QUYỂN IV. NHIỆM VỤ THÁNH HÓA CỦA GIÁO HỘI (ĐIỀU 834-1253)

Điều 834

§1. Giáo Hội chu toàn nhiệm vụ thánh hóa của mình cách riêng nhờ phụng vụ thánh; thực vậy, phụng vụ thánh được coi là việc thi hành nhiệm vụ tư tế của Đức Giêsu Kitô, trong đó, bằng những dấu chỉ khả giác, việc thánh hóa con người được biểu hiện và được thể hiện theo cách thức riêng của mỗi dấu chỉ, đồng thời việc phụng tự công nguyên vẹn dâng lên Thiên Chúa được thực hiện do Đầu và các chi thể của Nhiệm Thể Đức Giêsu Kitô.

§2. Việc thờ phượng như thế được thực hiện mỗi khi được cử hành nhân danh Giáo Hội, do những người được đề cử cách hợp pháp, và bằng những hành vi được quyền bính của Giáo Hội chuẩn nhận.

Điều 835

§1. Nhiệm vụ thánh hóa được thi hành trước hết bởi các Giám mục, là những vị đại tư tế, những người phân phát chính yếu các mầu nhiệm của Thiên Chúa, là những người điều hành, những người cổ vũ, và là những người bảo toàn tất cả sinh hoạt phụng vụ trong Giáo Hội được trao phó cho các ngài.

§2. Các linh mục cũng thi hành nhiệm vụ thánh hóa, bởi vì chính các vị cũng thông phần vào chức tư tế của Đức Kitô với tư cách là những thừa tác viên của Ngài dưới quyền Giám mục, các vị được thánh hiến để cử hành việc thờ phượng Thiên Chúa và để thánh hóa đoàn dân.

§3. Các phó tế thông phần vào việc cử hành việc thờ phượng Thiên Chúa, chiếu theo những quy định của luật.

§4. Các Kitô hữu khác cũng có phần vụ riêng của mình trong nhiệm vụ thánh hóa bằng cách tham dự hành động các việc cử hành phụng vụ, nhất là phụng vụ Thánh Thể, theo cách thế của mình; đặc biệt các bậc cha mẹ thông phần vào nhiệm vụ này bằng cách sống đời hôn nhân theo tinh thần Kitô Giáo và liệu cho con cái có được một nền giáo dục Kitô Giáo.

Điều 836

Vì việc phụng tự Kitô Giáo, trong đó chức tư tế chung của các Kitô hữu được thi hành, là một việc phát xuất từ đức tin và dựa vào đức tin, nên các thừa tác viên có chức thánh phải quan tâm khơi dậy và làm sáng tỏ đức tin, nhất là bằng thừa tác vụ Lời Chúa, nhờ đó đức tin nảy sinh và được nuôi dưỡng.

Điều 837

§1. Các hoạt động phụng vụ không phải là những hoạt động riêng tư, nhưng là những cử hành của chính Giáo Hội là “bí tích hiệp nhất”, nghĩa là đoàn dân thánh được tập hợp và điều hành dưới quyền Giám mục, vì thế, các hoạt động phụng vụ liên quan đến toàn thể thân mình của Giáo Hội, biểu lộ và tác động đến thân mình ấy, nhưng các hoạt động ấy liên hệ với mỗi chi thể của thân thể ấy một cách khác nhau, tùy theo sự khác biệt của chức vị, của nhiệm vụ và của việc tham dự hữu hiệu.

§2. Vì các hoạt động phụng vụ tự bản chất bao gồm một cuộc cử hành có tính cách cộng đoàn, nên phải cử hành các hoạt động ấy với sự hiện diện và tham dự tích cực của các Kitô hữu, ở đâu có thể.

Điều 838

§1. Việc điều hành phụng vụ thánh chỉ lệ thuộc quyền bính Giáo Hội mà thôi: quyền bính này thực sự thuộc Tông Tòa và, chiếu theo quy tắc của luật, thuộc Giám mục giáo phận.

§2. Việc tổ chức phụng vụ thánh của Giáo Hội toàn cầu, xuất bản các sách phụng vụ, phê chuẩn bản dịch các sách phụng vụ sang tiếng bản xứ và liệu sao cho những quy tắc về phụng vụ được trung thành tuân giữ khắp nơi đều thuộc về Tông Tòa.

§3. Việc soạn thảo các bản dịch sách phụng vụ sang tiếng bản xứ, với những thích nghi phù hợp trong giới hạn được các sách phụng vụ ấn định, và xuất bản các bản dịch ấy, sau khi có sự phê chuẩn của Tòa Thánh, thuộc về các Hội đồng Giám mục.

§4. Việc ban hành những quy tắc về phụng vụ mà mọi người buộc phải tuân giữ thuộc về Giám mục giáo phận trong Giáo Hội được trao phó cho ngài và trong giới hạn thẩm quyền của ngài.

Điều 839

§1. Giáo Hội còn thực hiện nhiệm vụ thánh hóa của mình bằng những phương cách khác nữa: hoặc bằng những lời cầu nguyện nhờ đó Giáo Hội nài xin Thiên Chúa thánh hóa các Kitô hữu trong chân lý, hoặc bằng những việc sám hối và bác ái, là những việc giúp rất nhiều cho Vương Quốc của Đức Kitô được bén rễ và được củng cố trong các tâm hồn và đem lại ơn cứu độ cho thế giới.

§2. Đấng Bản Quyền địa phương phải liệu sao cho việc cầu nguyện cũng như các việc đạo đức và thánh thiêng của đoàn dân Kitô Giáo được hoàn toàn phù hợp với những quy tắc của Giáo Hội.


Đề mục

PHẦN I. CÁC BÍ TÍCH (ĐIỀU 840-1165)

Đề mục 1. Bí tích Rửa Tội (Điều 849-878)

Chương 1. Сử hành Bí tích Rửa Tội (Điều 850-860)

Chương 2. Thừa tác viên Bí tích Rửa Tội (Điều 861-863)

Chương 3. Những người lãnh nhận Bí tích Rửa Tội (Điều 864-871)

Chương 4. Người đỡ đầu (Điều 872-874)

Chương 5. Chứng minh và ghi sổ ban Bí tích Rửa Tội (Điều 875-878)

Đề mục 2. Bí tích Thêm Sức (Điều 879-896)

Chương 1. Cử hành Bí tích Thêm Sức (Điều 880-881)

Chương 2. Thừa tác viên Bí tích Thêm Sức (Điều 882-888)

Chương 3. Những người lãnh nhận Bí tích Thêm Sức (Điều 889-891)

Chương 4. Người đỡ đầu (Điều 892-893)

Chương 5. Chứng minh và ghi sổ ban Bí tích Thêm Sức (Điều 894-896)

Đề mục 3. Bí tích Thánh Thể (Điều 897-958)

Chương 1. Cử hành Bí tích Thánh Thể (Điều 899- 933)

Tiết 1. Thừa tác viên Bí tích Thánh Thể (Điều 900-911)

Tiết 2. Tham dự Bí tích Thánh Thể (Điều 912-923)

Tiết 3. Nghi lễ và nghi thức cử hành Bí tích Thánh Thể (Điều 924-930)

Tiết 4. Thời gian và nơi cử hành Bí tích Thánh Thể (Điều 931-933)

Chương 2. Lưu giữ và tôn thờ Thánh Thể (Điều 934-944)

Chương 3. Bổng lễ để cử hành Thánh lễ (Điều 945-958)

Đề mục 4. Bí tích Sám Hối (Điều 959-997)

Chương 1. Cử hành Bí tích Sám Hối (Điều 960-964)

Chương 2. Thừa tác viên Bí tích Sám Hối (Điều 965-986)

Chương 3. Hối nhân (Điều 987-991)

Chương 4. Ân xá (Điều 992-997)

Đề mục 5. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân (Điều 998-1007)

Chương 1. Cử hành Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân (Điều 999-1002)

Chương 2. Thừa tác viên Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân (Điều 1003)

Chương 3. Những người lãnh nhận Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân (Điều 1004-1007)

Đề mục 6. Bí tích Truyền Chức Thánh (Điều 1008-1054)

Chương 1. Việc cử hành và thừa tác viên Lễ truyền chức (Điều 1010-1023)

Chương 2. Những người nhận lãnh chức thánh (Điều 1024-1052)

Tiết 1. Những điều kiện buộc người nhận lãnh chức thánh phải có (Điều 1026-1032)

Tiết 2. Những điều kiện cần thiết để nhận lãnh chức thánh (Điều 1033-1039)

Tiết 3. Những điều bất hợp luật và các ngăn trở khác (Điều 1040-1049)

Tiết 4. Các văn bản cần thiết và việc điều tra (Điều 1050-1052)

Chương 3. Việc ghi sổ và chứng thư truyền chức (Điều 1053-1054)

Đề mục 7. Bí tích Hôn Nhân (Điều 1055-1165)

Chương 1. Mục vụ hôn nhân và những việc phải làm trước khi hôn nhân được cử hành (Điều 1063-1072)

Chương 2. Ngăn trở tiêu hôn nói chung (Điều 1073-1082)

Chương 3. Ngăn trở tiêu hôn nói riêng (Điều 1083-1094)

Chương 4. Sự ưng thuận hôn nhân (Điều 1095-1107)

Chương 5. Nghi thức cử hành hôn nhân (Điều 1108-1123)

Chương 6. Hôn nhân hỗn hợp (Điều 1124-1129)

Chương 7. Cử hành hôn nhân cách kín đáo (Điều 1130-1133)

Chương 8. Hiệu quả hôn nhân (Điều 1134-1140)

Chương 9. Sự ly thân giữa vợ chồng (Điều 1141-1155)

Tiết 1. Tháo gỡ dây hôn nhân (Điều 1141-1150)

Tiết 2. Ly thân mà dây hôn nhân vẫn còn (Điều 1151-1155)

Chương 10. Thành sự hóa hôn nhân (Điều 1156-1165)

Tiết 1. Thành sự hóa đơn thuân (Điều 1156-1160)

Tiết 2. Điều trị tại căn (Điều 1161-1165)

PHẦN II. CÁC VIỆC PHỤNG TỰ KHÁC (ĐIỀU 1166-1204)

Đề mục 1. Các Á bí tích (Điều 1166-1172)

Đề mục 2. Phụng vụ các giờ kinh (Điều 1173-1175)

Đề mục 3. An táng theo nghi thức Giáo Hội (Điều 1176-1185)

Chương 1. Cử hành nghi thức an táng (Điều 1177-1182)

Chương 2. Những người được hoặc không được an táng theo nghi thức Giáo Hội (Điều 1183-1185)

Đề mục 4. Tôn kính các thánh, ảnh tượng thánh và các thánh tích (Điều 1186-1190)

Đề mục 5. Lời khấn và lời thề (Điều 1191-1204)

Chương 1. Lời khấn (Điều 1191-1198)

Chương 2. Lời thề (Điều 1199-1204)

PHẦN III. NƠI THÁNH VÀ THỜI GIAN THÁNH (ĐIỀU 1205-1253)

Đề mục 1. Nơi thánh (Điều 1205-1243)

Chương 1. Nhà thờ (Điều 1214-1222)

Chương 2. Nhà nguyện và nhà nguyện tư (Điều 1223-1229)

Chương 3. Đền thánh (Điều 1230-1234)

Chương 4. Bàn thờ (Điều 1235-1239)

Chương 5. Nghĩa trang (Điều 1240-1243)

Đề mục 2. Thời gian thánh (Điều 1244-1253)

Chương 1. Các ngày lễ (Điều 1246-1248)

Chương 2. Các ngày sám hối (Điều 1249-1253)

Đề mục 5. Tuyên xưng đức tin (Điều 833)PHẦN I. CÁC BÍ TÍCH (ĐIỀU 840-1165)