Mục 2: Cuộc chiến đấu của việc cầu nguyện (2725-2745)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

27252612, 409, 2015

Việc cầu nguyện là một quà tặng của ân sủng và là lời đáp lại kiên vững từ phía chúng ta. Nó luôn đòi phải cố gắng. Những vị cầu nguyện nổi tiếng trong Cựu Ước trước Đức Ki-tô, cũng như Mẹ Thiên Chúa và các Thánh cùng với Chúa Giê-su đều dạy chúng ta: cầu nguyện là một cuộc chiến đấu. Chiến đấu chống lại ai? Chống lại chính chúng ta và chống lại những mưu mô của Tên cám dỗ, là kẻ muốn làm tất cả để con người bỏ cầu nguyện, bỏ kết hợp với Thiên Chúa của mình. Chúng ta cầu nguyện như chúng ta sống, bởi vì chúng ta sống như chúng ta cầu nguyện. Nếu ai không muốn thường xuyên hoạt động theo Thần Khí của Đức Ki-tô, thì không thể nào thường xuyên cầu nguyện nhân danh Người. “Cuộc chiến đấu thiêng liêng” của cuộc đời mới của Ki-tô hữu không thể tách rời khỏi cuộc chiến đấu của việc cầu nguyện.

I. Những trở ngại cho việc cầu nguyện (2726-2728)

27262710

Trong cuộc chiến đấu của việc cầu nguyện, chúng ta phải đương đầu với những quan niệm sai lầm về cầu nguyện nơi chính bản thân và chung quanh chúng ta. Một số người coi việc cầu nguyện chỉ đơn giản là một hoạt động có tính cách tâm lý; một số khác lại coi là một cố gắng tập trung tinh thần để đạt tới tình trạng tâm trí trống rỗng. Một số khác giản lược việc cầu nguyện vào những thái độ và lời nói mang tính nghi thức. Trong vô thức của nhiều Ki-tô hữu, cầu nguyện là một công việc không thể đi đôi với tất cả những gì họ phải làm: họ không có thời giờ. Những người tìm kiếm Thiên Chúa bằng cầu nguyện lại mau nản chí, bởi vì họ không biết rằng việc cầu nguyện còn xuất phát từ Chúa Thánh Thần chứ không phải chỉ do mình mà thôi.

272737, 2500

Chúng ta còn phải đương đầu với những cách suy nghĩ của “trần gian này”; chúng sẽ xâm nhập vào chúng ta, nếu chúng ta không cảnh giác, chẳng hạn: – Có người cho rằng chỉ những gì lý trí và khoa học chứng minh được mới là chân lý (còn cầu nguyện là một mầu nhiệm vượt quá ý thức và vô thức của chúng ta); – Có người đề cao giá trị của sản xuất và lợi nhuận (còn việc cầu nguyện là vô ích vì phi sản xuất); – Có người lấy khoái lạc và tiện nghi làm thước đo chân thiện mỹ (trong khi cầu nguyện chính là “yêu mến Vẻ đẹp” được lôi cuốn bởi vinh quang của Thiên Chúa hằng sống và chân thật). – Có người coi cầu nguyện là chạy trốn khỏi trần gian, để chống lại chủ nghĩa duy hoạt động (trong khi cầu nguyện Ki-tô Giáo không hề trốn khỏi dòng đời, hoặc cắt đứt với cuộc sống).

2728

Cuối cùng, cuộc chiến đấu mà chúng ta phải đương đầu là cảm giác về những thất bại trong việc cầu nguyện: nản chí vì khô khan, buồn phiền vì mình không hiến dâng tất cả cho Chúa, bởi vì chúng ta “có nhiều của cải”,17 thất vọng vì Chúa không theo ý mình, tính kiêu ngạo bị tổn thương và trở nên chai lì khi buộc nhìn nhận thân phận tội nhân bất xứng, dị ứng với việc cầu nguyện tinh ròng (gratuitatem orationis), v.v… Những điều này luôn luôn dẫn đến cùng một kết luận: cầu nguyện để làm gì? Để thắng vượt những chướng ngại này, chúng ta phải chiến đấu một cách khiêm nhường, tin tưởng và kiên trì.

II. Tâm hồn khiêm tốn và tỉnh thức (2729-2733)
Trước những khó khăn của việc cầu nguyện (2729-2731)

27292711

Khó khăn thường xuyên khi chúng ta cầu nguyện là sự chia trí. Có thể chia trí về các lời đọc và ý nghĩa của chúng, trong khẩu nguyện; sâu xa hơn, về Đấng chúng ta đang thưa chuyện, trong khẩu nguyện (cầu nguyện trong phụng vụ hay riêng tư), trong suy niệm và cầu nguyện chiêm niệm. Bận tâm với việc xua đuổi những sự chia trí này là đã mắc bẫy của chúng, trong khi chúng ta chỉ cần trở về với trái tim mình là đủ: sự chia trí bộc lộ cho thấy điều mình đang quyến luyến; khiêm tốn ý thức được điều đó trước mặt Chúa, sẽ nhắc nhở chúng ta phải ưu tiên yêu mến Ngài, kiên quyết dâng tâm hồn cho Ngài để xin Ngài thanh tẩy. Cuộc chiến đấu là ở chỗ đó: chúng ta chọn Chúa để phục vụ Ngài.18

27302659

Về mặt tích cực, cuộc chiến đấu chống lại “cái tôi” thích chiếm hữu và thống trị của chúng ta chính là sự tỉnh thức, tức là sự tiết độ của tâm hồn. Khi kêu gọi sự tỉnh thức, Chúa Giê-su luôn quy chiếu về việc Người đến vào ngày cuối cùng và từng ngày, vào “Hôm nay.” Chàng Rể đến vào nửa đêm, nên ta không được để cho ánh sáng đức tin tàn lụi: “Nghĩ về Ngài lòng con tự nhủ: hãy tìm kiếm Thánh Nhan” (Tv 27,8).

27311426

Một khó khăn khác, đặc biệt đối với những người thành tâm muốn cầu nguyện, là sự khô khan. Nó là một phần của việc cầu nguyện, khi tâm hồn bị tước đoạt, không còn hứng thú đối với những ý tưởng, những hoài niệm và những tâm tình, kể cả về mặt thiêng liêng. Đây chính là lúc phải có đức tin tinh tuyền, một đức tin trung thành ở lại với Chúa Giê-su “trong hấp hối và trong huyệt mộ.” “Hạt lúa gieo vào lòng đất,… nếu chết đi nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Nếu sự khô khan là do thiếu gốc rễ, bởi vì lời rơi trên sỏi đá, thì cuộc chiến đấu liên quan đến việc hối cải.19

Trước những cám dỗ trong việc cầu nguyện (2732-2733)

27322609, 2089, 2092, 2074

Cơn cám dỗ thường gặp nhất, kín đáo nhất, là chúng ta thiếu đức tin. Đây không phải là việc tuyên bố rõ ràng không tin Chúa, cho bằng một chọn lựa ưu tiên trong thực tế. Khi chúng ta khởi sự cầu nguyện, hàng ngàn công việc và lo toan, được coi là cấp bách, xuất hiện như những điều đòi được ưu tiên: một lần nữa, đây là lúc chúng ta thấy rõ lòng mình và tình cảm ưu tiên của nó. Có khi chúng ta quay về với Chúa như chỗ cậy dựa cuối cùng, nhưng liệu chúng ta có thật sự tin điều đó không? Có khi chúng ta nhận Chúa làm đồng minh, nhưng lòng vẫn còn tự cao tự đại. Trong mọi trường hợp, sự thiếu đức tin của chúng ta cho thấy rằng chúng ta chưa có một tâm hồn khiêm tốn: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

27332094, 2559

Một cám dỗ khác do sự tự cao tự đại mở lối, là sự nguội lạnh. Các linh phụ coi đây là một hình thức suy nhược tinh thần vì nới lỏng khổ chế, giảm thiểu canh thức, chểnh mảng tâm hồn. “Tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn” (Mt 26,41). Càng trèo cao càng té nặng. Sự nản chí, phiền muộn, là mặt trái của sự tự cao tự đại. Còn người khiêm tốn không lạ gì về sự khốn khổ của mình, chính điều đó khiến họ càng phó thác hơn, và kiên trì đứng vững.

III. Lòng tin tưởng của người con thảo (2734-2741)

27342629

Lòng tin tưởng của người con hiếu thảo bị thử thách – và được chứng thực – khi gặp gian truân.20 Khó khăn lớn nhất liên quan đến việc cầu xin, cho bản thân hay cho kẻ khác. Có người thôi không cầu nguyện nữa, vì nghĩ rằng lời xin của mình không được nhậm lời. Ở đây, có hai vấn nạn được đặt ra: Tại sao chúng ta nghĩ rằng lời cầu xin của chúng ta không được nhậm lời? Làm thế nào để lời cầu xin của chúng ta được nhậm lời, “mang lại hiệu quả”?

Tại sao chúng ta phàn nàn vì không được nhậm lời? (2735-2737)

27352779

Trước hết, có một nhận xét này đáng làm chúng ta ngạc nhiên. Khi ngợi khen Thiên Chúa hay tạ ơn Ngài vì các ơn lành Ngài ban, chúng ta ít lo tìm hiểu xem lời cầu nguyện của chúng ta có đẹp lòng Chúa hay không. Trái lại, khi cầu nguyện xin ơn, chúng ta đòi thấy hiệu quả của lời cầu xin đó. Vậy hình ảnh nào về Thiên Chúa thúc đẩy chúng ta cầu nguyện? Một phương tiện để chúng ta sử dụng, hoặc Đấng là Cha của Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta?

27362559, 1730

Chúng ta có xác tín điều này không: “Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải” (Rm 8,26)? Chúng ta có xin Thiên Chúa “những điều thích hợp” không? Cha trên trời biết rõ điều chúng ta cần, trước khi chúng ta xin Ngài;21 nhưng Ngài chờ đợi lời cầu xin của chúng ta bởi vì phẩm giá của con cái Ngài là ở nơi sự tự do của họ. Vì vậy, phải cầu nguyện, với Thần Khí tự do của Ngài, để chúng ta có thể thật sự biết được ước muốn của Ngài.22

2737

“Anh em không có là vì anh em không xin. Anh em xin mà không được là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc” (Gc 4,2-3).23 Nếu chúng ta cầu xin với một trái tim bị chia sẻ, “ngoại tình”,24 thì Thiên Chúa không thể nhậm lời chúng ta, bởi vì Ngài muốn điều tốt lành cho chúng ta, muốn chúng ta được sống. “Hay anh em nghĩ rằng lời Kinh Thánh sau đây là vô nghĩa: Thần khí mà Thiên Chúa đã đặt trong chúng ta ước muốn đến phát ghen lên?” (Gc 4,5). Thiên Chúa “phát ghen” vì chúng ta, đó là dấu chỉ cho thấy Ngài thật lòng yêu thương chúng ta. Chúng ta hãy ước muốn theo Thần Khí của Ngài và chúng ta sẽ được nhậm lời:

“Bạn đừng buồn nếu bạn không được Thiên Chúa ban ngay điều bạn xin; vì Ngài muốn cho bạn được nhiều ích lợi hơn nữa, nhờ bạn kiên trì trong cầu nguyện.”25

“Ngài muốn tôi luyện những ước muốn của chúng ta trong cầu nguyện, để chúng ta có khả năng đón nhận những gì Ngài sẵn lòng ban.”26

Lời cầu nguyện của chúng ta đạt được hiệu quả như thế nào? (2738-2741)

27382568, 307

Mặc khải về cầu nguyện trong nhiệm cục cứu độ dạy chúng ta rằng đức tin dựa trên hành động của Thiên Chúa trong lịch sử. Lòng tin tưởng của người con hiếu thảo được khơi dậy cách tuyệt vời bằng hành động của Ngài: bằng cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Con Ngài. Việc cầu nguyện Ki-tô Giáo là sự cộng tác với sự quan phòng của Ngài, với ý định yêu thương của Ngài đối với nhân loại.

27392778

Theo thánh Phao-lô, lòng tin tưởng này là bạo dạn,27 vì đặt nền tảng trên lời cầu nguyện của Thần Khí trong chúng ta và trên tình yêu trung tín của Chúa Cha, Đấng đã ban cho chúng ta Con Một Ngài.28 Sự biến đổi tâm hồn của người cầu nguyện là lời đáp đầu tiên cho lời cầu xin của chúng ta.

27402604

Lời cầu nguyện của Chúa Giê-su làm cho lời cầu nguyện Ki-tô Giáo trở thành lời cầu xin hữu hiệu. Người là mẫu gương cho chúng ta; Người cầu nguyện trong chúng ta và cùng với chúng ta. Bởi vì tâm hồn của Chúa Con không tìm điều gì khác ngoài điều làm đẹp lòng Chúa Cha, thì làm sao tâm hồn các nghĩa tử lại chỉ gắn bó với các hồng ân hơn là với Đấng ban hồng ân?

27412606, 2614

Chúa Giê-su còn đứng vào vị trí của chúng ta để cầu nguyện cho chúng ta. Mọi lời cầu xin của chúng ta đều được thâu tóm lại, một lần cho mãi mãi, trong tiếng kêu lớn của Người trên Thập Giá và đã được Chúa Cha nhậm lời trong cuộc Phục sinh của Người; và do đó, Người không ngừng chuyển cầu cho chúng ta bên Chúa Cha.29 Nếu lời cầu nguyện của chúng ta được nối kết chặt chẽ với lời cầu nguyện của Chúa Giê-su trong lòng tín thác và sự bạo dạn của người con hiếu thảo, thì chúng ta sẽ nhận được tất cả những gì chúng ta cầu xin nhân danh Người, nhiều hơn hẳn ơn nọ ơn kia: đó là chính Chúa Thánh Thần, Đấng gồm tóm mọi hồng ân.

IV. Kiên trì trong tình yêu (2742-2745)

27422098, 162

“Hãy cầu nguyện không ngừng” (1 Tx 5,17). “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha” (Ep 5,20). “Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi… Anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể dân thánh” (Ep 6,18). “Chúng ta không được truyền dạy là phải luôn lao động, canh thức, giữ chay; nhưng chúng ta có luật là phải cầu nguyện không ngừng.”30 Nhiệt tình cầu nguyện liên lỉ chỉ có thể phát xuất từ tình yêu. Chống lại sự nặng nề và tính ươn lười của chúng ta, cuộc chiến đấu của việc cầu nguyện là cuộc chiến đấu của tình yêu khiêm nhường, tin tưởng và kiên trì. Tình yêu này mở tâm hồn chúng ta ra trước ba điều hiển nhiên, sáng tỏ và có sức sống của đức tin:

2743

Lúc nào chúng ta cũng có thể cầu nguyện: thời gian của Ki-tô hữu là thời gian của Đức Ki-tô phục sinh, Đấng đang ở với chúng ta “mọi ngày” (Mt 28,20), cho dù có phong ba bão tố.31 Thời giờ của chúng ta ở trong tay Thiên Chúa:

“Một người ngay khi đang ở giữa chợ hay đi đường, vẫn có thể chăm chú cầu nguyện; tương tự như thế, người khác đang làm việc trong xưởng thợ hay đang thuộc da vẫn có thể hướng tâm hồn lên Thiên Chúa; một người giúp việc đang đi mua sắm, hoặc tất tả ngược xuôi hoặc làm việc trong nhà bếp… vẫn có thể thốt lên lời cầu nguyện sốt sắng tự đáy lòng.”32

2744

Cầu nguyện là một nhu cầu sống còn. Kiểu nói đối nghịch không kém phần thuyết phục là: nếu không để Thần Khí hướng dẫn, chúng ta sẽ lại rơi vào ách nô lệ của tội lỗi.33 Làm thế nào Thần Khí có thể trở thành “sự sống của chúng ta”, nếu lòng chúng ta xa cách Ngài?

“Không có gì sánh được với cầu nguyện: rõ ràng cầu nguyện là điều làm cho những cái không thể thành cái có thể, những điều khó thành điều dễ… Không thể nào… người cầu nguyện… lại phải sa vào tội lỗi bao giờ.”34

“Ai cầu nguyện chắc chắn sẽ được cứu độ; ai không cầu nguyện, chắc chắn sẽ bị án phạt.”35

27452660

Cầu nguyện và đời sống Ki-tô hữu không thể tách biệt nhau bởi vì do cùng một tình yêu và cùng một sự từ bỏ vì tình yêu. Do cùng một sự hòa hợp đầy yêu mến của người con hiếu thảo với kế hoạch của Chúa Cha. Do cùng một sự hợp nhất có sức biến đổi trong Chúa Thánh Thần, Đấng làm chúng ta nên giống Đức Ki-tô Giê-su mỗi ngày một hơn. Do cùng một tình yêu đối với mọi người, là chính tình yêu Chúa Giê-su đã yêu mến chúng ta. “Tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy thì Ngài ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau” (Ga 15,16-17).

“Ai cầu nguyện không ngừng, là người biết liên kết việc cầu nguyện với những công việc phải làm, và liên kết những hành động thích hợp với việc cầu nguyện; vì chưng, chỉ có cách đó, chúng ta mới có thể đón nhận và thực hiện được mệnh lệnh ‘hãy cầu nguyện không ngừng”’.36


Chú thích

17 X. Mc 10,22.

18 X. Mt 6,21.24.

19 X. Lc 8,6.13.

20 X. Rm 5,3-5.

21 X. Mt 6,8.

22 X. Rm 8,27.

23 X. tất cả văn mạch Gc 1,5-8; 4,1-10; 5,16.

24 X. Gc 4,4.

25 Êvagriô Ponticô, De oratione, 34: PG 79,1173.

26 Thánh Augustinô, Epistula 130, 8, 17: CSEL 44,59 (PL 33,500).

27 X. Rm 10,12-13.

28 X. Rm 8,26-39.

29 X. Dt 5,7; 7,25; 9,24.

30 Êvagriô Ponticô, Capita practica ad Anatolium, 49: SC 171,610 (PG 40,1245).

31 X. Lc 8,24.

32 Thánh Gio-an Kim Khẩu, De An-na, sermo 4,6: PG 54,668.

33 X. Gl 5,16-25.

34 Thánh Gio-an Kim Khẩu, De An-na, sermo 4,5: PG 54,666.

35 Thánh An-phong-sô Ma-ri-a Li-gô-ri, Del gran mezzo della preghiera, pars 1, c. 1, ed. G. Cacciatore (Roma 1962) 32.

36 Ôrigiênê, De oratione, 12, 2: GCS 3,324-325 (PG 11,452).

Scroll to Top