Mục 4: Vinh tụng ca kết thúc (2855-2865)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

28552760

Vinh tụng ca “Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời” để kết thúc, lấy lại ba lời cầu xin đầu tiên dâng lên Cha chúng ta: vinh quang của Danh Ngài, vương quyền của Nước Ngài, và uy lực của Ý định cứu độ của Ngài. Nhưng việc lặp lại này mang hình thức thờ lạy và tạ ơn, như trong phụng vụ trên trời.151 Thủ lãnh thế gian này đã tự gán cho mình một cách dối trá ba tước hiệu đó về vương quyền, uy lực và vinh quang.152 Đức Ki-tô, là Chúa, đã hoàn trả các tước hiệu đó lại cho Cha Người cũng là Cha chúng ta, cho đến khi Người giao trả Nước Người cho Cha, lúc mầu nhiệm cứu độ sẽ được hoàn tất vĩnh viễn, và “Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài.”153

28561061-1065

“Vào cuối kinh, bạn thưa ‘A-men’, có nghĩa là ‘Mong được như vậy’,154 với từ A-men đó, bạn đóng ấn mọi điều chứa đựng trong lời kinh này mà Thiên Chúa đã truyền dạy.”155

Tóm lược (2857-2865)

2857

Trong kinh Lạy Cha, ba lời cầu xin đầu hướng về Vinh Quang của Chúa Cha: Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện. Bốn lời cầu xin sau trình lên Ngài những ước vọng của chúng ta: các lời cầu xin này xoay quanh sự sống của chúng ta: Xin Ngài ban cho chúng ta lương thực để nuôi sống, chữa lành các tội lỗi và đứng cận kề chúng ta trong cuộc chiến đấu cho sự chiến thắng của Điều Lành trên Sự Dữ.

2858

Khi cầu xin “Danh Cha cả sáng”, chúng ta bước vào kế hoạch của Thiên Chúa. Danh Ngài – được mặc khải cho ông Mô-sê, rồi trong Chúa Giê-su – được thánh hóa qua chúng ta và trong chúng ta, cũng như nơi mọi dân tộc và nơi từng con người.

2859

Với lời cầu xin thứ hai, Hội Thánh chủ yếu nhắm tới việc lại đến của Đức Ki-tô và cuộc Ngự đến của Nước Thiên Chúa. Hội Thánh cũng cầu xin cho Nước Thiên Chúa lớn lên trong ngày “hôm nay” của đời sống chúng ta.

2860

Trong lời nguyện thứ ba, chúng ta van xin Cha chúng ta, xin Ngài cho ý muốn của chúng ta được kết hợp với ý muốn của Con Ngài, để kế hoạch cứu độ được hoàn thành trong cuộc sống trần gian.

2861

Trong lời xin thứ tư, khi đọc “Xin Cha cho chúng con”, chúng ta, trong sự hiệp thông với anh em, nói lên lòng tín thác con thảo đối với Cha chúng ta trên trời. Từ “lương thực” chỉ thực phẩm vật chất, cần thiết để nuôi sống thân xác; nhưng cũng có nghĩa là Bánh sự sống, đó là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa Ki-tô. Bánh này được lãnh nhận trong “ngày Hôm nay” của Thiên Chúa như của nuôi dưỡng hết sứ cần thiết và cốt yếu của Bàn Tiệc Nước Trời mà bí tích Thánh Thể là một sự tham dự trước.

2862

Lời xin thứ năm khẩn cầu lòng Chúa thương xót đến những sự xúc phạm của chúng ta. Lòng thương xót của Thiên Chúa chỉ thẩm thấu vào trái tim chúng ta nếu chúng ta biết tha thứ cho kẻ thù, theo gương mẫu và với sự trợ giúp của Đức Ki-tô.

2863

Khi đọc “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, chúng ta cầu xin Thiên Chúa đừng để chúng ta đi theo con đường dẫn đến tội lỗi. Lời cầu xin này van xin Thần Khí ban ơn phân định và sức mạnh; cũng cầu xin ơn tỉnh thức và bền đỗ đến cùng.

2864

Trong lời cầu xin cuối cùng “Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, Ki-tô hữu cùng với Hội Thánh cầu nguyện lên Thiên Chúa, xin Ngài biểu lộ chiến thắng Đức Ki-tô đã đạt được, trên “thủ lãnh thế gian”, trên Xa-tan, là thiên thần, một cách cá vị, đã chống đối Thiên Chúa và kế hoạch cứu độ của Ngài.

2865

Với từ A-men cuối cùng, chúng ta nói lên lời “Fiat” của chúng ta đối với bảy lời cầu xin: “Mong được như vậy.”


Chú thích

151 X. Kh 1,6; 4,11; 5,13.

152 X. Lc 4,5-6.

153 X. 1 Cr 15,24-28.

154 X. Lc 1,38.

155 Thánh Cyrillô thành Giê-ru-sa-lem, Catecheses mystagogicae, 5, 18: SC 126,168 (PG 33,1124).

Scroll to Top