TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” – “CHÚNG TÔI TIN” (26–184)
CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27–49)
CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50–141)
Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51–73)
Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74–100)
CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142–184)
Mục 2: Chúng tôi tin (166–184)
ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185–1065)
CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198–421)
Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199–421)
Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199–231)
Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268–278)
Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279–324)
CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422–682)
Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456–483)
Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484–511)
Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512–570)
Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574–594)
Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595–623)
Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624–630)
Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631–658)
Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632–637)
Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638–658)
Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659–667)
Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668–682)
CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683–1065)
Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687–747)
Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748–975)
Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751–780)
Tiết 2: Hội Thánh – Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781–810)
Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811–870)
Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871–945)
Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946–962) [1474–1477]
Tiết 6: Đức Ma-ri-a – Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963–975)
Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976–987)
Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988–1019)
CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KI-TÔ GIÁO
ĐOẠN THỨ NHẤT: NHIỆM CỤC BÍ TÍCH (1076–1209)
CHƯƠNG I: MẦU NHIỆM VƯỢT QUA TRONG THỜI ĐẠI CỦA HỘI THÁNH (1077–1134)
Mục 1: Phụng vụ – Công trình của Ba Ngôi Chí Thánh (1077–1112)
Mục 2: Mầu nhiệm Vượt Qua trong các bí tích của Hội Thánh (1113–1134)
CHƯƠNG II: CỬ HÀNH MẦU NHIỆM VƯỢT QUA TRONG CÁC BÍ TÍCH (1135–1209)
Mục 1: Cử hành phụng vụ của Hội Thánh (1136–1199)
Mục 2: Nhiều phụng vụ khác nhau và một mầu nhiệm duy nhất (1200–1209)
ĐOẠN THỨ HAI: BẢY BÍ TÍCH CỦA HỘI THÁNH (1210–1690)
CHƯƠNG I: CÁC BÍ TÍCH KHAI TÂM KI-TÔ GIÁO (1212–1419)
Mục 1: Bí tích Rửa Tội (1213–1284)
Mục 2: Bí tích Thêm Sức (1285–1321)
Mục 3: Bí tích Thánh Thể (1322–1419)
CHƯƠNG II: CÁC BÍ TÍCH CHỮA LÀNH (1420–1532)
Mục 4: Bí tích Thống Hối và Giao Hòa (1422–1498)
Mục 5: Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân (1499–1532)
CHƯƠNG III: CÁC BÍ TÍCH PHỤC VỤ SỰ HIỆP THÔNG (1533–1666)
Mục 6: Bí tích Truyền Chức Thánh (1536–1600)
Mục 7: Bí tích Hôn Phối (1601–1666)
CHƯƠNG IV: NHỮNG CỬ HÀNH PHỤNG VỤ KHÁC (1667–1690)
ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ
ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699–2051)
CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700–1876)
Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701–1715)
Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716–1729)
Mục 3: Sự tự do của con người (1730–1748)
Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749–1761)
Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762–1775)
Mục 6: Lương tâm luân lý (1776–1802)
Mục 7: Các nhân đức (1803–1845)
CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877–1948)
Mục 1: Cá vị và xã hội (1878–1896)
Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897–1927)
Mục 3: Công bằng xã hội (1928–1948)
CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949–2051)
Mục 1: Luật luân lý (1950–1986)
Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987–2029)
Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030–2051)
ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052–2557)
Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084–2141)
Mục 2: Điều răn thứ hai (2142–2167)
Mục 3: Điều răn thứ ba (2168–2195)
CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196–2557)
Mục 4: Điều răn thứ tư (2197–2257)
Mục 5: Điều răn thứ năm (2258–2330)
Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331–2400)
Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401–2463)
Mục 8: Điều răn thứ tám (2464–2513)
KINH NGUYỆN KI-TÔ GIÁO
ĐOẠN THỨ NHẤT: KINH NGUYỆN TRONG ĐỜI SỐNG KI-TÔ HỮU (2558–2758)
CHƯƠNG I: MẶC KHẢI VỀ CẦU NGUYỆN (2566–2649)
Mục 1: Trong Cựu Ước (2568–2597)
Mục 2: Khi thời gian viên mãn (2598–2622)
Mục 3: Trong thời của Hội Thánh (2623–2649)
CHƯƠNG II: TRUYỀN THỐNG CẦU NGUYỆN (2650–2696)
Mục 1: Những nguồn mạch của kinh nguyện (2652–2662)
Mục 2: Con đường cầu nguyện (2663–2682)
Mục 3: Những người hướng dẫn cầu nguyện (2683–2696)
CHƯƠNG III: ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN (2697–2758)
Mục 1: Những cách diễn đạt việc cầu nguyện (2700–2724)
Mục 2: Cuộc chiến đấu của việc cầu nguyện (2725–2745)
Mục 3: Lời cầu nguyện trong Giờ của Chúa Giê-su (2746–2758)
ĐOẠN THỨ HAI: LỜI KINH CỦA CHÚA: KINH LẠY CHA (2759–2865)
Mục 1: “Bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng” (2761–2776)
Mục 2: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” (2777–2802)
26631201
Trong truyền thống sống động của việc cầu nguyện, mỗi Giáo Hội đề ra cho các tín hữu của mình, theo bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, một ngôn ngữ cầu nguyện của họ: những lời lẽ, giai điệu, cử chỉ và hình ảnh. Huấn quyền10 có trách nhiệm phân định xem những con đường cầu nguyện ấy có trung thành với truyền thống đức tin tông truyền không; các mục tử và giáo lý viên có trách nhiệm giải thích ý nghĩa, luôn quy chiếu vào Chúa Giê-su Ki-tô, của những con đường cầu nguyện này.
Kinh nguyện dâng lên Chúa Cha (2664)
26642780
Kinh nguyện Ki-tô Giáo không có con đường nào khác ngoài Đức Ki-tô. Việc cầu nguyện của chúng ta, dù của cộng đoàn hoặc của cá nhân, dù là khẩu nguyện hay tâm nguyện, không thể dâng lên tới Chúa Cha nếu chúng ta không cầu nguyện “nhân danh Chúa Giê-su.” Quả vậy, nhân tính thánh thiện của Chúa Giê-su là con đường, qua đó Chúa Thánh Thần dạy chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha chúng ta.
Kinh nguyện dâng lên Chúa Giê-su (2665–2669)
2665451
Kinh nguyện của Hội Thánh, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và việc cử hành phụng vụ, dạy chúng ta cầu nguyện với Chúa Giê-su. Mặc dù kinh nguyện đó chủ yếu dâng lên Chúa Cha, nhưng trong tất cả các truyền thống phụng vụ, vẫn hàm chứa những hình thức cầu nguyện dâng lên Đức Ki-tô. Một số Thánh vịnh, như hiện được thích ứng trong kinh nguyện của Hội Thánh, và Tân Ước, đặt vào môi miệng và khắc ghi trong tâm hồn chúng ta những lời khẩn nguyện dâng lên Đức Ki-tô: Lạy Con Thiên Chúa, Ngôi Lời của Thiên Chúa, Chúa, Đấng Cứu độ, Chiên Thiên Chúa, Đức Vua, Con chí ái của Thiên Chúa, Con Đức Trinh Nữ, Vị Mục tử nhân lành, Sự Sống của chúng con, Ánh sáng của chúng con, Hy vọng của chúng con, Sự Phục sinh của chúng con, Bạn của loài người.
2666432, 435
Nhưng Danh thánh hàm chứa tất cả các tước hiệu trên là Danh thánh mà Con Thiên Chúa đã tiếp nhận trong cuộc Nhập Thể: đó là Danh thánh GIÊ-SU. Danh Thiên Chúa là siêu phàm, môi miệng loài của chúng ta không được đọc lên,11 nhưng Ngôi Lời Thiên Chúa, khi nhận lấy bản tính nhân loại của chúng ta, đã trao Danh ấy cho chúng ta, và chúng ta có thể kêu cầu Danh ấy: “Giê-su”, nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ.”12 Danh thánh Giê-su bao hàm mọi sự: Thiên Chúa và con người cùng với toàn thể Nhiệm cục tạo dựng và cứu độ. Cầu nguyện danh “Giê-su”, là khẩn cầu Người, là kêu gọi Người. Danh của Người là Danh duy nhất hàm chứa sự hiện diện mà Danh ấy biểu thị. Chúa Giê-su là Đấng phục sinh, và bất cứ ai kêu cầu Danh Người thì đón nhận Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương họ và tự nộp mình vì họ.13
26672616
Lời khẩn nguyện này của đức tin, tuy đơn sơ, đã được khai triển dưới nhiều hình thức trong truyền thống kinh nguyện Đông và Tây phương. Công thức thông dụng nhất, được các đan sĩ ở núi Xi-nai, Syria và núi Athos truyền lại, là lời khẩn nguyện: “Lạy Đức Giê-su Ki-tô, là Con Thiên Chúa, và là Chúa chúng con, xin thương xót chúng con là những kẻ tội lỗi.” Công thức này phối hợp thánh thi ca ngợi Đức Ki-tô trong Thư gửi giáo đoàn Phi-líp-phê (2,6-11) với lời van xin của người thu thuế và những người xin được sáng mắt.14 Nhờ lời khẩn nguyện này, tâm hồn được hòa nhịp với sự khốn cùng của con người và lòng thương xót của Đấng Cứu Độ họ.
2668435
Lời khẩn nguyện Danh thánh Chúa Giê-su là con đường đơn giản nhất của việc cầu nguyện liên lỉ. Được thường xuyên lặp đi lặp lại bởi một tâm hồn chăm chú cách khiêm tốn, lời khẩn nguyện này không bị phân tán thành những lời “lải nhải” (Mt 6,7), nhưng “nắm giữ Lời Chúa và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả.”15 Lời khẩn nguyện này có thể thực hiện “luôn luôn”, vì đây không phải là một công việc bên cạnh một công việc khác, nhưng chỉ là công việc duy nhất, đó là việc yêu mến Thiên Chúa, công việc này làm sinh động và biến đổi mọi hoạt động trong Đức Ki-tô Giê-su.
2669478, 1674
Cũng như việc khẩn nguyện Danh cực thánh của Chúa Giê-su, kinh nguyện của Hội Thánh còn tôn sùng Thánh Tâm Người. Việc tôn sùng này tôn thờ Ngôi Lời Nhập Thể và Thánh Tâm của Người, Thánh Tâm vì yêu thương loài người, đã để cho bị đâm thâu vì tội lỗi chúng ta. Kinh nguyện Ki-tô Giáo cũng mộ mến đi Đàng Thánh Giá, theo chân Đấng cứu độ. Các chặng từ dinh Tổng trấn đến đồi Gôlgôtha và Mộ Thánh làm thành con đường của Chúa Giê-su, Đấng đã cứu chuộc trần gian bằng thánh giá của Người.
“Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến” (2670–2672)
2670683, 2001, 1310
“Không ai có thể nói rằng: ‘Đức Giê-su là Chúa’, nếu người ấy không ở trong Thần Khí” (1 Cr 12,3). Mỗi khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện với Chúa Giê-su, thì chính Chúa Thánh Thần dùng ân sủng dự phòng của Ngài, đưa chúng ta vào con đường cầu nguyện. Ngài dạy chúng ta cầu nguyện khi nhắc chúng ta nhớ đến Đức Ki-tô, thì lẽ nào chúng ta lại không cầu nguyện với chính Ngài? Vì vậy, Hội Thánh mời gọi chúng ta cầu khẩn Chúa Thánh Thần mỗi ngày, nhất là khi khởi sự và kết thúc mọi hoạt động quan trọng.
“Nếu như Chúa Thánh Thần không đáng được tôn thờ, thì làm sao Ngài thần hóa tôi bằng bí tích Rửa Tội được? Còn nếu Ngài đáng được tôn thờ, thì lẽ nào Ngài lại không được tôn thờ cách đặc biệt?”16
2671
Công thức truyền thống để xin Chúa Thánh Thần là kêu cầu Chúa Cha, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng ta, để Chúa Cha ban cho chúng ta Thần Khí An ủi.17 Chúa Giê-su nhấn mạnh đến lời cầu xin này nhân danh Người, khi Người hứa ban hồng ân là Thần Khí sự thật.18 Nhưng lời cầu nguyện đơn giản và trực tiếp nhất theo truyền thống là: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến.” Mọi truyền thống phụng vụ đã khai triển lời nguyện ấy trong các điệp ca và thánh thi:
“Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến, xin tràn ngập tâm hồn các tín hữu của Chúa, và xin nhóm lửa tình yêu Chúa trong họ.”19
“Lạy Đức Vua thiên quốc, Đấng An ủi, Thần Khí sự thật, Đấng hiện diện khắp nơi và tràn ngập vạn sự, là kho tàng mọi điều thiện hảo và là nguồn mạch sự sống, xin ngự đến, xin cư ngụ trong chúng con, xin thanh tẩy chúng con sạch mọi vết nhơ và xin cứu độ linh hồn chúng con, lạy Chúa là Đấng nhân lành.”20
2672695
Chúa Thánh Thần, mà dầu của Ngài thấm nhập toàn thể con người chúng ta, là Vị Thầy nội tâm của việc cầu nguyện Ki-tô Giáo. Chính Ngài là Đấng kiến tạo truyền thống sống động của việc cầu nguyện. Quả thật, có bao nhiêu người cầu nguyện thì có bấy nhiêu đường lối cầu nguyện, nhưng cùng một Thần Khí hoạt động trong mọi người và cùng với mọi người. Trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần, kinh nguyện Ki-tô Giáo là kinh nguyện trong Hội Thánh.
Hiệp thông với Thánh Mẫu của Thiên Chúa (2673–2679)
2673689
Trong việc cầu nguyện, Chúa Thánh Thần liên kết chúng ta với Ngôi Vị của Người Con Một trong nhân tính đã được tôn vinh của Người. Nhờ và trong nhân tính ấy, lời cầu nguyện con thảo của chúng ta hiệp thông với Thân Mẫu Chúa Giê-su trong Hội Thánh.21
2674494
Từ khi Đức Ma-ri-a ưng thuận trong đức tin lúc Truyền Tin và không ngần ngại giữ vững sự ưng thuận đó dưới chân thập giá, tình mẫu tử của Mẹ từ đó lan rộng tới những người anh em và chị em của Con Mẹ “còn trên đường lữ hành và đang gặp nhiều hiểm nguy gian khó.”22 Chúa Giê-su, Đấng trung gian duy nhất, là con đường cầu nguyện của chúng ta. Đức Ma-ri-a, Mẹ Người và cũng là Mẹ chúng ta, trở thành hình ảnh hoàn toàn trong suốt của Người. Theo cách trình bày bích họa của truyền thống Giáo Hội Đông và Tây phương: Mẹ “chỉ đường”, Mẹ là “Dấu chỉ” của Con đường là Chúa Giê-su.
2675970, 512, 2619
Chính từ sự cộng tác đặc biệt này của Đức Ma-ri-a với hoạt động của Chúa Thánh Thần, mà các Giáo Hội đã triển khai kinh nguyện dâng lên Thánh Mẫu của Thiên Chúa, quy hướng kinh nguyện ấy về trung tâm là Ngôi Vị Đức Ki-tô, được biểu lộ trong các mầu nhiệm của Người. Trong vô số thánh thi và điệp ca diễn tả kinh nguyện này, có hai động thái thường thay đổi nhau: một là “ngợi khen” Chúa vì “những điều cao cả” Ngài đã làm cho Mẹ, người nữ tỳ khiêm hạ của Ngài, và qua Mẹ, cho tất cả mọi người;23 hai là dâng lên Mẹ Chúa Giê-su những lời cầu khẩn và ca ngợi của con cái Thiên Chúa, vì giờ đây Mẹ biết rõ nhân loại, mà trong Mẹ, nhân loại ấy đã được Con Thiên Chúa kết hợp như hiền thê của Người.
2676722, 490, 435, 146
Hai động thái nói trên của kinh nguyện dâng lên Đức Ma-ri-a được diễn tả cách độc đáo trong kinh Kính Mừng:
“Kính mừng Ma-ri-a” (Ave, Ma-ri-a – Laetare, Ma-ri-a): lời chào của thiên sứ Gáp-ri-en mở đầu kinh Kính mừng. Chính Thiên Chúa, qua vị thiên sứ của Ngài, chào Đức Ma-ri-a. Lời kinh của chúng ta dám lặp lại lời chào Đức Ma-ri-a với tâm tình của Thiên Chúa khi Ngài đoái thương nhìn đến người nữ tỳ hèn mọn của Ngài24 và hân hoan vì niềm vui mà Thiên Chúa gặp được nơi Đức Ma-ri-a.25
“Bà đầy ân phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà”: hai phần lời chào của vị thiên sứ soi sáng cho nhau. Đức Ma-ri-a đầy ân sủng vì Chúa ở cùng Mẹ. Ân sủng, mà Mẹ được ban tràn đầy, chính là sự hiện diện của Đấng là nguồn mạch mọi ân sủng. “Reo vui lên… hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem… ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi” (Sp 3,14.17a). Đức Ma-ri-a, vì được chính Chúa đến và ngự nơi Mẹ, nên Mẹ chính là thiếu nữ Xi-on, là Hòm bia Giao Ước, nơi vinh quang Chúa ngự trị: chính Mẹ là “nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại” (Kh 21,3). Được “đầy ơn phúc”, Mẹ đã tận hiến cho Đấng đến ngự nơi Mẹ và là Đấng Mẹ sắp trao ban cho thế gian.
“Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giê-su con lòng bà gồm phúc lạ.” Sau lời chào của thiên sứ, chúng ta lấy lời chào của bà Ê-li-sa-bét làm lời chào của chúng ta. “Được tràn đầy Thánh Thần” (Lc 1,41), bà Ê-li-sa-bét là người đầu tiên trong chuỗi dài những thế hệ tung hô Đức Ma-ri-a là người có phúc:26 “Em thật có phúc vì đã tin…” (Lc 1,45). Đức Ma-ri-a “có phúc lạ hơn mọi người nữ” vì Mẹ đã tin rằng lời Chúa sẽ được hoàn thành. Nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã trở thành phúc lành cho “mọi gia tộc trên mặt đất” (St 12,3). Nhờ đức tin, Đức Ma-ri-a đã trở thành Mẹ của các kẻ tin; nhờ Mẹ, mọi dân tộc trên mặt đất được đón nhận Đấng là chính phúc lành của Thiên Chúa: “Giê-su, con lòng bà gồm phúc lạ.”
2677495, 1020
“Thánh Ma-ri-a Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con…”. Cùng với bà Ê-li-sa-bét chúng ta sửng sốt: “Bởi đâu tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 1,43). Đức Ma-ri-a, vì đã tặng ban cho chúng ta Chúa Giê-su là Con của Mẹ, nên Mẹ là Thân mẫu của Thiên Chúa và là Thân mẫu của chúng ta: chúng ta có thể phó thác cho Mẹ mọi nỗi âu lo và những lời cầu xin của chúng ta. Mẹ cầu nguyện cho chúng ta như Mẹ đã cầu nguyện cho bản thân Mẹ: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Khi phó thác để Mẹ cầu nguyện cho chúng ta, chúng ta cùng với Mẹ phó dâng bản thân chúng ta cho thánh ý Thiên Chúa: “Nguyện cho ý Cha thể hiện.”
“Cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử”. Khi xin Đức Mẹ cầu nguyện cho chúng ta, chúng ta nhìn nhận mình là những người tội lỗi khốn cùng và kêu cầu đến “Mẹ của lòng thương xót”, Mẹ hoàn toàn thánh thiện. Chúng ta trao phó bản thân cho Mẹ “khi nay”, là ngày hôm nay của cuộc đời chúng ta. Lòng tín thác của chúng ta được mở rộng để ngay từ bây giờ chúng ta đã trao phó “giờ lâm tử” của chúng ta cho Mẹ. Xin Mẹ hiện diện trong giờ phút đó như Mẹ đã hiện diện lúc Con Mẹ chết trên thập giá. Vào giờ chúng ta qua đời, với tư cách là Mẹ chúng ta,27 xin Mẹ đón nhận và dẫn chúng ta đến với Con của Mẹ, trên thiên đàng.
2678971, 1674
Lòng đạo đức ở Tây phương thời Trung Cổ đã quảng bá việc cầu nguyện bằng kinh Mân Côi, như một thứ thay thế bình dân cho Các Giờ Kinh phụng vụ. Ở Đông phương, hình thức kinh cầu, như Akathistos và Paraklisis, gần gũi hơn với kinh nguyện cộng đoàn trong các Giáo hội Byzantin; trong khi đó các truyền thống của Armeni, Copte và Syri lại chuộng các thánh thi và thánh ca bình dân kính Mẹ Thiên Chúa. Nhưng kinh Kính Mừng, các thánh thi kính Mẹ Thiên Chúa của thánh Êphrem hoặc của thánh Grêgôriô Narek, về cơ bản vẫn lưu giữ cùng một truyền thống cầu nguyện.
2679967, 972
Đức Ma-ri-a là Người phụ nữ cầu nguyện trọn hảo, là hình ảnh của Hội Thánh. Khi cầu nguyện với Mẹ, chúng ta cùng với Mẹ gắn bó với ý định của Chúa Cha, Đấng sai Con Một Ngài đến để cứu độ tất cả mọi người. Như người môn đệ yêu dấu, chúng ta đón nhận về nhà chúng ta28 Mẹ Chúa Giê-su, đã trở thành Mẹ của mọi sinh linh. Chúng ta có thể cầu nguyện cùng với Mẹ và kêu cầu Mẹ. Kinh nguyện của Hội Thánh như được nâng đỡ bởi kinh nguyện của Đức Ma-ri-a. Kinh nguyện này được kết hợp với Mẹ trong niềm hy vọng.29
Tóm lược (2680–2692)
2680
Việc cầu nguyện chủ yếu dâng lên Chúa Cha, cũng được dâng lên Chúa Giê-su, nhất là qua việc kêu cầu Thánh Danh Người: “Lạy Đức Giê-su Ki-tô, là Con Thiên Chúa và là Chúa chúng con, xin thương xót chúng con là những kẻ tội lỗi.”
2681
“Không ai có thể nói rằng: ‘Đức Giê-su là Chúa’, nếu người ấy không ở trong Thần Khí” (1 Cr 12,3). Hội Thánh mời gọi chúng ta kêu cầu Chúa Thánh Thần như Vị Thầy nội tâm của việc cầu nguyện Ki-tô Giáo.
2682
Vì Đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã cộng tác cách độc đáo với hoạt động của Chúa Thánh Thần, nên Hội Thánh ưa thích cầu nguyện trong sự hiệp thông với Mẹ, để cùng Mẹ tán dương những việc cao cả Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ và để phó thác cho Mẹ những lời khẩn cầu và ca ngợi.
Chú thích
10 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Dei Verbum, 10: AAS 58 (1966) 822.
11 X. Xh 3,14; 33,19-23.
12 X. Mt 1,21.
13 X. Rm 10,13; Cv 2,21; 3,15-16; Gl 2,20.
14 X. Lc 18,13; Mc 10,46-52..
15 X. Lc 8,15.
16 Thánh Grêgôriô thành Nazien, Oratio 31 (theologica 5), 28: SC 250,332 (PG 36,165).
17 X. Lc 11,13.
18 X. Ga 14,17; 15,26; 16,13.
19 Lễ trọng Chúa Thánh Thần hiện xuống, Điệp ca kinh “Magnificat” Kinh Chiều I: Các Giờ Kinh Phụng Vụ, editio typica, v. 2 (Typis Polyglottis Vaticanis 1973) 798; x. Lễ trọng Chúa Thánh Thần hiện xuống, Thánh lễ chính ngày, Ca tiếp liên: Lectionarium, v. 1, editio typica (Typis Polyglottis Vaticanis 1970) 855-856.
20 Officium Horarum Byzantinum, Vespertinum in die Pentecostes, Sticherum 4 : Pentekostarion (Romae 1884) 394.
21 X. Cv 1,14.
22 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 62: AAS 57 (1965) 63.
23 X. Lc 1,46-55.
24 X. Lc 1,48.
25 X. Sp 3,17.
26 X. Lc 1,48.
27 X. Ga 19,27.
28 X. Ga 19,27.
29 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 68-69: AAS 57 (1965) 66-67.