PHẦN THỨ BA: ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ (1691-2557)

Số
Mục lục
Tra cứu
Câu
Mục lục
Tra cứu

Mục lục

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÔNG HIẾN FIDEI DEPOSITUM

LỜI MỞ ĐẦU (1-25)

PHẦN THỨ NHẤT (26-1065)

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

ĐOẠN THỨ NHẤT: “TÔI TIN” - “CHÚNG TÔI TIN” (26-184)

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI “CÓ KHẢ NĂNG” ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA (27-49)

CHƯƠNG II: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI (50-141)

Mục 1: Mặc Khải của Thiên Chúa (51-73)

Mục 2: Sự lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (74-100)

Mục 3: Thánh Kinh (101-141)

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA (142-184)

Mục 1: Tôi tin (144-165)

Mục 2: Chúng tôi tin (166-184)

TÍN BIỂU

ĐOẠN THỨ HAI: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO (185-1065)

CHƯƠNG I: “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA” (198-421)

Mục 1: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất” (199-421)

Tiết 1: Tôi tin kính Đức Chúa Trời (199-231)

Tiết 2: Chúa Cha (232-267)

Tiết 3: Đấng Toàn Năng (268-278)

Tiết 4: Đấng Tạo Hóa (279-324)

Tiết 5: Trời và đất (325-354)

Tiết 6: Con người (355-384)

Tiết 7: Sự sa ngã (385-421)

CHƯƠNG II: TÔI TIN KÍNH MỘT CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA (422-682)

Mục 2: “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi” (430-455)

Mục 3: Chúa Giê-su Ki-tô “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (456-570)

Tiết 1: Con Thiên Chúa làm người (456-483)

Tiết 2: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (484-511)

Tiết 3: Các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô (512-570)

Mục 4: Chúa Giê-su Ki-tô đã “chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác” (571-630)

Tiết 1: Chúa Giê-su và Ít-ra-en (574-594)

Tiết 2: Chúa Giê-su “chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết” (595-623)

Tiết 3: Chúa Giê-su Ki-tô được “táng xác” (624-630)

Mục 5: Chúa Giê-su Ki-tô “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (631-658)

Tiết 1: Đức Ki-tô “xuống ngục tổ tông” (632-637)

Tiết 2: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (638-658)

Mục 6: Chúa Giê-su “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng” (659-667)

Mục 7: “Ngày sau bởi trời”, Người “lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (668-682)

CHƯƠNG III: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (683-1065)

Mục 8: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (687-747)

Mục 9: “Tôi tin Hội Thánh Công Giáo” (748-975)

Tiết 1: Hội Thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa (751-780)

Tiết 2: Hội Thánh - Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (781-810)

Tiết 3: Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (811-870)

Tiết 4: Các Ki-tô hữu: Phẩm trật, giáo dân, đời sống thánh hiến (871-945)

Tiết 5: “Các Thánh thông công” (946-962) [1474-1477]

Tiết 6: Đức Ma-ri-a - Mẹ Đức Ki-tô, Mẹ Hội Thánh (963-975)

Mục 10: “Tôi tin phép tha tội” (976-987)

Mục 11: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (988-1019)

Mục 12: “Tôi tin hằng sống vậy” (1020-1060)

“Amen” (1061-1065)

PHẦN THỨ BA (1691-2557)

ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KI-TÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)

Tra cứu

Phần chính của thạch mộ Junius Bassus được tìm thấy phía dưới tòa giải tội của đền thờ thánh Phê-rô tại Rô-ma, đề năm 359
Phần chính của thạch mộ Junius Bassus được tìm thấy phía dưới tòa giải tội của đền thờ thánh Phê-rô tại Rô-ma, đề năm 359

Phần chính của thạch mộ Junius Bassus được tìm thấy phía dưới tòa giải tội của đền thờ thánh Phê-rô tại Rô-ma, đề năm 359.

Đức Ki-tô vinh hiển, được trình bày rất trẻ (dấu chỉ thiên tính của Người), ngồi trên ngai trời, đạp trên thần trời Uranus của dân ngoại. Vây quanh Người là hai tông đồ Phê-rô và Phao-lô. Cả hai hướng về Đức Ki-tô và nhận lãnh hai cuốn Luật mới.

Như xưa ông Mô-sê đã nhận lãnh Luật cũ nơi Thiên Chúa trên núi Xi-nai, nay các tông đồ, được đại diện bởi hai vị đứng đầu, nhận nơi Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Chúa trời đất, Luật Mới, không còn được viết trên những bia đá nữa nhưng được Thánh Thần khắc ghi trong tâm hồn các tín hữu. Đức Ki-tô ban cho ta sức mạnh để sống “đời sống mới” (§1697). Người đến để kiện toàn trong ta điều Người đã dạy vì thiện ích của ta (x. §2074).


1691790

“Hỡi Ki-tô hữu, hãy ý thức phẩm giá của bạn, và đã được thông phần bản tính thần linh, bạn đừng quay trở lại với sự thấp hèn trước kia. Bạn hãy nhớ bạn thuộc về Đầu nào và là chi thể của ai. Bạn hãy nhớ rằng bạn đã được giải thoát khỏi quyền lực tối tăm và được đưa vào ánh sáng và Nước của Thiên Chúa.”1

1692

Tín biểu tuyên xưng sự cao cả của các hồng ân Thiên Chúa đã rộng ban cho loài người trong công trình tạo dựng của Ngài và hơn nữa nhờ ơn cứu chuộc và thánh hóa. Điều đức tin tuyên xưng, được các bí tích truyền thông: nhờ các bí tích tái sinh, các Ki-tô hữu trở nên “con Thiên Chúa” (1 Ga 3,1),2 “được thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4). Khi nhận biết phẩm giá mới của mình nhờ đức tin, các Ki-tô hữu được kêu gọi để từ nay ăn ở cho xứng với Tin Mừng của Đức Ki-tô.3 Nhờ các bí tích và kinh nguyện, họ nhận được ân sủng của Đức Ki-tô và các hồng ân của Thần Khí của Người, làm cho họ có khả năng thực hiện điều đó.

1693

Đức Ki-tô Giê-su luôn làm điều đẹp lòng Chúa Cha.4 Người luôn sống trong sự hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha. Cũng một cách đó, các môn đệ của Người được mời gọi sống trước tôn nhan Chúa Cha, “Đấng thấu suốt những gì kín đáo” (Mt 6,6), để trở nên “hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).

16941267

Được tháp nhập vào Đức Ki-tô5 nhờ Phép Rửa, các Ki-tô hữu đã chết cho tội lỗi và sống cho Thiên Chúa trong Đức Ki-tô Giê-su,6 và như vậy, họ được tham dự vào sự sống của Đấng Phục Sinh.7 Khi bước theo Đức Ki-tô và kết hợp với Người,8 các Ki-tô hữu có thể cố gắng bắt chước Thiên Chúa, như những người con rất yêu dấu và bước đi trong tình yêu,9 bằng việc uốn nắn các ý nghĩ, lời nói và hành động của mình, sao cho họ có nơi mình tâm tư như đã có trong Đức Ki-tô Giê-su10 và sống theo gương Người.11

1695

Các Ki-tô hữu, “được nên công chính nhờ danh Chúa Giê-su Ki-tô và nhờ Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta” (1 Cr 6,11), được thánh hóa và được gọi là thánh,12 họ trở thành “đền thờ của Chúa Thánh Thần” (1 Cr 6,19). Chính “Thần Khí của Chúa Con” dạy họ cầu nguyện với Chúa Cha,13 và khi đã trở nên sự sống của họ, Ngài thúc đẩy họ hành động,14 để mang lại hoa trái của Thần Khí,15 nhờ thực hiện đức mến. Khi chữa lành các vết thương của tội lỗi, Chúa Thánh Thần canh tân nội tâm chúng ta bằng sự biến đổi thiêng liêng,16 Ngài soi sáng chúng ta và củng cố để với tư cách là “con cái ánh sáng” (Ep 5,8), chúng ta sống “lương thiện, công chính và chân thật” (Ep 5,9).

16961970

Con đường của Đức Ki-tô “đưa đến sự sống” (Mt 7,14), còn con đường đối nghịch “đưa đến diệt vong” (Mt 7,13).17 Dụ ngôn Tin Mừng về hai con đường luôn hiện diện trong việc dạy giáo lý của Hội Thánh. Nó cho thấy tầm quan trọng của các quyết định luân lý đối với ơn cứu độ của chúng ta. “Có hai con đường, một dẫn đến sự sống, một dẫn đến sự chết: hai bên khác nhau một trời một vực.”18

1697737tt., 1938tt., 1716tt., 1846tt., 1803tt., 1812tt., 2067tt., 946tt.

Trong việc dạy giáo lý, phải trình bày hết sức rõ ràng niềm vui và những đòi hỏi của con đường của Đức Ki-tô.19 Việc dạy giáo lý về “đời sống mới” (Rm 6,4) trong Người sẽ là:

Dạy giáo lý về Chúa Thánh Thần, vị Thầy nội tâm của đời sống theo Đức Ki-tô, người khách trọ dịu hiền và người bạn linh hứng, hướng dẫn, sửa chữa và củng cố đời sống này;

Dạy giáo lý về ân sủng, bởi vì nhờ ân sủng mà chúng ta được cứu độ, và cũng nhờ ân sủng mà các công việc của chúng ta có thể mang lại hoa trái cho sự sống muôn đời;

Dạy giáo lý về các mối phúc, bởi vì con đường của Đức Ki-tô được tóm kết trong các mối phúc, là con đường duy nhất dẫn đến vinh phúc muôn đời mà trái tim con người hằng khao khát;

Dạy giáo lý về tội lỗi và ơn tha thứ, bởi vì con người, nếu không nhận biết mình là tội nhân, thì không thể nhận ra chân lý về bản thân mình, chân lý này là điều kiện để hành động đúng đắn, và, nếu ơn tha thứ không được ban cho họ, họ không thể chịu đựng nổi chân lý này;

Dạy giáo lý về các nhân đức nhân bản, giúp chúng ta nhận ra vẻ đẹp và sự lôi cuốn của những thái độ chân chính hướng về điều thiện;

Dạy giáo lý về các nhân đức Ki-tô Giáo: tin, cậy, mến, được gợi hứng rất nhiều từ mẫu gương của các Thánh;

— Dạy giáo lý về giới răn mến Chúa yêu người được triển khai trong Mười Điều Răn;

Dạy giáo lý về Hội Thánh, bởi vì đời sống Ki-tô hữu chỉ có thể tăng trưởng, được quảng bá và được lưu truyền nhờ sự trao đổi đa dạng “các lợi ích thiêng liêng” trong mầu nhiệm “các Thánh thông công.”

1698426

Điểm quy chiếu đầu tiên và tối thượng của việc dạy giáo lý như vậy sẽ luôn luôn là chính Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng là “con đường, là sự thật, và là sự sống” (Ga 14,6). Khi nhìn ngắm Người bằng đức tin, các Ki-tô hữu có thể hy vọng chính Người sẽ thực hiện nơi họ những điều Người đã hứa, và khi yêu mến Người bằng tình yêu mà Người đã yêu mến họ, họ có thể thực hiện được những việc phù hợp với phẩm giá của mình:

“Tôi xin bạn hãy coi Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, là Đầu thật của bạn và bạn là một trong các chi thể của Người… Người đối với bạn cũng như đầu đối với các chi thể; mọi sự của Người, là của bạn: tinh thần, trái tim, thân thể, linh hồn và mọi khả năng của Người,… bạn phải sử dụng tất cả như của riêng bạn để phục vụ, ca ngợi, yêu mến và tôn vinh Thiên Chúa. Nhưng bạn thuộc về Người, như chi thể thuộc về đầu, vì vậy, Người hết sức khao khát sử dụng tất cả các tài năng của bạn, như là của Người, để phục vụ và tôn vinh Cha Người.”20

“Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô” (Pl 1,21).


Đề mục

ĐOẠN THỨ NHẤT: ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THẦN KHÍ (1699-2051)

CHƯƠNG I: PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ (1700-1876)

Mục 1: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (1701-1715)

Mục 2: Ơn gọi của chúng ta là đến hưởng vinh phúc (1716-1729)

Mục 3: Sự tự do của con người (1730-1748)

Mục 4: Tính luân lý của các hành vi nhân linh (1749-1761)

Mục 5: Tính luân lý của các đam mê (1762-1775)

Mục 6: Lương tâm luân lý (1776-1802)

Mục 7: Các nhân đức (1803-1845)

Mục 8: Tội lỗi (1846-1876)

CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI (1877-1948)

Mục 1: Cá vị và xã hội (1878-1896)

Mục 2: Sự tham gia vào đời sống xã hội (1897-1927)

Mục 3: Công bằng xã hội (1928-1948)

CHƯƠNG III: ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA: LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG (1949-2051)

Mục 1: Luật luân lý (1950-1986)

Mục 2: Ân sủng và sự công chính hóa (1987-2029)

Mục 3: Hội Thánh, Mẹ và Thầy (2030-2051)

MƯỜI ĐIỀU RĂN

ĐOẠN THỨ HAI: MƯỜI ĐIỀU RĂN (2052-2557)

CHƯƠNG I: “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI, HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ KHÔN NGƯƠI” (2083-2195)

Mục 1: Điều răn thứ nhất (2084-2141)

Mục 2: Điều răn thứ hai (2142-2167)

Mục 3: Điều răn thứ ba (2168-2195)

CHƯƠNG II: “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH” (2196-2557)

Mục 4: Điều răn thứ tư (2197-2257)

Mục 5: Điều răn thứ năm (2258-2330)

Mục 6: Điều răn thứ sáu (2331-2400)

Mục 7: Điều răn thứ bảy (2401-2463)

Mục 8: Điều răn thứ tám (2464-2513)

Mục 9: Điều răn thứ chín (2514-2533)

Mục 10: Điều răn thứ mười (2534-2557)


Chú thích

1 Thánh Lê-ô Cả, Sermo 21, 3: CCL 138,88 (PL 54,192-193).

2 X. Ga 1,12.

3 X. Pl 1,27.

4 X. Ga 8,29.

5 X. Rm 6,5.

6 X. Rm 6,11.

7 X. Cl 2,12.

8 X. Ga 15,5.

9 X. Ep 5,1-2.

10 X. Pl 2,5.

11 X. Ga 13,12-16.

12 X. 1 Cr 1,2.

13 X. Gl 4,6.

14 X. Gl 5,25.

15 X. Gl 5,22.

16 X. Ep 4,23.,

17 X. Đnl 30,15-20 .

18 Đi-đa-kê, 1,1: SC 248,140 (Funk 1,2).

19 X. ĐGH Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Catechesi tradendae, 29: AAS 71 (1979) 1301.

20 Thánh Gio-an Eudes, Le Coeur admirable de la Très Sacrée Mère de Dieu, 1, 5: Oeuvres completes, v. 6 (Paris 1908) 113-114.

Scroll to Top