Chương 3. Tố quyền đòi bồi thường thiệt hại (Điều 1729-1731)

Điều 1729

§1. Đương sự nào bị thiệt hại có thể sử dụng tố quyền hộ sự để đòi bồi thường những thiệt hại mà mình phải chịu do tội phạm gây ra trong chính việc xét xử hình sự, chiếu theo quy tắc của điều 1596.

§2. Việc can thiệp của đương sự bị thiệt hại, được nói đến ở § 1, không được chấp nhận nữa, nếu đã không được thực hiện tại tòa án hình sự cấp một.

§3. Việc kháng cáo trong một vụ án về việc bồi thường thiệt hại, chiếu theo quy tắc của các điều 1628-1640 phải được thực hiện, ngay cả khi việc kháng án này không thể được thực hiện ở tòa án hình sự; nhưng nếu các bên khác nhau đệ trình cả hai việc kháng án, thì cũng chỉ thực hiện một cuộc xét xử kháng cáo mà thôi, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1730.

Điều 1730

§1. Để tránh việc trì hoãn quá lâu trong vụ án hình sự, thẩm phán có thể hoãn vụ án liên quan đến những thiệt hại, cho đến khi tuyên bố bản án chung quyết của vụ án hình sự.

§2. Thẩm phán nào đã làm như trên, thì sau khi đã ra bản án của vụ án hình sự, phải xét xử những sự thiệt hại, ngay cả khi vụ án hình sự chưa dứt điểm vì đã có kháng cáo, hoặc ngay cả khi bị cáo được tha bổng vì một lý do là phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại.

Điều 1731

Bản án đã được ban hành trong vụ án hình sự, ngay cả khi đã trở thành vấn đề quyết tụng, không tạo ra một quyền lợi nào cho đương sự bị thiệt hại, trừ khi đương sự này đã can thiệp, chiếu theo quy tắc của điều 1729.

Chương 2. Diễn tiến tố tụng (Điều 1720-1728)PHẦN V. THỦ TỤC THƯỢNG CẦU CÓ TÍNH CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC GIẢI NHIỆM HAY THUYÊN CHUYỂN CÁC CHA SỞ (ĐIỀU 1732-1752)