Con người đi tìm Thiên Chúa. Khi tạo dựng, Thiên Chúa kêu gọi mọi hữu thể từ hư vô bước vào hiện hữu. “Vì được ban vinh quang và danh dự làm mũ triều thiên”,1 con người, sau các Thiên thần, có khả năng nhận biết “Danh Chúa lẫy lừng trên khắp địa cầu.”2 Thậm chí sau khi đã đánh mất vẻ giống như Thiên Chúa vì phạm tội, con người vẫn còn mang hình ảnh của Đấng Tạo Hóa. Con người vẫn duy trì sự khao khát Thiên Chúa, Đấng đã làm cho họ hiện hữu. Mọi tôn giáo đều làm chứng cho sự tìm kiếm căn bản này của con người.3
256730/142
Thiên Chúa kêu gọi con người trước. Dù con người quên lãng Đấng Tạo hóa của mình hay trốn xa nhan Ngài, dù họ chạy theo các ngẫu tượng của mình hay than trách Thiên Chúa đã bỏ rơi họ, Thiên Chúa hằng sống và chân thật vẫn không ngừng kêu gọi từng người đến gặp Ngài cách huyền nhiệm trong việc cầu nguyện. Trong việc cầu nguyện, bước tình yêu của Thiên Chúa trung tín luôn là bước đầu tiên, còn bước của con người luôn là lời đáp lại. Cũng như Thiên Chúa tự mặc khải và mặc khải cho con người biết về chính họ, thì việc cầu nguyện cũng xuất hiện như một lời kêu gọi hỗ tương, như một thảm trạng của Giao Ước. Qua lời nói và hành động, thảm trạng này thúc giục trái tim. Thảm trạng đó được tỏ cho thấy trong suốt lịch sử cứu độ.
Qua mặc khải, “Thiên Chúa vô hình, do tình thương chan hòa của Ngài, đã ngỏ lời với loài người như với bạn hữu và liên lạc với họ để mời gọi họ và chấp nhận cho họ đi vào cuộc sống của chính Ngài.”1 Đức tin là sự đáp lại thích đáng đối với lời mời gọi ấy.
1 CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Dei Verbum 2: AAS 58 (1966) 818.
Giáo Lý - Số 28
Trong lịch sử của mình mãi đến ngày nay, loài người đã diễn tả việc tìm kiếm Thiên Chúa của mình bằng nhiều cách, qua các tín ngưỡng và các hành vi tôn giáo (cầu kinh, tế lễ, phụng tự, suy niệm, v.v...). Các hình thức diễn tả này, mặc dù có thể kéo theo chúng những nét hàm hồ, vẫn là rất phổ quát đến nỗi con người có thể được gọi là một hữu thể có tôn giáo:
“Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để họ ở trên khắp mặt đất; Ngài đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh giới cho nơi ở của họ. Như vậy, là để họ tìm kiếm Thiên Chúa; may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Ngài, tuy rằng thật sự Ngài không ở xa mỗi người chúng ta. Thật vậy, chính ở nơi Ngài mà chúng ta sống, cử động và hiện hữu” (Cv 17,26-28).
Giáo Lý - Số 296
Chúng ta tin Thiên Chúa tạo dựng mà không cần một thứ gì đã hiện hữu trước, cũng không cần một sự trợ giúp nào.125 Công trình tạo dựng cũng không phải là một sự xuất phát tất yếu từ bản thể Thiên Chúa.126 Thiên Chúa tạo dựng một cách tự do “từ hư vô” (“ex nihilo”):127
“Nếu Thiên Chúa làm nên trần gian từ một chất liệu có trước, thì có gì là cao cả? Một người thợ giữa chúng ta, khi nhận được vật liệu từ ai đó, cũng làm ra được những gì anh ta muốn. Nhưng quyền năng của Thiên Chúa được chứng tỏ trong điều này, là từ hư vô, Ngài làm nên bất cứ những gì Ngài muốn.”128
125 X. CĐ Vaticanô I, Hiến chế tín lý Dei Filius, c.1: DS 3002.
126 X. CĐ Vaticanô I, Hiến chế tín lý Dei Filius, De Deo rerum omnium Creatore, canones 1-4: DS 3023-3024.
127 CĐ Latêranô IV, Cap. 2, De fide catholica: DS 800; CĐ Vaticanô I, Hiến chế tín lý Dei Filius, De Deo rerum omnium Creatore, canon 5: DS 3025.
128 Thánh Thêôphilô thành Antiôkhia, Ad Autolycum, 2, 4: SC 20,102 (PG 6,1052).
Giáo Lý - Số 30
“Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỉ!” (Tv 105,3). Dù con người có thể quên lãng hay chối từ Thiên Chúa, nhưng chính Thiên Chúa vẫn không ngừng kêu gọi mọi người tìm kiếm Ngài để họ được sống và đạt được hạnh phúc. Nhưng việc tìm kiếm này đòi hỏi con người phải có nỗ lực của trí tuệ, sự ngay thẳng của ý chí, “một tấm lòng thành”, và phải có cả chứng từ của những người khác để dạy con người tìm kiếm Thiên Chúa.
“Lạy Chúa, Chúa vĩ đại và rất đáng ca tụng: quyền năng của Chúa cao cả và sự khôn ngoan của Chúa thật khôn lường. Và con người, một phần nhỏ bé trong các thụ tạo của Chúa, con người trong thân phận phải chết, mang nơi mình chứng tích của tội lỗi mình và chứng tích việc Chúa chống lại kẻ kiêu căng: vậy mà con người như vậy, một phần nhỏ bé trong các thụ tạo của Chúa, muốn ca tụng Chúa. Chính Chúa thúc giục để con người vui thích ca tụng Chúa, bởi vì Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và tâm hồn chúng con không yên nghỉ cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa.”7
“Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình; Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27). Con người có một địa vị độc tôn trong công trình tạo dựng: con người là “hình ảnh của Thiên Chúa” (I); trong bản tính riêng của mình, con người kết hợp thế giới thiêng liêng và thế giới vật chất (II); con người được tạo dựng “có nam có nữ” (III); Thiên Chúa cho con người sống thân mật với Ngài (IV).