợ chồng và các bậc cha mẹ trong việc chu toàn bổn phận riêng của họ và phải cổ vũ sự thăng tiến đời sống Ki-tô Giáo trong gia đình.

§2. Cha sở phải nhận biết và cổ vũ phần đóng góp riêng của giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội, bằng cách cổ động các hội đoàn của họ nhằm các mục tiêu tôn giáo. Ngài phải cộng tác với Giám mục của mình và với linh mục đoàn của giáo phận, và ngài cũng phải làm sao để các tín hữu biết quan tâm đến sự hiệp thông trong giáo xứ, để họ cảm thấy mình vừa là thành phần của giáo phận, vừa là thành phần của Giáo Hội phổ quát, và để họ biết tham gia và nâng đỡ những công cuộc nhằm mục đích cổ vũ sự hiệp thông đó.

Điều 530

Những nhiệm vụ đã được ủy thác đặc biệt cho cha sở là:

ban bí tích Rửa Tội;

ban bí tích Thêm Sức cho những người nguy tử, chiếu theo quy tắc của điều 883, 3°;

ban Của Ăn Đàng và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 1003 §§2 và 3; cũng như ban phép lành Tông Tòa;

chứng hôn và chúc hôn;

cử hành lễ nghi an táng;

làm phép giếng rửa tội trong mùa Phục Sinh, chủ sự các cuộc rước kiệu ngoài nhà thờ, cũng như ban phép lành trọng thể ngoài nhà thờ;

cử hành Thánh Lễ cách trọng thể hơn trong các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc.

Điều 531

Cho dù người nào đã thực hiện một nhiệm vụ thuộc giáo xứ đi nữa, thì mọi của dâng cúng của các Ki-tô hữu mà người ấy đã nhận được trong dịp này đều được sung vào quỹ của giáo xứ, trừ khi điều này rõ ràng đi ngược với ý muốn của người dâng cúng đối với những của tự nguyện dâng cúng; Giám mục giáo phận, sau khi tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục, ấn định những quy định về việc sử dụng các của dâng cúng ấy cũng như về khoản thù lao cho các giáo sĩ thực hiện nhiệm vụ này.

Điều 532

Cha sở đại diện giáo xứ trong mọi công việc có tính cách pháp lý, chiếu theo quy tắc của luật; ngài phải quan tâm đến việc quản trị tài sản của giáo xứ chiếu theo quy tắc của các điều 1281-1288.

Điều 533

§1. Cha sở buộc phải ở trong nhà xứ gần nhà thờ, tuy nhiên. trong những trường hợp đặc biệt, vì một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép cha sở ở nơi khác, nhất là tại một nhà chung cho nhiều tư tế, miễn là phải liệu sao để chu toàn những nhiệm vụ thuộc giáo xứ một cách thuận lợi và đều đặn.

§2. Trừ khi có lý do nghiêm trọng, mỗi năm cha sở được phép vắng mặt khỏi giáo xứ để đi nghỉ, tối đa là một tháng, liên tục hoặc gián đoạn; những ngày cha sở vắng mặt để dự tĩnh tâm mỗi năm một lần không tính vào thời gian đi nghỉ; nhưng hễ vắng mặt khỏi giáo xứ quá một tuần lễ, cha sở buộc phải báo cho Đấng Bản Quyền địa phương biết điều đó.

§3. Giám mục giáo phận ấn định những quy tắc, để việc coi sóc giáo xứ được một linh mục có những năng quyền cần thiết đảm nhận, trong thời gian cha sở vắng mặt.

Điều 534

§1. Sau khi nhậm chức ở giáo xứ, cha sở có nghĩa vụ phải dâng ý lễ cầu cho đoàn dân được trao phó cho ngài vào mỗi ngày Chúa Nhật và lễ buộc trong giáo phận; nếu mắc ngăn trở chính đáng không dâng ý lễ như vậy được, ngài phải nhờ một linh mục khác dâng ý lễ thay trong chính các ngày đó, hoặc chính ngài phải dâng ý lễ bù lại vào các ngày khác.

§2. Cha sở nào coi sóc nhiều giáo xứ, thì chỉ buộc dâng một ý lễ, vào những ngày được nói đến ở §1, để cầu cho tất cả đoàn dân đã được trao phó cho ngài.

§3. Cha sở nào đã không chu toàn nghĩa vụ được nói đến ở các §§1 và 2, nếu đã bỏ bao nhiêu ý lễ, thì ngài phải sớm hết sức dâng đủ bấy nhiêu ý lễ để cầu cho đoàn dân.

Điều 535

§1. Trong mỗi giáo xứ phải có những sổ sách của giáo xứ, tức là sổ rửa tội, số hôn phối, sổ tử và những sổ khác theo những quy định của Hội đồng Giám mục hoặc của Giám mục giáo phận; cha sở phải liệu để những số sách ấy được ghi chép kỹ lưỡng và được giữ gìn cẩn thận.

§2. Trong sổ rửa tội cũng phải ghi chú việc chịu phép thêm sức và những gì thuộc về tình trạng giáo luật của các Ki-tô hữu, như hôn phối, trừ những quy định của điều 1133, việc nhận dưỡng tử, việc lãnh chức thánh, việc tuyên khấn vĩnh viễn trong một hội dòng, cũng như việc thay đối lễ điển; tất cả những điều này luôn luôn phải được ghi lại trong chứng chỉ rửa tội.

§3. Mỗi giáo xứ phải có một con dấu riêng; các chứng chỉ về tình trạng giáo luật của các Ki-tô hữu, cũng như tất cả các văn thư có tầm quan trọng pháp lý đều phải được chỉnh cha sở hoặc người thụ ủy ký tên và phải đóng dấu của giáo xứ.

§4. Mỗi giáo xứ phải có một tủ hoặc một văn khố để lưu giữ sổ sách của giáo xứ cùng với các thư từ của Giám Mục và các tài liệu khác cần được lưu giữ vì nhu cầu hoặc vì lợi ích; tất cả các giấy tờ này phải được Giám mục giáo phận hoặc người thụ ủy kiểm tra trong dịp kinh lý hay vào một dịp thuận tiện khác; cha sở phải liệu sao đừng để các sổ sách đó lọt vào tay người ngoài.

§5. Những sổ sách lâu đời của giáo xứ cũng phải được giữ gìn cẩn thận, theo những quy định của luật địa phương.

Điều 536

§1. Nếu Giám mục giáo phận xét thấy thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục, thì nên thiết lập trong mỗi giáo xứ một hội đồng mục vụ, do cha sở đứng đầu, trong hội đồng này, các Ki-tô hữu cùng với những người tham gia vào trách nhiệm mục vụ của giáo xứ, chiếu theo chức vụ của họ, phải góp phần cổ vũ sinh hoạt mục vụ.

§2. Hội đồng mục vụ chỉ có quyền tư vấn và được điều hành theo các quy tắc do Giám mục giáo phận thiết lập.

Điều 537

Mỗi giáo xứ phải có một hội đồng kinh tế được điều hành không những theo luật phổ quát, mà còn theo các quy tắc do Giám mục giáo phận ban hành; trong hội đồng ấy, các Ki-tô hữu được tuyển chọn theo các quy tắc này phải giúp cha sở trong việc quản trị tài sản của giáo xứ, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 532.

Điều 538

§1. Cha sở chấm dứt nhiệm vụ do Giám mục giáo phận giải nhiệm hoặc do thuyên chuyển chiếu theo quy tắc của luật, do tự ý từ nhiệm với một lý do chính đáng, và để được hữu hiệu, đơn xin từ nhiệm phải được chính Giám mục giáo phận chấp thuận, và sau hết do thời hạn đã mãn, nếu cha sở đã được đặt lên cho một thời hạn nhất định chiếu theo những quy định của luật địa phương được nói đến ở điều 522.

§2. Việc giải nhiệm một cha sở là thành viên của một hội dòng hoặc đã nhập tịch vào một tu đoàn tông đồ phải được thực hiện chiếu theo quy tắc của điều 682 §2.

§3. Khi đã được bảy mươi lăm tuổi trọn, cha sở được yêu cầu đệ đơn từ nhiệm lên Giám mục giáo phận; sau khi đã xem xét mọi hoàn cảnh con người và địa phương, chính Giám mục phải quyết định chấp nhận hoặc hoãn lại việc từ nhiệm; Giám mục giáo phận phải cấp cho vị từ nhiệm một nơi ăn chốn ở xứng hợp, theo các quy tắc do Hội đồng Giám mục ban hành.

Điều 539

Khi giáo xứ khuyết vị hoặc khi cha sở bị ngăn trở không thể thi hành trách nhiệm mục vụ trong giáo xứ được vì bị giam cầm, bị lưu đày hoặc bị sa thải, không có năng lực hoặc vì thiếu sức khoẻ, hoặc vì một lý do nào khác, Giám Mục giáo phận phải chỉ định càng sớm càng tốt một giám quản giáo xứ, tức là một tư tế để thay thế cha sở chiếu theo quy tắc của điều 540.

Điều 540

§1. Giám quản giáo xứ cũng có các nghĩa vụ và cũng được hưởng các quyền lợi như cha sở, trừ khi Giám mục giáo phận ấn định cách khác.

§2. Giám quản giáo xứ không được phép làm điều gì có thế gây thiệt hại cho các quyền của cha sở hoặc có thể làm tổn thất tài sản của giáo Xứ.

§3. Sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ, giám quản giáo xứ phải phúc trình với cha sở.

Điều 541

§1. Khi giáo xứ khuyết vị hoặc khi cha sở bị cản trở không thi hành trách nhiệm mục vụ được, thì việc tạm thời lãnh đạo giáo xứ phải do cha phó đảm nhận, trước khi vị giám quản giáo xứ được đặt lên; nếu có nhiều cha phó, thì phải do cha phó nào được bổ nhiệm trước hết, nếu không có cha phó, thì phải do cha sở nào được luật địa phương chỉ định.

§2. Ai đảm nhiệm việc lãnh đạo giáo xứ chiếu theo quy tắc của §1, phải lập tức báo cho Đấng Bản Quyền địa phương biết tin giáo xứ khuyết vị.

Điều 542

Khi trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ hoặc của nhiều giáo xứ cùng một lúc được trao cho các tư tế cách liên đới, chiếu theo quy tắc của điều 517 §1, thì những vị này:

phải có đủ những đức tính được nói đến ở điều 521;

phải được bổ nhiệm hoặc được cắt đặt chiếu theo những quy định của các điều 522524;

chỉ phải đảm nhận trách nhiệm mục vụ kể từ khi nhậm chức: vị điều hành các tư tế phải nhậm chức chiếu theo quy tắc của điều 527 §2; còn các tư tế khác phải tuyên xưng đức tin cách hợp pháp thay cho việc nhậm chức.

Điều 543

§1. Nếu trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ hoặc của nhiều giáo xứ cùng một lúc được trao cho các tư tế cách liên đới, thì mỗi vị trong các ngài, theo quy tắc do chính các ngài thiết lập, buộc phải chu toàn những công việc và những nhiệm vụ của cha Sở, được nói đến ở các điều 528, 529530; tất cả các tư tế này đều có năng quyền chứng hôn cũng như mọi quyền miên chuẩn mà luật dành cho cha sở, nhưng các năng quyền và các quyền này phải được thi hành dưới sự hướng dẫn của vị điều hành.

§2. Tất cả các tư tế trong nhóm:

buộc phải giữ luật về cư trú;

phải thỏa thuận với nhau để ấn định nội quy theo đó một vị trong nhóm phải dâng ý lễ cầu cho đoàn dân chiếu theo quy tắc của điều 534;

trong các công việc có tính cách pháp lý, chỉ một mình vị điều hành đại diện cho giáo xứ hoặc cho nhóm giáo xứ.

Điều 544

Khi một tư tế thuộc nhóm được nói đến ở điều 517 §1, hoặc vị điều hành của nhóm mãn nhiệm, cũng như khi một vị trong nhóm không có năng lực để thi hành trách nhiệm mục vụ nữa, thì giáo xứ hoặc các giáo xứ đã được ủy thác cho nhóm này không bị khuyết vị; tuy nhiên, Giám mục giáo phận bổ nhiệm một vị điều hành khác; nhưng trước khi Giám mục bổ nhiệm người khác, thì tư tế nào trong nhóm được bổ nhiệm trước hết phải chu toàn trách nhiệm đó.

Điều 545

§1. Mỗi khi xét thấy cần thiết hoặc thuận lợi cho việc chu toàn thích đáng trách nhiệm mục vụ trong một giáo xứ, có thể ban thêm cho cha sở một hay nhiều cha phó; với tư cách là những cộng tác viên của cha sở, chia sẻ mối bận tâm của ngài, cùng ngài bàn bạc và nghiên cứu, các vị này phải đảm nhận thừa tác mục vụ dưới quyền ngài.

§2. Một cha phó có thể được đặt để phụ trách toàn bộ thừa tác mục vụ cho toàn thể giáo xứ, hoặc cho một phần nhất định của giáo xứ, hoặc cho một nhóm Ki-tô hữu nhất định của giáo xứ, hay để đảm nhận việc thi hành một thừa tác vụ nhất định trong nhiều giáo xứ một trật.

Điều 546

Để được bổ nhiệm làm cha phó cách hữu hiệu, đương sự phải có thánh chức linh mục.

Điều 547

Giám mục giáo phận được tự do bổ nhiệm cha phó, nếu xét thấy thuận tiện, sau khi đã tham khảo ý kiến của cha sở hoặc của các cha sở của những giáo xứ vì đó mà cha phó được đặt lên, cũng như của cha quản hạt, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 682 §1.

Điều 548

§1. Các nghĩa vụ và các quyền của cha phó chẳng những được ấn định trong những điều của chương này, trong quy chế của giáo phận và trong văn thư của Giám mục giáo phận, mà còn được xác định cách đặc biệt bằng sự ủy nhiệm của cha sở.

§2. Trừ khi văn thư của Giám mục giáo phận đã minh nhiên dự liệu cách khác, cha phó chiếu theo chức vụ buộc phải giúp đỡ cha sở trong toàn bộ thừa tác vụ của giáo xứ, ngoại trừ việc dâng ý lễ cầu cho đoàn dân, và nếu trường hợp xảy ra chiếu theo quy tắc của luật, phải thay thế cha sở.

§3. Cha phó phải tường trình đều đặn cho cha sở biết những chương trình mục vụ được hoạch định và đang tiến hành thế nào để cha sở và cha phó, hoặc các cha phó, có thể hợp lực với nhau để đảm nhận việc mục vụ giáo xứ mà các ngài cùng chịu trách nhiệm.

Điều 549

Trong lúc cha sở vắng mặt, trừ khi Giám mục giáo phận đã dự liệu cách khác chiếu theo quy tắc của điều 533 §3, và trừ khi đã đặt một vị giám quản giáo xứ, thì phải giữ những quy định của điều 541 §1; trong trường hợp ấy, cha phó buộc phải giữ mọi nghĩa vụ của cha sở, trừ nghĩa vụ dâng ý lễ cầu cho đoàn dân.

Điều 550

§1. Cha phó buộc phải ở trong giáo xứ, hoặc nếu ngài được đặt làm cha phó cho nhiều giáo xứ một trật, thì ngài phải ở tại một trong các giáo xứ ấy; tuy nhiên, vì một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép ngài ở nơi khác, nhất là tại một nhà chung cho các linh mục, miễn là việc chu toàn trách nhiệm mục vụ không gây ra một thiệt hại nào.

§2. Ở đâu có thể, Đấng Bản Quyền địa phương phải cổ vũ một nếp sống chung nào đó giữa cha sở và các cha phó tại nhà xứ.

§3. Về thời gian đi nghỉ, cha phó được hưởng cùng một quyền như cha sở.

Điều 551

Về những của dâng cúng mà các Ki-tô hữu dành cho cha phó nhân dịp thi hành thừa tác mục vụ, thì phải tuân giữ những quy định của điều 531.

Điều 552

Cha phó có thể bị Giám mục giáo phận hoặc Giám Quản giáo phận bãi nhiệm, vì một lý do chính đáng, miễn là phải tôn trọng những quy định của điều 682 §2.

Scroll to Top