Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

“Ngươi không được dùng danh Chúa, Thiên Chúa của ngươi một cách bất xứng”67 (Xh 20,7). “Anh em còn nghe luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề… còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả” (Mt 5,33-34).

I. Danh Thiên Chúa là thánh (2142-2149) [2807-2815]

2142

Điều răn thứ hai dạy phải tôn kính Danh Chúa. Cũng như điều răn thứ nhất, điều răn này thuộc về nhân đức thờ phượng và, một cách đặc biệt hơn, quy định việc sử dụng ngôn từ của chúng ta trong các vấn đề thánh.

2143203, 435

Trong tất cả các lời mặc khải, có một lời độc đáo, đó là lời mặc khải về Danh của Chúa. Thiên Chúa trao phó Danh Ngài cho những kẻ tin vào Ngài; Ngài tự mặc khải cho họ trong mầu nhiệm bản thân Ngài. Việc ban tặng Danh Thánh thuộc lãnh vực tín nhiệm và thân thiết. “Danh Chúa là thánh.” Vì vậy, con người không thể lạm dụng Danh đó. Họ phải ghi nhớ Danh đó trong sự thinh lặng tôn thờ đầy yêu mến.68 Chỉ được nhắc đến Danh Chúa trong lời nói của mình để chúc tụng, ca ngợi và tôn vinh Danh Chúa.69

2144

Sự tôn kính Danh Chúa diễn tả lòng tôn kính cần phải có đối với mầu nhiệm của chính Thiên Chúa và đối với mọi thực tại thánh thiêng mà mầu nhiệm này gợi lên. Cảm thức về sự thánh thiêng thuộc nhân đức thờ phượng:

“Cảm thức kính sợ và cảm thức về sự thánh thiêng có phải là những cảm thức Ki-tô Giáo không? Không ai có thể hoài nghi cách hữu lý về vấn đề này. Đó là những cảm thức mà chúng ta có, và có một cách mãnh liệt, nếu chúng ta được chiêm ngắm Thiên Chúa uy linh. Đó là những cảm thức mà chúng ta có, nếu chúng ta ý thức sự hiện diện của Ngài. Chúng ta phải có những cảm thức đó, tùy theo mức độ chúng ta tin Ngài đang hiện diện. Không có những cảm thức đó, tức là không ý thức vấn đề này, không tin Ngài đang hiện diện.”70

21452472, 427

Tín hữu phải làm chứng cho Danh Chúa, bằng cách tuyên xưng đức tin của mình mà không sợ sệt.71 Việc rao giảng và dạy giáo lý phải được thấm nhuần bằng sự tôn thờ và kính trọng đối với Danh Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta.

2146

Điều răn thứ hai cấm lạm dụng Danh Thiên Chúa, nghĩa là mọi cách sử dụng bất xứng đối với Danh của Thiên Chúa, của Chúa Giê-su Ki-tô, Đức Trinh Nữ Ma-ri-a và toàn thể các Thánh.

21472101

Những lời hứa với tha nhân nhân danh Thiên Chúa đều liên hệ đến danh dự, sự trung tín, sự chân thật và quyền bính thần linh. Những lời hứa đó phải được tuân giữ bởi đức công bằng. Không giữ các lời hứa đó là lạm dụng Danh Thiên Chúa, và một cách nào đó, làm cho Thiên Chúa thành kẻ nói dối.72

21481756

Nói phạm thượng vi phạm trực tiếp điều răn thứ hai. Tội này cốt tại việc nói những lời căm ghét, than trách, thách đố – trong lòng hay ngoài miệng – nghịch với Thiên Chúa, việc nói xấu Thiên Chúa, việc bất kính đối với Ngài trong lời nói, và việc lạm dụng Danh Thiên Chúa. Thánh Gia-cô-bê khiển trách: “Chẳng phải họ nói xúc phạm đến Danh Thánh cao đẹp (của Chúa Giê-su) mà anh em được mang đó sao?” (Gc 2,7). Luật cấm nói phạm thượng, cũng cấm nói những lời nghịch với Hội Thánh của Đức Ki-tô, các Thánh và những sự thánh. Cũng là tội nói phạm thượng khi nại đến Danh Thiên Chúa để che đậy những hành vi tội ác, để bắt các dân tộc làm nô lệ, để tra tấn hoặc giết người. Lạm dụng Danh Thiên Chúa để phạm tội ác là gây cớ cho người ta khước từ tôn giáo. Nói phạm thượng là nghịch với sự tôn trọng phải có đối với Thiên Chúa và Danh thánh của Ngài.

Nói phạm thượng tự bản chất là một tội nghiêm trọng.73

2149

Kêu tên Chúa vô cớ, dù không có ý phạm thượng cũng là thiếu tôn kính đối với Chúa. Điều răn thứ hai cũng cấm sử dụng Danh Thiên Chúa vào việc ma thuật. “Danh Thiên Chúa thật cao cả, khi được kêu cầu cách tôn kính, xứng với sự vĩ đại và uy nghi của Ngài.

Danh Thiên Chúa là thánh, khi được kêu cầu với lòng tôn kính và sợ xúc phạm tới Ngài.”74

II. Kêu Danh Chúa cách gian dối (2150-2155)

2150

Điều răn thứ hai cấm thề gian. Thề là lấy Thiên Chúa làm chứng cho điều mình xác quyết, là kêu cầu sự chân thật thần linh làm bảo chứng cho sự chân thật của mình. Lời thề ràng buộc Danh Chúa. “Thiên Chúa của anh em, là Đấng anh em phải kính sợ; chính Ngài là Đấng anh em phải phụng thờ; anh em sẽ nhân danh Ngài mà thề” (Đnl 6,13).

2151215

Việc loại trừ thói thề gian là một bổn phận đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa, với tư cách là Đấng Tạo hóa và là Chúa, là quy luật của mọi chân lý. Lời nói của con người có thể phù hợp hay trái nghịch với Thiên Chúa, Đấng là chân lý. Lời thề, khi là chân thật và chính đáng, làm sáng tỏ mối tương quan giữa lời nói của con người với chân lý của Thiên Chúa. Lời thề gian là kêu cầu Thiên Chúa làm chứng cho sự dối trá.

21522476, 1756

Người bội thề là người dùng lời thề để hứa một điều gì, nhưng không có ý chu toàn lời đã hứa, hay sau khi đã dùng lời thề để hứa, lại không giữ lời hứa. Sự bội thề là lỗi phạm nghiêm trọng về lòng tôn kính đối với Chúa của mọi lời nói. Buộc mình bằng việc thề làm điều xấu là nghịch với sự thánh thiện của Danh Chúa.

21532466

Trong bài giảng trên núi, Chúa Giê-su đã trình bày điều răn thứ hai: “Anh em còn nghe luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề nhưng hãy trọn lời thề với Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, đừng thề chi cả… Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’; ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,33-34.37).75 Chúa Giê-su dạy mọi lời thề đều bao hàm mối tương quan với Thiên Chúa, và trong mọi lời nói, phải tôn trọng sự hiện diện của Thiên Chúa và chân lý của Ngài. Cẩn trọng khi nại đến Thiên Chúa trong lời ăn tiếng nói, phải đi đôi với sự chú ý đầy tôn kính đối với sự hiện diện của Ngài: trong mỗi lời xác quyết của chúng ta, chúng ta làm chứng hoặc khinh thường sự hiện diện đó.

2154

Theo gương thánh Phao-lô76 truyền thống Hội Thánh vẫn hiểu lời của Chúa Giê-su là không cấm thề nếu có lý do nghiêm trọng và chính đáng (chẳng hạn, trước tòa án). “Lời thề tức là lời kêu cầu Danh Chúa làm chứng cho chân lý, chỉ có thể được tuyên thệ trong sự thật, trong sự suy xét và trong công lý.”77

21551903

Sự thánh thiện của Danh thánh đòi buộc không được nại đến Danh đó mà làm những việc phù phiếm, và không được thề trong những hoàn cảnh có thể bị giải thích như là đồng tình với quyền lực đòi buộc thề cách bất công. Khi bị chính quyền bất hợp pháp đòi buộc phải thề, có thể từ chối. Phải từ chối thề, khi được yêu cầu thề vì những mục đích nghịch với nhân phẩm hay nghịch với sự hiệp thông trong Hội Thánh.

III. Danh hiệu Ki-tô hữu [Tên Thánh] (2156-2159)

2156232, 1267

Bí tích Rửa Tội được ban “nhân danh Cha, Con và Thánh Thần” (Mt 28,19). Trong Phép Rửa, Danh Chúa thánh hóa con người, và Ki-tô hữu nhận được một tên riêng trong Hội Thánh. Tên này có thể là tên của một vị Thánh nào đó, nghĩa là, của một môn đệ đã sống đời trung thành mẫu mực với Chúa. Vị thánh bổn mạng nêu gương sống đức mến và luôn chuyển cầu cho ta. “Tên thánh” cũng có thể diễn tả một mầu nhiệm hay một nhân đức Ki-tô Giáo nào đó. “Cha mẹ, những người đỡ đầu và cha sở phải liệu sao để đừng đặt tên xa lạ với ý nghĩa Ki-tô Giáo.”78

21571235, 1668

Ki-tô hữu bắt đầu một ngày của mình, các kinh nguyện và hoạt động của mình bằng dấu thánh giá “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. A-men.” Người đã chịu Phép Rửa dâng trọn vẹn ngày mình sống để tôn vinh Thiên Chúa và kêu cầu Đấng Cứu Độ ban ân sủng giúp họ hành động trong Thần Khí như một người con của Chúa Cha. Dấu thánh giá làm cho chúng ta nên mạnh mẽ trong các cơn cám dỗ và trong những khó khăn.

2158

Thiên Chúa gọi từng người bằng tên của họ.79 Tên của mỗi người là thánh thiêng. Tên là hình ảnh của nhân vị. Nó đòi hỏi được tôn trọng, như dấu chỉ phẩm giá của người mang tên đó.

2159

Mỗi người sẽ mang tên của mình mãi mãi. Trong Vương quốc, phẩm chất huyền nhiệm và độc đáo của mỗi nhân vị, đã được ghi dấu bằng Danh Thiên Chúa, sẽ tỏa sáng trọn vẹn. “Ai thắng… Ta cũng sẽ ban cho nó một viên sỏi trắng, trên sỏi đó có khắc một tên mới; chẳng ai biết được tên ấy, ngoài kẻ lãnh nhận” (Kh 2,17). “Kìa Con Chiên đứng trên núi Xi-on, cùng với Con Chiên, có một trăm bốn mươi bốn ngàn người mang danh của Con Chiên và của Cha Con Chiên ghi trên trán” (Kh 14,1).

Tóm lược (2160-2167)

2160

“Lạy Chúa, là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu” (Tv 8,2).

2161

Điều răn thứ hai dạy phải tôn kính Danh Chúa. Danh Chúa là thánh.

2162

Điều răn thứ hai cấm mọi lạm dụng bất xứng đối với Danh Thiên Chúa. Nói phạm thượng là tội sử dụng Danh của Thiên Chúa, của Chúa Giê-su Ki-tô, Đức Trinh Nữ Ma-ri-a và các Thánh một cách xúc phạm.

2163

Thề gian là kêu cầu Thiên Chúa làm chứng cho một điều dối trá. Bội thề là một lỗi phạm nghiêm trọng đối với Chúa, Đấng luôn trung tín với các lời Ngài đã hứa.

2164

“Đừng thề nhân danh Đấng Tạo Hóa, cũng đừng thề nhân danh thụ tạo, trừ khi hội đủ ba điều này: ta nói lên sự thật, vì nhu cầu, và với lòng kính trọng.”80

2165

Qua bí tích Rửa Tội, Ki-tô hữu nhận được một tên riêng trong Hội Thánh. Cha mẹ, người đỡ đầu và cha sở cần lưu tâm để đặt cho họ một tên Ki-tô Giáo. Vị thánh bổn mạng nêu gương sống đức mến và luôn chuyển cầu cho ta.

2166

Ki-tô hữu bắt đầu các kinh nguyện và hoạt động của mình bằng dấu thánh giá “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. A-men.”

2167

Thiên Chúa gọi từng người bằng tên của họ.81


Chú thích

67 X. Đnl 5,11.

68 X. Gcr 2,17.

69 X. Tv 29,2; 96,2; 113,1-2.

70 John Henri Newman, Parochial and Plain Sermons, v. 5, Sermon 2 [Reverence, a Belief in God’s Presence] (Westminster 1967) 21-22.

71 X. Mt 10,32; 1 Tm 6,12.

72 X. 1 Ga 1,10.

73 X. Bộ Giáo Luật, điều 1369.

74 Thánh Augustinô, De sermone Domini in monte, 2, 5, 19: CCL 35,109 (PL 34,1278).

75 X. Gc 5,12.

76 X. 2 Cr 1,23; Gl 1,20.

77 Bộ Giáo Luật, điều 1199,1.

78 Bộ Giáo Luật, điều 855.

79 X. Is 43,1; Ga 10,3.

80 Thánh I-nha-xi-ô Lôyôla, Exercitia spiritualia, 38: MHSI 100,174.

81 X. Is 43,1.

Scroll to Top