Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

I. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai (484-486)

484461, 721

Biến cố Truyền tin cho Đức Ma-ri-a mở đầu “thời gian tới hồi viên mãn” (Gl 4,4), nghĩa là, lúc hoàn thành các lời hứa và các sự chuẩn bị. Đức Ma-ri-a được mời gọi cưu mang Đấng mà nơi Người “tất cả sự viên mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể” (Cl 2,9). Lời phúc đáp thần linh cho vấn nạn của Mẹ: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” (Lc 1,34) đã được đưa ra là nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà” (Lc 1,35).

485689, 723

Sứ vụ của Chúa Thánh Thần luôn luôn được kết hợp với sứ vụ của Chúa Con và quy hướng về sứ vụ của Chúa Con.123 Chúa Thánh Thần, là “Chúa và là Đấng ban sự sống”, được sai đến để thánh hóa cung lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a và làm cho Mẹ thụ thai một cách thần linh, khi tác động để Mẹ cưu mang Con vĩnh cửu của Chúa Cha trong nhân tính được đảm nhận từ nhân tính của Mẹ.

486437

Con Một của Chúa Cha, với tư cách một con người được thụ thai trong cung lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, là “Đức Ki-tô”, nghĩa là Đấng được xức dầu bằng Chúa Thánh Thần,124 từ lúc khởi đầu sự hiện hữu nhân loại của Người, mặc dù việc Người tỏ mình ra sẽ được thực hiện dần dần: cho các mục đồng,125 cho các đạo sĩ,126 cho ông Gio-an Tẩy giả,127 cho các môn đệ.128 Vì vậy, toàn bộ cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô sẽ biểu lộ “Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người” (Cv 10,38) như thế nào.

II. Sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh (487-507)

487963

Những gì đức tin Công Giáo tin về Mẹ Ma-ri-a, đều đặt nền tảng trên những gì đức tin đó tin về Đức Ki-tô, nhưng những gì đức tin dạy về Mẹ Ma-ri-a, lại làm sáng tỏ đức tin vào Đức Ki-tô.

Đức Ma-ri-a được tiền định (488-489)

488

“Thiên Chúa đã sai Con mình tới” (Gl 4,4), nhưng để tạo một thân xác129 cho Người, Thiên Chúa đã muốn có sự tự do cộng tác của một thụ tạo. Với mục đích ấy, từ muôn đời Thiên Chúa đã chọn, để làm Mẹ của Con mình, một người con gái Ít-ra-en, một thiếu nữ Do-thái ở Na-da-rét miền Ga-li-lê, “một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít, trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a” (Lc 1,26-27):

“Chúa Cha rất nhân từ đã muốn có sự ưng thuận của người Mẹ đã được tiền định, trước khi Chúa Con nhập thể, để như vậy, một người nữ đã mang đến sự chết như thế nào, thì một người nữ cũng sẽ mang lại sự sống như vậy.”130

489722, 410, 145, 64

Suốt thời Cựu Ước, sứ vụ của Đức Ma-ri-a đã được chuẩn bị bởi sứ vụ của những phụ nữ thánh thiện. Ngay từ đầu, là bà E-và: bất chấp sự bất tuân phục của mình, bà đã nhận được Lời Hứa rằng một hậu duệ của bà sẽ chiến thắng ma quỷ131 và Lời Hứa rằng bà sẽ là mẹ của tất cả chúng sinh.132 Do lời hứa đó, bà Xa-ra, mặc dù đã cao niên, vẫn thụ thai một người con trai.133 Trái với mọi niềm hy vọng nhân loại, Thiên Chúa đã chọn những gì bị coi như bất lực và yếu đuối134 để chứng tỏ Ngài luôn trung tín với lời Ngài đã hứa: bà An-na, mẹ của tiên tri Sa-mu-en,135 bà Đơ-vô-ra, bà Rút, bà Giu-đi-tha, bà Ét-te và nhiều phụ nữ khác. Đức Ma-ri-a “trổi vượt giữa những người khiêm hạ và nghèo hèn của Chúa, những người hy vọng và đón nhận ơn cứu độ từ nơi Ngài với lòng tin tưởng. Cuối cùng, sau sự trông đợi lâu dài Lời Chúa đã hứa, thời gian đã đến hồi viên mãn và một Nhiệm cục mới đã bắt đầu với Đức Ma-ri-a, người Con Gái Xi-on cao trọng nhất.”136

Vô nhiễm nguyên tội (490-493)

4902676, 2853, 2001

Để làm Mẹ Đấng Cứu độ, Đức Ma-ri-a “đã được Chúa ban cho các hồng ân xứng với nhiệm vụ cao cả ấy.”137 Lúc Truyền tin, thiên thần Gáp-ri-en đã chào Mẹ là “người đầy ơn phúc.”138 Thật vậy, Mẹ cần được hướng dẫn hoàn toàn bởi ân sủng của Thiên Chúa, để có thể đáp lại lời loan báo ơn gọi của mình bằng sự ưng thuận tự do của đức tin.

491411

Qua các thế kỷ, Hội Thánh đã ý thức rằng Đức Ma-ri-a, vì được Thiên Chúa ban cho “đầy ơn phúc”,139 nên được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai. Tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, do Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX công bố năm 1854, tuyên xưng:

“Rất Thánh Trinh Nữ Ma-ri-a ngay từ lúc đầu tiên tượng thai, bởi ân sủng và đặc ân của Thiên Chúa toàn năng, trông vào công nghiệp của Đức Ki-tô Giê-su Đấng Cứu độ loài người, đã được gìn giữ tinh tuyền khỏi mọi vết nhơ của nguyên tội.”140

4922011, 1077

Những ánh rạng ngời này của “một sự thánh thiện hoàn toàn độc nhất vô nhị”, đã được ban cho Mẹ “ngay từ lúc đầu tiên tượng thai”,141 tất cả đều từ Đức Ki-tô mà đến với Mẹ: Mẹ đã “được cứu chuộc cách hết sức kỳ diệu nhờ xét đến công nghiệp Con Mẹ.”142 Chúa Cha đã “thi ân giáng phúc” cho Mẹ, hơn bất cứ thụ tạo nào khác, cho Mẹ “hưởng muôn vàn ân phúc của Thánh Thần, từ cõi trời, trong Đức Ki-tô” (Ep 1,3). Ngài “đã chọn” Mẹ “trong Đức Ki-tô, trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Ngài”, Mẹ “trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Ngài” (x. Ep 1,4).

493

Các Giáo phụ thuộc truyền thống Đông phương gọi Mẹ Thiên Chúa là Đấng Toàn Thánh (Panaghia) và tôn vinh Mẹ là “Đấng không hề vương nhiễm một vết nhơ tội lỗi nào, như thể một tạo vật mới được Chúa Thánh Thần nắn đúc và tạo dựng.”143 Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a suốt đời vẫn tinh tuyền không hề phạm một tội riêng nào.

“Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói…” (494)

4942617, 148, 968, 726

Khi được loan báo rằng, mặc dù không biết người nam, mình sẽ hạ sinh “Con Đấng Tối Cao”, bởi quyền năng Chúa Thánh Thần,144 Đức Ma-ri-a tin chắc chắn rằng, đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được, nên với “sự vâng phục của đức tin”,145 Mẹ đã trả lời: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,37-38). Như vậy, khi nói lên sự ưng thuận của mình đối với lời Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a trở thành Mẹ Chúa Giê-su và với trọn tâm hồn, Mẹ chấp nhận ý định cứu độ của Thiên Chúa, mà không tội lỗi nào ngăn cản Mẹ, Mẹ tự hiến hoàn toàn cho con người và công trình của Con Mẹ, để, một cách tùy thuộc vào Người và cùng với Người, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Mẹ phục vụ mầu nhiệm Cứu Chuộc.146 Thánh I-rê-nê nói:

“Nhờ vâng phục, Đức Mẹ đã trở nên nguyên nhân ơn cứu độ cho chính mình và cho toàn thể nhân loại.”147 Từ đó, cùng với thánh nhân, nhiều Giáo phụ xưa cũng giảng dạy rằng: “Nút dây do sự bất tuân của bà E-và thắt lại, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Ma-ri-a; điều mà trinh nữ E-và đã buộc lại do sự cứng lòng tin, Đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã tháo ra nhờ đức tin”;148 và so sánh với bà E-và, các ngài gọi Đức Ma-ri-a là “Mẹ chúng sinh”, và rất thường quả quyết rằng: “Sự chết qua bà E-và, sự sống qua Đức Ma-ri-a.”149

Đức Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa (495)

495466, 2677

Trong các sách Tin Mừng, Đức Ma-ri-a được gọi là “Thân mẫu Chúa Giê-su” (Ga 2,l; l9,25).150 Cả trước khi Con Mẹ chào đời, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Mẹ đã được gọi là “Thân mẫu Chúa tôi” (Lc 1,43). Quả thật, Đấng mà Mẹ đã cưu mang làm người bởi phép Chúa Thánh Thần, Đấng thật sự là Con Mẹ theo xác phàm, chính là Con vĩnh cửu của Chúa Cha, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi chí thánh. Vì vậy, Hội Thánh tuyên xưng Đức Ma-ri-a thật sự là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos).151

Sự đồng trinh của Đức Ma-ri-a (496-498)

496

Ngay trong các công thức đức tin đầu tiên,152 Hội Thánh đã tuyên xưng rằng Chúa Giê-su được thụ thai trong lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là chỉ do quyền năng của Chúa Thánh Thần mà thôi, và Hội Thánh cũng khẳng định khía cạnh thể lý của biến cố này: Chúa Giê-su được thụ thai “bởi Chúa Thánh Thần, không có mầm giống nam nhân.”153 Các Giáo Phụ nhận ra việc thụ thai đồng trinh là dấu chỉ của việc Con Thiên Chúa thật sự đã đến trong bản tính nhân loại như chúng ta. Thánh I-nha-xi-ô An-ti-ô-khi-a (đầu thế kỷ II) dạy:

“Tôi đã nhận thấy anh em… xác tín rằng Chúa chúng ta, thật sự xuất thân từ dòng dõi vua Đa-vít theo xác phàm,154 là Con Thiên Chúa theo ý định và quyền năng Thiên Chúa,155 Người đã thật sự được sinh ra bởi một trinh nữ;… Người đã thật sự chịu đóng đinh trong thân xác vì chúng ta, thời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô… Người đã thật sự chịu khổ hình cũng như đã thật sự sống lại.”156

497

Các trình thuật Tin Mừng157 hiểu việc thụ thai đồng trinh như một công trình của Thiên Chúa, vượt quá mọi hiểu biết và mọi khả năng nhân loại:158 Thiên thần đã nói với ông Giu-se về Đức Ma-ri-a, hiền thê của ông rằng: “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20). Hội Thánh nhận ra đây là việc thực hiện lời hứa của Thiên Chúa qua miệng tiên tri I-sai-a: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai” (Is 7,l4), theo bản Hy-lạp của Mt 1,23.

49890, 2717

Đôi lúc, người ta lúng túng vì sự im lặng của Tin Mừng Marcô và các thư Tân Ước đối với việc thụ thai đồng trinh của Đức Ma-ri-a. Người ta cũng tự hỏi không biết đây có phải là huyền thoại hay là luận điểm thần học không chứng cớ lịch sử. Về vấn đề này, phải trả lời rằng: đức tin vào việc Mẹ Ma-ri-a thụ thai Chúa Giê-su mà còn đồng trinh, đã bị người Do-thái và lương dân vô tín chống đối mãnh liệt, chế diễu hoặc hiểu sai:159 đức tin đó không phát sinh từ huyền thoại ngoại giáo hoặc từ sự mô phỏng nào đó theo các ý tưởng đương thời. Ý nghĩa của biến cố này chỉ có thể hiểu được nhờ đức tin, khi nhìn biến cố đó “trong sự nối kết chính các mầu nhiệm với nhau”,160 nghĩa là trong toàn bộ các mầu nhiệm của Đức Ki-tô, từ việc Nhập Thể cho đến cuộc Vượt Qua của Người. Thánh I-nha-xi-ô An-ti-ô-khi-a đã nêu rõ sự nối kết này: “Thủ lãnh thế gian không hề biết đến việc Đức Ma-ri-a đồng trinh, việc Mẹ sinh con cũng như việc Chúa chịu chết: ba mầu nhiệm này thật vẻ vang nhưng đã được Thiên Chúa âm thầm thực hiện.”161

Đức Ma-ri-a “trọn đời đồng trinh” (499-501)

499

Việc suy niệm sâu xa hơn trong đức tin về việc Đức Ma-ri-a đồng trinh mà làm mẹ, đã đưa Hội Thánh đến chỗ tuyên xưng Đức Ma-ri-a thật sự và trọn đời đồng trinh,162 cả trong khi sinh hạ Con Thiên Chúa làm người.163 Thật vậy, việc sinh hạ Đức Ki-tô “không làm suy giảm nhưng thánh hiến sự trinh khiết vẹn toàn” của Mẹ.164 Phụng vụ của Hội Thánh tôn vinh Mẹ là Aeiparthenos, “Đấng trọn đời đồng trinh.”165

500

Về điều này, đôi khi người ta phản đối rằng Thánh Kinh có nhắc đến các anh em và chị em của Chúa Giê-su.166 Hội Thánh vẫn luôn hiểu rằng những đoạn văn này không hề ám chỉ những người con khác của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a: ông Gia-cô-bê và ông Giu-se, “anh em của Chúa Giê-su” (Mt l3,55), thật ra là con của một bà Ma-ri-a nào đó là môn đệ của Đức Ki-tô,167 bà này được cẩn thận phân biệt là “bà Ma-ri-a khác” (Mt 28,l). Đây là những người anh em bà con họ hàng gần, theo như cách nói quen dùng trong Cựu Ước.168

501969, 970

Chúa Giê-su là người Con duy nhất của Đức Ma-ri-a. Nhưng tình mẫu tử thiêng liêng của Mẹ169 trải rộng cho hết mọi người đã được Chúa Giê-su đến cứu độ. “Người Con mà Mẹ sinh ra, Thiên Chúa đã đặt ‘làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc’ (Rm 8,29), tức là các tín hữu, mà Mẹ đã cộng tác vào việc sinh hạ và dạy dỗ họ với tình yêu từ mẫu.”170

Chức năng làm Mẹ đồng trinh của Đức Ma-ri-a trong kế hoạch của Thiên Chúa (502-507)

50290

Cái nhìn của đức tin, liên kết với toàn bộ Mặc Khải, có thể khám phá ra những lý do huyền nhiệm mà vì đó, Thiên Chúa, trong kế hoạch cứu độ của Ngài, đã muốn Con của Ngài sinh ra bởi một trinh nữ. Những lý do này liên quan đến Ngôi Vị và sứ vụ cứu chuộc của Đức Ki-tô, cũng như đến việc Đức Ma-ri-a chấp nhận góp phần vào sứ vụ này vì tất cả mọi người.

503422

Sự đồng trinh của Đức Ma-ri-a cho thấy mầu nhiệm Nhập Thể tuyệt đối do Thiên Chúa khởi xướng. Chúa Giê-su chỉ có Thiên Chúa là Cha.171 “Không bao giờ Người tách khỏi Chúa Cha vì con người mà Người đã đảm nhận… Một mình Người vừa là Con Thiên Chúa vừa là Con Người. Xét về mặt bản tính, Người là Con của Chúa Cha trên trời theo thần tính, là Con của Đức Ma-ri-a theo nhân tính; nhưng thật sự Người là Con Thiên Chúa trong hai bản tính.”172

504359

Chúa Giê-su được thụ thai trong lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a bởi phép Chúa Thánh Thần, bởi vì Người là A-đam mới173 , người khởi đầu công trình tạo dựng mới: “Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất; còn người thứ hai thì từ trời mà đến” (l Cr l5,47). Ngay từ lúc Người được thụ thai, nhân tính Đức Ki-tô đã tràn đầy Thần Khí, vì Thiên Chúa “ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn” (Ga 3,34). “Từ nguồn sung mãn của Người”, của Đấng là đầu của nhân loại được cứu chuộc174 mà “chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,l6).

5051265

Chúa Giê-su, A-đam mới, qua việc Người được thụ thai trong cung lòng đồng trinh, đã khởi đầu cuộc sinh hạ mới của những người được nhận làm nghĩa tử trong Chúa Thánh Thần nhờ đức tin. “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào?” (Lc 1,34).175 Việc tham dự vào sự sống thần linh là điều “không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa” (Ga 1,l3). Sự sống mới này được đón nhận cách trinh khiết, bởi vì nó được tặng ban cho con người, hoàn toàn do bởi Chúa Thánh Thần. Ý nghĩa phu thê của ơn gọi của con người đến với Thiên Chúa176 được thực hiện cách trọn hảo trong chức năng làm mẹ đồng trinh của Đức Ma-ri-a.

506148, 1814

Đức Ma-ri-a là một Trinh Nữ, bởi vì sự đồng trinh của Mẹ là dấu chỉ đức tin của Mẹ, một đức tin không pha trộn chút nghi ngờ nào177 và là dấu chỉ sự tự hiến trọn vẹn của Mẹ cho thánh ý Thiên Chúa.178 Chính nhờ đức tin mà Đức Ma-ri-a trở thành Mẹ Đấng Cứu độ: “Đức Ma-ri-a thật là diễm phúc vì Mẹ đã tin vào Đức Ki-tô hơn là vì Mẹ đã cưu mang thân xác Người.”179

507967, 149

Đức Ma-ri-a vừa là Trinh Nữ vừa là Mẹ, bởi vì Mẹ là hình ảnh của Hội Thánh, là sự thể hiện toàn hảo nhất của Hội Thánh.180 “Nhờ đón nhận lời Thiên Chúa cách trung thành, Hội Thánh được làm Mẹ: thật vậy, nhờ việc rao giảng và ban Phép Rửa, Hội Thánh sinh hạ những người con, được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần, và được sinh ra bởi Thiên Chúa, để sống đời sống mới và bất tử. Và Hội Thánh là Trinh Nữ, bởi đã gìn giữ cách toàn vẹn và tinh tuyền lòng tin vào Đức Phu Quân.”181

Tóm lược (508-511)

508

Trong số các con cháu bà E-và, Thiên Chúa đã chọn Đức Trinh Nữ Ma-ri-a làm Mẹ của Con Ngài. Mẹ “đầy ơn phúc”, là “hoa trái tuyệt vời nhất của công trình Cứu chuộc.”182 Ngay từ lúc đầu tiên khi được thụ thai, Mẹ đã được gìn giữ tinh tuyền khỏi vết nhơ nguyên tội và suốt đời Mẹ, Mẹ vẫn luôn tinh tuyền không hề phạm một tội riêng nào.

509

Đức Ma-ri-a thật sự là “Mẹ Thiên Chúa” vì là Mẹ của Con vĩnh cửu của Thiên Chúa, đã làm người, Đấng cũng chính là Thiên Chúa.

510

Đức Ma-ri-a “vẫn còn đồng trinh khi thụ thai Con mình, đồng trinh khi sinh Con, đồng trinh khi bồng ẵm Người, đồng trinh khi cho Người bú mớm, là người mẹ đồng trinh, vĩnh viễn đồng trinh”:183 Mẹ là “nữ tỳ của Chúa” (Lc 1,38) bằng toàn bộ hữu thể của mình.

511

Đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã cộng tác vào “việc cứu độ nhân loại bằng đức tin và lòng tuân phục tự do.”184 Mẹ đã nói lên lời ưng thuận của mình “thay cho toàn thể bản tính nhân loại.”185 Nhờ sự vâng phục của mình, Mẹ đã trở thành bà E-và mới, là Mẹ của chúng sinh.


Chú thích

123 X. Ga 16,14-15.

124 X. Mt 1,20; Lc 1,35.

125 X. Lc 2,8-20.

126 X. Mt 2,1-12.

127 X. Ga 1,31-34.

128 X. Ga 2,11.

129 X. Dt 10,5.

130 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 56: AAS 57 (1965) 60; x. Ibid., 61: AAS 57 (1965) 63.

131 X. St 3,l5.

132 X. St 3,20.

133 X. St 18,10-14; 21,1-2.

134 X. 1 Cr 1,27.

135 X. 1 Sm 1.

136 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 55: AAS 57 (1965) 59-60.

137 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 56: AAS 57 (1965) 60.

138 X. Lc 1,28.

139 X. Lc 1,28.

140 ĐGH Pi-ô IX, Tông sắc Ineffabilis Deus: DS 2803.

141 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 56: AAS 57 (1965) 60.

142 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 53: AAS 57 (1965) 58.

143 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 56: AAS 57 (1965) 60.

144 X. Lc 1,28-37.

145 X. Rm 1,5.

146 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 56: AAS 57 (1965) 60-61.

147 Thánh I-rê-nê, Adversus haereses, 3, 22, 4: SC 211,440 (PG 7,959).

148 X. Thánh I-rê-nê, Adversus haereses, 3, 22, 4: SC 211,442-444 (PG 7,959-960).

149 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 56: AAS 57 (1965) 60-61.

150 X. Mt 13,55.

151 X. CĐ Ê-phê-xô, Epistula II Cyrilli Alexandrini ad Nestorium: DS 251.

152 X. DS 10-64.

153 CĐ La-tê-ra-nô (năm 649), Canon 3: DS 503.

154 X. Rm 1,3.

155 X. Ga 1,13.

156 Thánh I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-khi-a, Epistula ad Smyrnaeos, 1-2: SC 10bis, 132-134 (Funk 1,274-276).

157 X. Mt 1,18-25; Lc 1,26-38.

158 X. Lc 1,34.

159 X. Thánh Giustinô, Dialogus cum Triphone Iudaeo, 66-67: CA 2,234-236 (PG 6,628-629); Ôrigiênê, Contra Celsum, 1,32: SC 132,162-164 (PG 8,720-724); Ibid., 1, 69: SC 132,270 (PG 8,788-789).

160 CĐ Va-ti-ca-nô I, Hiến chế tín lý Dei Filius, c. 4: DS 3016.

161 Thánh I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-khi-a, Epistula ad Ephesos, 19,1: SC 10bis, 74 (Funk 1,228); x. 1 Cr 2,8.

162 X. CĐ Constantinôpôli II, Sess. 8a, Canon 6: DS 427.

163 X. Thánh Lê-ô Cả, Tomus ad Flavianum: DS 291; Ibid.: DS 294; Pelagius I, Epistula Humani Generis: DS 442; CĐ La-tê-ra-nô, Canon 3: DS 503; CĐ Tôlêđô XVI, : DS 571; ĐGH Phao-lô IV, Tông hiến Cum quorumdam hominum: DS 1880.

164 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 57: AAS 57 (1965) 61.

165 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 52: AAS 57 (1965) 58.

166 X. Mc 3,31-35; 6,3; 1 Cr 9,5; Gl 1,19.

167 X. Mt 27,56.

168 X. St l3,8; l4,l6; 29,l5 v.v…

169 X. Ga 19,26-27; Kh 12,17.

170 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 63: AAS 57 (1965) 64.

171 X. Lc 2,48-49.

172 CĐ Frioul (năm 796 hoặc 797), : DS 619.

173 X. 1 Cr 15,45.

174 X. Cl 1,18.

175 X. Ga 3,9.

176 X. 2 Cr 11,2.

177 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 63: AAS 57 (1965) 64.

178 X. 1 Cr 7,34-35.

179 Thánh Augustinô, De sancta virginitate 3, 3: CSEL 41,237( PG 40,398).

180 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 63: AAS 57 (1965) 64.

181 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 64: AAS 57 (1965) 64.

182 X. CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 103: AAS 56 (1964) 125.

183 Thánh Augustinô, Sermo 186, 1: PL 38,999.

184 CĐ Va-ti-ca-nô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 56: AAS 57 (1965) 60.

185 Thánh Tô-ma A-qui-nô, Summa theologiae, III, q. 30, a. 1, c: Ed. Leon. 11, 315.

Scroll to Top