Tìm Hiểu Phụng Vụ

Lời ngỏ

“Mẹ Hội Thánh tha thiết ước mong toàn thể tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành Phụng vụ cách trọn vẹn, ý thức và linh động. Chính bản tính Phụng vụ đòi hỏi phải tham dự như thế. Lại nữa, nhờ phép Thánh Tẩy, việc tham dự Phụng vụ trở thành quyền lợi và bổn phận của dân Ki-tô Giáo ‘là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa’ (1 Pr 2,9)” (PV 14).

Giáo lý thiếu nhi nằm trong tiến trình khai tâm Ki-tô Giáo, dù rằng các em đã được Rửa Tội từ bé nhưng chỉ hoàn tất khi các em được Thêm Sức và kết hiệp với Chúa Giê-su Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là ‘nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Ki-tô hữu’ (GH 11), là trung tâm điểm của Phụng vụ vì cử hành mầu nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm Chúa Ki-tô hoàn tất công trình cứu độ chúng ta (GLHTCG 1068). Vì thế các em cần được hướng dẫn kỹ lưỡng về các bí tích mà các em đã hoặc sắp lãnh nhận để tham dự Phụng vụ cách ‘trọn vẹn, ý thức và linh động’, và ‘qua cuộc sống, biểu lộ cho người khác thấy mầu nhiệm Chúa Ki-tô và bản tính đích thực của Hội Thánh chân chính’ (PV 2).

Muốn được như vậy, bản thân các Giáo lý viên cần hiểu và sống các bí tích ấy trong các cử hành Phụng vụ trước khi hướng dẫn cho các em. Trong chiều hướng ấy, giáo trình này vừa muốn trình bày các cử hành Phụng vụ của Hội Thánh, vừa đào sâu ý nghĩa Thánh lễ và các Bí tích do Chúa Ki-tô thiết lập, để giảng dạy giáo lý trong tiến trình khai tâm Ki-tô Giáo cho các em thiếu nhi.

“Mọi hoạt động của Hội Thánh đều hướng tới tột đỉnh là Phụng vụ; đồng thời, mọi năng lực của Hội Thánh đều phát xuất từ Phụng vụ. Do đó, Phụng vụ là nguồn đặc biệt của Huấn giáo. Huấn giáo phải liên kết chặt chẽ với mọi hoạt động Phụng vụ và Bí tích (GLHTCG 1074).

BAN GIÁO LÝ GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – 2007


Mục lục

Bài 1. Phụng vụ Ki-tô Giáo

Bài 2. Lịch sử Phụng vụ

Bài 3. Bầu khí Phụng vụ

Bài 4. Năm Phụng vụ

Bài 5. Phụng vụ Thánh lễ

Bài 6. Cử hành các Bí tích

Bài 7. Tiến trình Khai tâm Ki-tô Giáo

Bài 8. Phụng vụ Thánh Tẩy

Bài 9. Phụng vụ Thêm Sức

Bài 10. Phụng vụ Thánh Thể

Bài 11. Phụng vụ Hòa Giải

Bài 12. Xức Dầu Bệnh Nhân

Bài 13. Phụng vụ Truyền Chức

Bài 14. Phụng vụ Hôn Phối

Bài 15. Á Bí tích

Bài 16. Giờ kinh Phụng vụ


Ký hiệu viết tắt

DGL — Tông huấn về việc Dạy Giáo Lý, ĐGH Gio-an Phao-lô II, 1992.

GH — Hiến chế tín lý về Giáo Hội, Công đồng Va-ti-ca-nô II, bản Việt ngữ của Giáo Hoàng Học viện Thánh Piô X, 1972.

GL — Bộ Giáo Luật (1983), bản Việt ngữ của Nhà sách Trái Tim Đức Mẹ 1986.

GLV — Guide pour les catéchistes, Congrégation pour l’Evangélisation des peuples, Cité du Vatican, 1993.

GLHTCG — Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, bản Việt ngữ của Ban Giáo lý Giáo phận TP. HCM, 1997.

KPV — Tông hiến Laudis canticum của ĐGH Phao-lô VI công bố sách nguyện mới, bản Việt ngữ của nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ,1995.

PV — Hiến chế về Phụng Vụ thánh, Công đồng Va-ti-ca-nô II, bản Việt ngữ của Giáo Hoàng Học viện Thánh Piô X, 1972.

QCTQ — Quy Chế Tổng Quát sách lễ Rô-ma (2000), bản Việt ngữ của Ủy ban Phụng Tự HĐGMVN.

SH — Tông huấn Sám Hối và hòa giải, ĐGH Gio-an Phao-lô II, 1984.


Tài liệu tham khảo

01. Directoire général pour la catéchèse, Congrégation pour le clergé, 1997.

02. Sách các phép Rô-ma, bản Việt ngữ của Giáo phận Đà Lạt 1998.

03. Hướng dẫn về lòng đạo đức bình dân và Phụng vụ, bản Việt ngữ của Ủy ban Văn Hóa HĐGMVN, 2003.

04. Nghi thức gia nhập Ki-tô Giáo của người lớn, bản Việt ngữ của UBGM về Phụng Vụ, Sài Gòn, 1974.

05. Nghi thức thánh lễ (2002), bản Việt ngữ của Ủy ban Phụng Tự HĐGMVN 2006.

06. Cha R. Cantalamessa, Thánh Thể – Nguồn ơn thánh hóa, bản Việt ngữ của Tam Anh, 2000.

07. Giáo lý dự tòng, Giáo phận Đà Lạt, 2003.

08. Đức Giám mục Phao-lô Bùi Văn Đọc, Thiên Chúa Ba Ngôi – Bí tích Thánh Thể, NXB Tôn Giáo Hà Nội 1999.

09. J. Gélineau, Họp nhau cử hành Phụng vụ, bản Việt ngữ 1992.

10. Hương Việt, Hiểu và sống Thánh lễ, NXB Tôn giáo Hà Nội 2004.

11. Cha An-tôn Nguyễn Đức Khiết, Mục vụ Phụng vụ, Đà Lạt 2005.

12. P. Jounel & G. Martimort, Principes de la Liturgie, Desclée 1984.

13. Th. Rey-Mermet: Croire II – Vivre la foi dans les sacrements, Droguet &Ardant, 1985.

14. Cha Trần Ngọc Quỳnh, Cử hành mầu nhiệm Tạ Ơn, Đại kết, 1996.

15. Cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ:

  • Các nguyên tắc căn bản về Phụng vụ, HCM 2001.
  • Giải đáp các vấn nạn về Phụng vụ, HCM 2001.
  • Hướng dẫn cử hành Phụng vụ, HCM 2000.
  • Năm Phụng vụ, HCM 2001.
  • Phụng vụ các Bí tích, HCM 2000.
  • Phụng vụ Thánh Thể, HCM 2001.
  • Phụng vụ tổng quát, HCM 2001.
  • Tìm hiểu các Bí tích Công Giáo, HCM 2002.

16. Cha Giu-se Nguyễn Văn Tuyên:

  • Đây là mầu nhiệm đức tin, NXB Tôn giáo Hà Nội 2001.
  • Canh tân tâm linh, NXB Tôn giáo Hà Nội 2000.

Nguồn: simonhoadalat.com

Scroll to Top