Phục tùng chính quyền
1 Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập.2 Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt.3 Thật thế, làm điều thiện thì không phải sợ nhà chức trách, có làm điều ác mới phải sợ. Bạn muốn khỏi phải sợ chính quyền ư? Hãy làm điều thiện, và bạn sẽ được họ khen ngợi,4 vì chính quyền là người thừa hành của Thiên Chúa để giúp bạn làm điều thiện. Nhưng nếu bạn làm điều ác, thì hãy sợ, vì họ mang gươm không phải không có lý do. Thật vậy, họ là người thừa hành của Thiên Chúa để giáng cơn thịnh nộ của Người xuống kẻ làm điều ác.5 Vì lẽ đó, cần thiết phải phục tùng, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm.6 Đó cũng là lý do khiến anh em nộp thuế: nhân viên thu thuế là những người phục vụ Thiên Chúa, khi chu toàn phận sự.7 Anh em nợ ai cái gì, thì hãy trả cho người ta cái đó: nộp sưu cho người đòi sưu, trả thuế cho người đòi thuế, sợ người phải sợ, kính người phải kính.
Yêu thương là chu toàn Lề Luật
8 Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật.9 Thật thế, các điều răn như: Ngươi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp, không được ham muốn, cũng như các điều răn khác, đều tóm lại trong lời này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.10 Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy.
Người tín hữu là con cái ánh sáng
11 Phải như thế, vì anh em biết chúng ta đang sống trong thời nào. Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo.12 Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu.13 Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương.14 Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng.
Xh 20,2-3; Đnl 6,4; Ep 4,5-6; 1 Tm 2,5
Ga 1,3; Rm 10,36; Cl 1,16-17; Hr 1,2
Rm 14; 15,1-27; 1 Tx 5,14
Kn 5,16; 2 Tm 4,7-8; 1 Pr 5,4
Mt 26,26; Mc 14,22; Lc 22,14
Gl 3,28; Ep 4,4-6; Cl 3,11; Plm 16
Rm 12,9-10; 13,8-10; 1 Tx 5,14-15
a. Xem ý nghĩa và cấu trúc trong dẫn nhập tổng quát (phần bố cục chung các thư).
k. Lòng trung tín của Thiên Chúa là một chủ đề mà Cựu Ước thiết tha nhắc đến luôn. Theo thánh Phao-lô, khi Thiên Chúa kêu gọi chúng ta thông phần sự sống của Con Một Người, là Người thực hiện lời hứa trong Cựu Ước. Và một khi Thiên Chúa đã gọi người Ki-tô hữu thông phần sự sống và sự thánh thiện của Con Một Người, Người sẽ gìn giữ họ đến cùng. Thánh Phao-lô mở đầu bức thư với cảm nghiệm sâu xa đó, nên tiếp theo sẽ đòi hỏi Hội Thánh thật nhiều.
h. Lưu ý cách trình bày tư tưởng nhắc đến Ba Ngôi Thiên Chúa.
i. Có lẽ đây là một châm ngôn của thánh Phao-lô, một số người đã lấy dùng mà hiểu lệch nghĩa.
k. Tất cả quan niệm đạo đức của thánh Phao-lô được cô đọng trong câu này. Công thức được phép / bị cấm phải được thay thế bằng khả năng nhận thức cái gì là thuận, cái gì là nghịch với đời sống mới của con người mới, được tái sinh trong Đức Ki-tô, được Chúa Thánh Thần biến đổi.
l. Thánh Phao-lô muốn đánh tan dư luận đang phổ biến trong thành phố Cô-rin-tô, cho rằng dâm dục cũng là một nhu cầu chính đáng như ăn uống. Ngài trả lời: nhu cầu ăn uống đi liền với đời sống thể xác và sẽ chấm dứt với nó, còn đời sống tính dục thì liên quan tới con người toàn diện, tức là liên quan tới cái thân xác vừa có chiều kích xã hội (sống cho tha nhân) vừa có chiều kích đối thần (sống cho Thiên Chúa). Như vậy, con người được liên kết với Đức Ki-tô Phục Sinh, và do đó, phải có một đời sống tính dục xứng với một chi thể của Đức Ki-tô.
n. Thay vì nên một thân xác với Người như ta tưởng. Ở c. 15, thánh Phao-lô đã nhấn mạnh chiều kích thể lý của mầu nhiệm kết hợp với Đức Ki-tô, thì ở đây, ngài lại muốn tránh cho người ta đừng hiểu chiều kích đó một cách quá thô thiển.
o. Đây là kiểu dùng phản đề so sánh, thông dụng trong văn chương sê-mít: kẻ mắc tội gian dâm phạm đến thân xác mình, trầm trọng hơn là người mắc thứ tội gì khác, bởi đã làm cho thân xác mình đi sai hướng thiêng liêng của nó, là thiết lập mối tương quan nhân nghĩa với tha nhân.
p. Giá đắt: theo bản Vun-ga-ta cũ dùng trong Phụng Vụ. Có bản dịch: có người đã trả giá để chuộc lại anh em. Ds nghĩa tuyệt đối: vì bằng giá mua mà anh em đã được chuộc về. Bản Vun-ga-ta mới: empti enim estis pretio. Thêm Thiên Chúa làm chủ ngữ, để giúp hiểu đúng theo mạch văn.
q. Thánh Phao-lô không luận về hôn nhân và độc thân một cách chung chung, nhưng có lẽ trả lời từng điểm một những câu hỏi được đặt ra. Do đó có những ý trùng lắp, những đoạn có vẻ mâu thuẫn nhau. Ngài đề cập tới những điểm sau đây: – về người đã lập gia đình: vợ chồng Ki-tô hữu (c. 1-11), vợ chồng rối, một bên là Ki-tô hữu, một bên là ngoài Ki-tô giáo (cc. 12-16), – về những người đang sống một mình: độc thân (cc. 25-35), mới đính hôn (cc. 36-38), goá chồng (cc. 39-40). Nguyên tắc chung để giải quyết các vấn đề được nêu ra nằm ở cc. 17-24: mỗi người nên giữ thân phận đang sống lúc được Chúa gọi vào đạo. Nhưng bố cục không chặt chẽ lắm: tác giả đề cập vấn đề độc thân khi đang nói về hôn nhân, và ngược lại. Điều này cũng gợi ý rằng đối với thánh Phao-lô, độc thân và hôn nhân là hai cảnh sống có giá trị bổ sung cho nhau, và không thể hiểu quan điểm này nếu không có quan điểm kia. Sau khi đọc phần nói về hôn nhân ở đây, nên đọc đoạn Ep 5,22-33 luận về hôn nhân từ một quan điểm khác hẳn.
r. Câu này gợi lên St 2,18: con người ở một mình thì không tốt, nhưng nói ngược lại. Có thể hiểu thánh Phao-lô trích dẫn lập trường của một số giáo dân Cô-rin-tô, hoặc xác định ý kiến của chính mình, như nói rõ ở c. 8. Tuy nhiên câu này cũng cho thấy lập trường của ngài chỉ áp dụng cho những người độc thân và goá chồng thôi. Đối với những người có gia đình thì ngài khuyên ngược lại (cc. 2-5), có lẽ để bác bỏ một chủ trương đang thịnh hành đó đây tại Cô-rin-tô.
l. Hiệp thông dịch chữ koinônia: nghĩa căn bản của chữ này là cộng đồng, cùng chung, chỉ nhiều người cùng chung một sở hữu, dù là tinh thần hay vật chất. Ơn hiệp thông với Đức Giê-su Ki-tô cho phép chúng ta đồng hưởng với Người biết bao thực tại thiêng liêng. Sau đó, koinônia, tạm dịch là cộng đoàn, trở thành đặc trưng cho các nhóm Ki-tô hữu sơ khai, cùng sống hiệp thông với Đức Ki-tô và với nhau.
s. Đây là một lời khuyên cho những ai không được gọi sống độc thân vì Nước Trời.
t. Tình vợ chồng đòi hỏi thái độ dâng hiến và loại trừ mọi hưởng thụ ích kỷ. Theo hướng đó, Ep 5,25 nêu gương Đức Ki-tô hiến mình vì Hội Thánh, mời gọi những người làm vợ làm chồng noi theo.
u. ds: kẻo Xa-tan cám dỗ vì anh em không tiết dục.
v. Điều thánh Phao-lô nhân nhượng là những thời kỳ tiết dục trong đời sống vợ chồng. Đối với người không lập gia đình, thái độ nhân nhượng của ngài lại là cho phép họ lập gia đình (x. c. 9).
x. Câu này lưu ý chúng ta về quan điểm của thánh Phao-lô: độc thân (thường được coi là ơn gọi) không đối nghịch với hôn nhân (thường được coi là lối sống thường tình). Cả hai đều là đặc sủng riêng Thiên Chúa ban (kharisma).
y. Thật ra, từ Hy-lạp ảgamos có nghĩa là không có bạn, lẻ đôi. Hình như thánh Phao-lô dùng từ đó để chỉ tất cả những người không đang sống với một bạn trăm năm: người độc thân, ở goá, ly thân (x. cc. 11 và 34).
a. Câu này cũng nhắc St 2,18 và cũng nói ngược lại. Nhưng sự mâu thuẫn này chỉ là bề ngoài, bởi vì người Ki-tô hữu sống kết hợp với Đức Ki-tô và với anh em thì không còn cô độc như A-đam của sách Sáng Thế nữa. Thật ra St 2,18 nói lên ý định của Thiên Chúa tạo dựng loài người nói chung: loài người phải có hai phái nam, nữ để làm nên hôn nhân. Còn thánh Phao-lô, khi đề nghị người ta sống độc thân (như ngài), thì nói đến sự lựa chọn của từng cá nhân vì Nước Trời, theo Mt 19,12.
b. X. Mt 5,32; 19,9; Mc 10,11-12; Lc 16,18.
c. Thánh Phao-lô cẩn thận biết bao: phân biệt điều gì là ý kiến riêng của ngài, điều gì là ý muốn của Thiên Chúa.
d. Như thường thấy trong Kinh Thánh, thánh hoá đây không chỉ sự thánh thiện bản thân, cho bằng ơn tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa, vì được thuộc về Người là Đấng Thánh, và thuộc về cộng đoàn Dân Thánh là Hội Thánh. Do kết hôn với một Ki-tô hữu, người chồng hoặc người vợ ngoại đạo được liên kết một cách nào đó với Thiên Chúa chí thánh và Hội Thánh của Người.
m. Khi chia rẽ nhau, không hiệp thông với nhau, mỗi nhóm Ki-tô hữu viện lẽ mình thuộc về một bậc thầy khác: A-pô-lô –một tân tòng, nhưng lại rất sốt sắng và tài ba lỗi lạc, gây ấn tượng sâu xa trên cộng đoàn Cô-rin-tô–; Kê-pha, tên A-ram của thánh Si-mon Phê-rô -giáo dân Cô-rin-tô nêu tên thánh Phê-rô, hoặc vì ngài đã có đến Cô-rin-tô, hoặc vì họ cậy vào một uy tín lúc đó đã được mọi người thừa nhận-; Đức Ki-tô, có thể hiểu nhiều cách: hoặc là giáo dân Cô-rin-tô chỉ phục những môn đệ đã được con người lịch sử Giê-su Ki-tô dạy dỗ một cách trực tiếp (tức là những môn đệ chính qui hơn Phao-lô hay A-pô-lô), hoặc là họ không chấp nhận một trung gian nhân loại nào, mà chỉ muốn liên hệ trực tiếp với Đức Ki-tô, hoặc nữa đây không phải là bè phái thứ tư, mà là câu trả lời của thánh Phao-lô: chỉ có Đức Ki-tô là Thầy mà thôi.
đ. ds: nhờ người anh em, tức là người anh em Ki-tô hữu, chồng chị.
e. Phần cuối c. 14 tiếp ý phần đầu. Vậy tiếp ý chú thích c) cũng như c. 15b, con cái của một đôi hôn nhân hỗn hợp cũng thuộc thành phần Dân Thánh. Ngoài ra, theo nhân sinh quan Sê-mít, con cái và cha mẹ được coi là thành phần của một thực thể duy nhất. Ở đây, thánh Phao-lô không đề cập rõ ràng đến vấn đề rửa tội những người con đó.
g. Động từ bỏ cũng được dùng ở đây như ở c. 11, mà c. 11 này nói rõ sau khi bỏ, không được lấy người khác. Còn ở đây, thánh Phao-lô chỉ đặt trường hợp người ngoài Ki-tô giáo bỏ người kia mà thôi, chứ không viết giấy trắng mực đen về việc tái hôn của bên Ki-tô hữu.
i. Bằng phẫu thuật, như một số người Do-thái đã làm (x. 1 Mcb 1,15).
k. ds: Tốt hơn, hãy lợi dụng! Có người hiểu: Hãy lợi dụng cơ hội này mà giành lại tự do đi! Nhưng mạch văn ở đây không cho phép hiểu như vậy.
m. Bằng cách theo thói đời, là ăn ở, cư xử không tốt.
n. Ý cc. 17.20 và 24 trở đi trở lại như chủ đề quán xuyến, chi phối trọn dòng tư tưởng thánh Phao-lô về vấn đề này.
o. Lưu ý như ở c. 12 (x. 7,12+).
n. Ở đây, chúng ta thấy rõ thánh Phao-lô ứng khẩu cho người khác chép. Nếu không, ngài đã sửa lại, đặt c. 16 trước c. 15.
p. Có lẽ thánh Phao-lô nghĩ đến những thử thách, bất hoà trong gia đình (x. Lc 12,51-53) hoặc những tai hoạ tiên báo ngày tận thế (x. Lc 21,23).
q. Của đời sống gia đình. ds: những gian truân của xác thịt.
r. ds: thời gian đã cuốn buồm lại: thuật ngữ hàng hải gợi tả thời gian ngắn ngủi giữa hiện tại và ngày Chúa quang lâm. Dù thời gian này dài hay ngắn, thì trong Chúa Ki-tô Phục Sinh, thế giới phải đến, tức là thế giới Thiên Chúa ngự trị, đã đến với chúng ta rồi.
s. Ba câu 29, 30 và 31 thuộc thể văn hùng biện, nên tìm hiểu cảm hứng tổng quát hơn là phân tích giá trị chính xác của từng chữ trong câu văn. Lối đặt những đề tương phản ở bên nhau như vậy rất thường được dùng trong thuật hùng biện Hy-lạp và rất hợp ý thánh Phao-lô.
t. Không phải thánh Phao-lô kêu gọi chúng ta sống hờ hững với những thực tại trần thế, nhưng ngài muốn chúng ta cảnh giác, ý thức rằng giá trị của nó chỉ tương đối, và tránh hưởng thụ đến độ sa lầy trong đó, đang khi những thực tại căn bản nằm ở bình diện khác.
u. Db: 34 và có sự khác biệt giữa người đàn bà có chồng với người trinh nữ. Người đàn bà không chồng thì chuyên lo việc Chúa.
v. Ở đây không trực tiếp nói về sự thánh thiện bản thân, nhưng về sự hiến thánh, tức là hiến dâng cho Thiên Chúa toàn diện con người mình, cả hồn lẫn xác.
x. Có lẽ ám chỉ một lời trách móc nào đó đã được tung ra.
y. ds: Người trinh nữ của mình. Trước đây, người ta hiểu đoạn này nói về vấn nạn lương tâm của một người cha đang phân vân không biết có nên gả con gái mình không. Theo hướng này thì phải dịch như sau: 36 Nhưng nếu ai nghĩ rằng mình xử không phải với con gái vì đã để cho nó quá tuổi cập kê, và người đó muốn cho sự việc xảy ra theo lệ thường, thì cứ làm tuỳ ý, không mắc tội đâu: cứ cho cưới hỏi. 37 Nhưng nếu ai đầy cương quyết, không vì một sức ép nào, lại làm chủ được ý chí của mình, mà nhất định trong lòng giữ lại đứa con gái, thì người ấy làm một việc tốt. 38 Như vậy, ai gả con gái thì làm một việc tốt, ai không gả thì làm một việc tốt hơn. Nhưng hướng suy diễn này mắc phải nhiều khó khăn về mặt ngữ học, văn học và khoa chú giải, nên nhiều người không theo nữa. Đây cũng không phải nói về những cô gái muốn ở độc thân, nên tìm gởi thân nơi những ông đỡ đầu đáng tin cậy, để rồi sống gần gũi với các ông cách nguy hiểm. Vậy nên hiểu đoạn này cách đơn giản hơn: sau khi nói về những người làm vợ làm chồng, những người độc thân, và trước khi đề cập đến các bà goá, thánh Phao-lô nghĩ đến những người đang trong tình trạng đính hôn lúc vào đạo: vị hôn thê, vị hôn phu. Đương nhiên là khó áp dụng cho họ lời khuyên mà thánh nhân lập lại ba lần (cc. 12,20 và 24) là phải kiên trì trong hoàn cảnh đang sống lúc được gọi. Giải pháp ở đoạn này phù hợp với nguyên tắc đã cho ở cc. 8-9.
a. Trong Chúa có nghĩa là phải lấy một người có đạo; hoặc lấy chồng với tư cách là một người thuộc về Chúa; hoặc nữa lấy chồng theo luật Chúa.
o. Đối với thánh Phao-lô, rao giảng Tin Mừng để gây lòng tin là điều cốt yếu. Còn làm phép rửa thì bất cứ ai cũng có thể làm được. Câu này cũng nhắc chúng ta nên coi trọng sứ mạng làm chứng cho Tin Mừng của Đức Ki-tô hơn là chú ý đến số lượng người chúng ta đã rửa tội.
b. Vấn đề này được đặt ra như sau: sau các bữa tiệc tế thần, thịt đã cúng tế còn dư lại được đem ra chợ bán: người Ki-tô hữu được phép mua về dùng không? Có mắc tội tham gia vào việc thờ ngẫu tượng không? Được hỏi ý, thánh Phao-lô trả lời như ở Rm 14-15: người Ki-tô hữu vẫn tự do, nhưng đức ái nhắc nhở họ quan tâm đến những người hay bối rối lương tâm, và tránh gây gương mù cho những người này, bởi thái độ tự do của mình. Lưu ý là ở đây, thánh Phao-lô không quy chiếu quyết định đã được chấp thuận tại Giê-ru-sa-lem (x. Cv 15,20.29).
c. Tự nó, sự hiểu biết là một ân huệ của Thiên Chúa. Nhưng nó sẽ sinh lòng kiêu ngạo nếu nó không phục vụ đức ái.
d. Theo nghĩa Kinh Thánh, tức là được Người yêu thương (x. Hs 2,22 tt).
đ. Thánh Phao-lô chỉ nhận xét sự kiện: thần đây là các thiên thể cũng như các hữu thể mà theo tín ngưỡng Hy-lạp thời bấy giờ, người ta tin là ngự trị trên núi Ô-lim-pót: chúa đây là những người đã được dân gian tôn lên hàng thần thánh. Nhưng ở 10,20-21, chúng ta sẽ thấy rằng, thật ra, thánh Phao-lô hiểu các thần là ma quỷ.
e. Cả câu này trong bản Hy-lạp không có động từ. Do đó, bản dịch phải thêm động từ và chuyển vai trò các danh từ, để có thể hiểu được câu văn. Có thể hiểu như sau: Chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành vạn vật và là cùng đích chúng ta tiến tới; và chỉ có một Chúa là Đức Giê-su Ki-tô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta tiến về Chúa Cha. Ở đây, chúng ta cũng lưu ý rằng thánh Phao-lô khẳng định Đức Ki-tô có trước vạn vật và là tác nhân trong công cuộc tạo thành (x. Cl 1,15 tt và Pl 2,6 tt).
g. Db: có một số người vì còn giữ quan niệm của họ về ngẫu tượng.
h. Dịch cách khác: không phải của ăn làm cho chúng ta phải ra trước toà Thiên Chúa (hiểu ngầm ngày chung thẩm).
i. Lương tâm người yếu đuối cấm họ ăn thịt cúng, vậy nếu họ cứ ăn là đi ngược lại với lương tâm, là phạm tội.
k. Thánh Phao-lô lấy kinh nghiệm bản thân để minh hoạ lối xử thế ngài vừa vạch ra cho người khoẻ mạnh để họ đối xử với kẻ yếu đuối: vì Tin Mừng, ngài đã khước từ quyền lợi của mình (c. 19). Nhưng rồi ngài cao hứng theo đà tư tưởng này, tán rộng phần minh hoạ ra hẳn ngoài đề thịt cúng (cc. 1-23).
l. Một tư liệu có đóng dấu ấn là một tư liệu có giá trị xác thực. Cũng vậy, công trình của thánh Phao-lô có cộng đoàn giáo dân Cô-rin-tô làm dấu ấn chứng minh, cho thấy ngài đã thật sự chu toàn sứ mạng của ngài.
p. Trong cả đoạn này, thánh Phao-lô đặt cái khôn của loài người đối lập với sự khôn ngoan của Thiên Chúa (1,24 và 2,6). Sự khôn ngoan của Thiên Chúa là thể hiện công trình cứu độ toàn diện: công chính hoá, thánh hoá và cứu chuộc loài người. Vì vậy, tất cả các phương tiện Người dùng để hoàn thành công cuộc ấy đều được coi là khôn ngoan, tuy loài người cho là điên dại: thập giá, lời rao giảng, những gì yếu kém, hèn mạt, không đáng kể (cc. 27-28). Thánh Phao-lô không lên án phần trí tuệ của khôn ngoan loài người, vì nó là một ân huệ Chúa ban, giúp con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa; điều đáng lên án là cái khôn ngoan lý sự, tự mãn (của phần đông người Hy-lạp), hoặc đòi hỏi Thiên Chúa làm theo nguyện vọng của mình (như đa số người Do-thái đòi hỏi) (c. 20). Sức mạnh của Thiên Chúa là dùng chính những gì thế gian cho là điên dại, để thắng cái khôn ngoan của nó (cc. 18 và 25), làm cho kế hoạch cứu độ của Người được thành tựu. Khi đối chiếu hai lẽ khôn ngoan trên, thánh Phao-lô cũng nói rõ lập trường hoạt động của ngài: không rập theo óc tính toán (xã hội Cô-rin-tô thường ngả theo chiều hướng này), nhưng theo đường lối của thập giá Đức Ki-tô.
m. Hiểu ngầm: nhờ cộng đoàn anh em đài thọ.
n. Có lẽ phải hiểu ngầm và xin anh em đài thọ mọi sự cho người ấy. Chúng ta không nắm thêm chi tiết nào khác về hoạt động của ông Kê-pha (tức là thánh Phê-rô) và các anh em của Chúa. Xem trường hợp Chúa Giê-su và Nhóm Mười Hai: các bà đã đi theo giúp (Lc 8,2-3). Rất có thể là các Tông Đồ này đã lập gia đình, như thánh Phê-rô, đem vợ theo trong các chuyến công tác truyền giáo, và các bà đã gánh đỡ một phần nào để giải quyết các vấn đề vật chất cho các ngài.
o. Về thánh Ba-na-ba, x. Cv 4,36-37; 11,25-26; 13-14; 15,36-39.
q. X. Lc 10,7. Đây là một trong những trường hợp hiếm hoi thánh Phao-lô nhắc đến một lời nói của Đức Giê-su cách rõ ràng.
r. Nghĩa là không phải để đòi những quyền lợi đó.
t. Từ ngữ Hy-lạp gợi ý nghĩa người quản lý (x. 4,1), thường là một người nô lệ, không lãnh nhận một thù lao nào cho công việc người ấy buộc phải làm. Ngược lại, ai là người tự do có quyền nhận hay không nhận làm một công việc, thì có quyền đòi thù lao.
u. Thánh Phao-lô cố tình nói nghịch lý: rao giảng không công, ấy là tiền công của tôi.
v. Tức là những người ngoại đạo, không biết luật Thiên Chúa mặc khải.
q. ds: rỗng không, chẳng có nội dung, nghĩa lý gì (x. Rm 4,14; 2 Cr 9,3).
x. Theo nghĩa ở 11,1 và Gl 2,20 tt.
y. Đoạn này (cc. 24-27) dùng ngôn ngữ thể thao, có lẽ vì, như hàng năm, vận động hội mùa xuân sắp diễn ra tại Cô-rin-tô. Đoạn văn vẫn đề cập tới vấn đề thịt cúng. Thánh Phao-lô mời gọi những tay khoẻ noi gương ngài mà hy sinh quyền tự do của mình vì bác ái, để được phần thưởng trên trời, cũng như những tay đua chịu kiêng kỵ đủ điều, để đoạt giải.
a. ds: chứ không phải như không chắc (đoạt được giải). X. c. 24b trên.
b. ds ý theo ngôn ngữ thể thao: tôi đánh vật thân thể tôi, lôi nó đi như người chiến thắng kéo lê người chiến bại, kẻo sau khi làm người trọng tài tuyên bố kết quả cuộc đua, tôi...!
c. Đoạn này bình luận hai chữ cuối của đoạn trên: bị loại. Nguy cơ bị loại còn đó: chỉ xem lịch sử Ít-ra-en thì đủ biết. Thánh Phao-lô muốn rút kinh nghiệm giai đoạn Xuất Hành để chỉ cho các người khoẻ mạnh (ch. 8) thấy tính kiêu căng và tự phụ nguy hại đến thế nào.
d. ds: hướng về ông Mô-sê. Một số bản dịch hiểu là trong ông Mô-sê. Ông Mô-sê là hình ảnh tiên báo Đức Ki-tô, đám mây và cuộc vượt qua Biển Đỏ tiên báo bí tích Thánh Tẩy. Do đó, nói chịu phép rửa trong ông Mô-sê là hoạ theo kiểu nói chịu phép rửa trong Đức Ki-tô.
đ. Sau hai hình ảnh tiên báo bí tích Thánh Tẩy, man-na và nước chảy ra từ tảng đá tiên báo bí tích Thánh Thể. Thánh Phao-lô kêu gọi độc giả phải thận trọng và khiêm tốn: trong sa mạc, người Híp-ri đã được hưởng những ân huệ tiên báo các ân huệ mà giáo dân Cô-rin-tô hiện đang được hưởng, thế mà rồi họ cũng bị loại (x. 11,29, chú thích k)).
e. Theo một truyền thống ráp-bi Do-thái, tảng đá trong Ds 20,8 đi theo Ít-ra-en trong sa mạc. Các kinh sư Do-thái thích đồng hoá tảng đá đó với Đức Chúa, dựa theo ngôn ngữ Kinh Thánh (Xh 17,6 và nhất là các Thánh Vịnh). Còn thánh Phao-lô thì áp dụng cho Đức Ki-tô những đặc tính của Đức Chúa: tảng đá ấy tượng trưng cho Đức Ki-tô, vì Ngài đã có trước và đã hoạt động trong lịch sử Ít-ra-en.
h. ds: gương mẫu, mà Thiên Chúa đã nêu lên để báo trước những thực tại thiêng liêng của thời đại Mê-si-a. Tuy không được các tác giả Kinh Thánh nhận thức rõ ràng, ý nghĩa gương mẫu này (hay hình ảnh: Rm 5,14) vẫn là một đặc điểm của Kinh Thánh. Nhằm khuyên dạy tín hữu, các tác giả Kinh Thánh vẫn thường viết theo kiểu đó: thánh Phao-lô muốn tập cho tín đồ của ngài quen suy nghĩ theo lối này, nên thường dùng đến (cc. 11 và 9,9 tt; Rm 4,23 tt; 5,14; 15,4...); cả một tác phẩm như Tin Mừng thứ tư hoặc thư Hr cũng đã lấy việc suy diễn theo gương mẫu sẵn có làm nền tảng biên soạn. Vậy đoạn thư này có hai điểm suy diễn theo gương mẫu Cựu Ước: các biến cố tiên báo những khía cạnh khác nhau của mầu nhiệm Ki-tô giáo (cc. 1-4), và các thái độ của Dân Ít-ra-en nêu gương cho Ki-tô hữu soi đó mà bắt chước hoặc đề phòng (cc. 6-14).
r. Điên rồ trong cả đoạn này có một nghĩa rất xấu: không phải tính điên cuồng của lòng quả cảm, mà là cái ngu xuẩn của người dại dột, theo quan niệm người Hy-lạp.
k. X. Ds 25,9, ở đây có tới 24.000 người.
m. Thần Tru Diệt\fq* được nói đến trong Xh 12,23 (vụ các con đầu lòng Ai-cập bị giết), chứ không có mặt trong đoạn Ds 17,6-15 mà thánh Phao-lô vừa nhắc tới.
n. Thử thách là tìm cách nhìn dáng vẻ bên ngoài mà nhận ra thực tại bên trong. Thiên Chúa, tuy biết rõ, nhưng vẫn thử thách con người, để cho con người có cơ hội biểu lộ tâm tư sâu xa của lòng mình. Đó là ý nghĩa của thử thách. Nhưng thử thách xuất hiện là do những hoàn cảnh sống bên ngoài gây nên, hoặc do ma quỷ, là tên cám dỗ (1 Tx 3,5; Kh 2,10), hoặc nữa do lòng ham muốn – vì lẽ này, từ ngữ thử thách hoặc cám dỗ hàm ý một sự hấp dẫn, một sự lôi cuốn về phía cái xấu. Tuy vậy, người Ki-tô hữu có thể lướt thắng với ơn Chúa trợ giúp. Chính Chúa Ki-tô cũng đã muốn chịu thử thách để biểu lộ rõ ràng hơn lòng phục tùng của Người trước thánh ý Chúa Cha. Về phía con người, thử thách Thiên Chúa là một tội phạm thượng (Xh 17,2.7; Cv 15,10). Người tín hữu bị thử thách biết chắc rằng Thiên Chúa sẽ cho kết thúc tốt đẹp thì sẽ kiên trì cho đến cùng. Đó là ý nghĩa câu này.
o. Các từ dùng đây có vẻ dư thừa, do từ ngữ chén chúc tụng là một thuật ngữ mượn lại của ngôn ngữ phụng tự Do-thái. Chúng ta vừa nâng chén đó vừa chúc tụng Thiên Chúa, như chính Đức Ki-tô đã làm trong bữa Tiệc Ly. Thêm Thiên Chúa để lột cho hết ý.
p. Dịch cách khác: vì chúng ta tất cả chỉ là một tấm bánh, một thân thể. Người Ki-tô hữu lãnh nhận Mình Thánh Chúa Ki-tô là được kết hợp với Người và với nhau. Như vậy, bí tích Thánh Thể thể hiện sự hợp nhất của Giáo Hội: các Ki-tô hữu nên một trong Đức Ki-tô.
q. Tức là Ít-ra-en của lịch sử (x. Rm 9,4.5). Còn người Ki-tô hữu là Ít-ra-en của Thiên Chúa (Gl 6,16), được thừa hưởng những lời hứa từ thời Cựu Ước.
s. Cc. 16-18: sự kết hợp với Đức Ki-tô qua bí tích Thánh Thể được so sánh với sự thông công với bàn thờ, qua các bữa tiệc theo sau các nghi lễ hiến tế được ghi trong Cựu Ước. Ở c. 21, bàn tiệc Thánh Thể được so chiếu với các tiệc theo sau các nghi lễ tế thần của người ngoại. Vậy là thánh Phao-lô đặt bí tích Thánh Thể vào bối cảnh một cuộc tế lễ.
s. Những câu này trích dẫn Cựu Ước: Tv 33,10 và sách I-sai-a (x. Is 19,11-12; 29,14; 33,18). Các câu này khẳng định rằng những mưu lược khôn khéo hoàn toàn nhân loại sẽ không thể cứu Ít-ra-en khỏi hiểm hoạ bị A-sua xâm chiếm.
t. X. Đnl 4,24 tt. Trong Cựu Ước, Dân Ít-ra-en khiêu khích lòng ghen tuông của Thiên Chúa, tức là cơn thịnh nộ của Người, mỗi khi có ai trong Dân thờ lạy ngẫu tượng. Cựu Ước cũng cho thấy đề tài ghen tuông này đi đôi với đề tài hôn nhân (x. Hs 2,21 tt). Ở đây, từ ngữ mang đầy đủ ý nghĩa của nó: lòng tôn sùng Thiên Chúa thật loại trừ mọi thứ thông đồng với việc thờ ngẫu tượng. Ở những đoạn khác, Tân Ước nhắc nhở phải trung thành với Thiên Chúa bằng mọi giá (2 Cr 11,2) hoặc nhấn mạnh là phải nhiệt thành đối với niềm tin (Cv 22,3; Pl 3,6).
x. Một vài người nghĩ rằng phần cuối c. 29 và c. 30 là những vấn nạn được trình lên thánh nhân, nhưng ngài lại không trả lời. Thật ra, ở giữa c. 29, có lẽ phải hiểu ngầm tư tưởng sau đây: đừng ăn vì bác ái đối với lương tâm sai lệch của người kia, chứ không phải vì nghe theo cái xét đoán sai lầm của y. Một số người khác hiểu là thánh Phao-lô kêu gọi những người khoẻ mạnh nên tránh làm cớ để cho những người yếu đuối xét xử bất lợi cho họ (c. 29) và khiển trách họ (c. 30).
a. Tức là Đức Ki-tô, vì có vẻ như che giấu Người, thay vì phản chiếu vinh quang của Người (2 Cr 3,18). Trong đoạn này (cc. 1-16), thánh Phao-lô chơi chữ: đầu vừa là cái đầu, vừa là thủ lãnh. Lập luận của ngài tuỳ thuộc rất nhiều vào phong tục tập quán thời bấy giờ, nên các kết luận của ngài chỉ có giá trị tương đối.
b. Tức là chồng mình, vì để đầu trần thì có vẻ tự cho mình là ngang hàng với chồng.
c. ds: một uy quyền, có thể hiểu là uy quyền của người chồng.
d. Trong Đnl 23,15, sự hiện diện của Đức Chúa trong trại là lý do đòi hỏi phải ăn ở đứng đắn. Thánh Phao-lô lại nói các thiên thần thay vì Đức Chúa, có l��� theo lối các văn kiện Cum-ran, để khỏi phạm huý. Các thiên thần giục ta phải sống theo luân thường đạo lý.
đ. Bữa ăn riêng đối lập với bữa ăn của Chúa trong c. 20. Bữa ăn của Chúa đòi hỏi các Ki-tô hữu phải cùng nhau cử hành nghi lễ trong bác ái; nhưng tại Cô-rin-tô, trước khi cử hành bữa ăn này, người ta lại ăn uống với nhau. Và thay vì họp chung với nhau và để tất cả làm của chung, có nhiều người đã tách ra thành nhóm riêng, có lẽ theo giai cấp của họ ngoài xã hội. Do đó, trong khi đáng lẽ không còn vấn đề giai cấp nữa, thì chính trong bữa ăn của Chúa, tình trạng không đồng đều lại càng rõ nét. Thánh Phao-lô chống lại tập tục đó.