Chú giải Tin Mừng Mát-thêu

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 12

Câu 1. ngày sa-bátשַׁבָּת [shabát] là ngày lễ nghỉ của người Do-thái. Trong ngày sa-bát, theo Lề Luật Cựu Ước, người Do-thái không được phép làm bất cứ công việc nào:

Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi, cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, bò lừa và mọi gia súc của ngươi, và ngoại kiều ở trong thành của ngươi, để tôi tớ nam nữ của ngươi được nghỉ như ngươi (Đnl 5,14).

Câu 2. Người Pha-ri-sêu không buộc tội trộm cắp đối với các môn đệ Đức Giê-su, nhưng vì các ông đã làm một việc là đưa tay ra bứt lúa trong ngày sa-bát. Hãy lưu ý rằng Lề Luật Cựu Ước cho phép người Do-thái được phép làm thế khi đi qua ruộng của người đồng loại:

Khi vào đồng lúa của người đồng loại anh (em), thì anh (em) có thể lấy tay bứt những bông lúa, nhưng không được tra liềm cắt lúa của người đồng loại anh (em) (Đnl 23,26).

Câu 3-4. X. 1 Sm 21,2-7.

Câu 5-6. Trong ngày sa-bát, các tư tế trong Đền Thờ được phép làm các công việc dâng lễ vật mà không sợ phạm luật (Ds 28,9). Cũng vậy, các môn đệ trong Chúa Ki-tô cũng được phép làm các công việc cần thiết cho sự sống của họ mà không phạm luật. Vì Người là Thiên Chúa và Thiên Chúa hiển nhiên trọng hơn Đền Thờ.

Câu 7-8. Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế – X. Hs 6,6 – Thiên Chúa đã chẳng lên án tư tế A-khi-me-léc vì ông đã lấy bánh tiến mà đem cho vua Đa-vít ăn khi ông và thuộc hạ đói bụng, thì Người cũng chẳng kết tội các môn đệ Chúa Ki-tô khi họ bứt lúa ăn vì đói.

Chúa Giê-su làm chủ ngày sa-bát và Người có thẩm quyền để phán xét hành động của người khác trong ngày này.

Câu 18-21.

Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ,
là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng,
Ta cho thần khí Ta ngự trên nó;
nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân.

Nó sẽ không kêu to, không nói lớn,
không để ai nghe tiếng giữa phố phường.

Cây lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy,
tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi.
Nó sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý.

Nó không yếu hèn, không chịu phục,
cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu.
Dân các hải đảo xa xăm đều mong được nó chỉ bảo (Is 42,1-4).

Câu 25. Trong một dịp khác (Mt 10,25), người Pha-ri-sêu cũng đưa ra lời buộc tội tương tự chống lại Đức Giê-su, nhưng Người đã im lặng vì muốn họ tự nhận ra sự sai trái của mình khi chứng kiến các phép lạ và việc làm của Người. Nhưng khi thấy họ vẫn ngoan cố không tin, Người đã sửa dạy họ.

Câu 29. Làm sao người ta có thể vào nhà một kẻ mạnh và cướp của được, nếu không trói kẻ mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó? – Chúa Giê-su muốn nói rằng Người có quyền năng mạnh hơn xa-tan. Vì chỉ người có quyền năng mạnh hơn nó mới có thể trục nó ra khỏi người bị nó ám nhập.

Câu 30. Ai không đi với tôi, là chống lại tôi; và ai không cùng tôi thu góp, là phân tán – Không thể tồn tại một trạng thái lơ lửng, một thái độ lập lờ nước đôi, chúng ta buộc phải chọn lựa hoặc theo Thiên Chúa, hoặc theo xa-tan. Nếu không đi theo Người, tức là chống lại Người. Nếu không cùng Người cứu các linh hồn, tức là theo ác quỷ.

Câu 31-32. Thánh Augustinô cho rằng đây là một trong những câu khó hiểu nhất trong Kinh Thánh. Theo cách giải thích chung nhất, nói phạm đến Thần Khí ở hoàn cảnh này không phải là lời lẽ xúc phạm đến Ngôi Ba Thiên Chúa, nhưng là thái độ cố chấp chống lại Chúa Giê-su của người Do-thái, khi họ gán phép lạ Người thực hiện cho quỷ vương Bê-en-dê-bun, mặc dù Người làm phép lạ đó trong Thần Khí Thiên Chúa. Nói cách khác, họ đã đồng hóa Thiên Chúa với ma quỷ.

Thiên Chúa sẵn sàng tha mọi thứ tội nếu tội nhân biết ăn năn, sám hối. Tuy nhiên, những người cố chấp phủ nhận Thần Khí Thiên Chúa và các sự thật đã biết cho đến cùng thì hiếm khi có thể hoán cải. Do đó, họ sẽ không được tha.

Câu 36. mọi điều vô ích mình đã nói – Đó là những lời nói không mang lại điều gì tốt đẹp cho cả người nói lẫn người nghe, những lời nói phạm thánh và cố chấp.

Câu 38-40. Các kinh sư và người Pha-ri-sêu có lẽ đòi Chúa Giê-su làm một dấu lạ như ông Ê-li-a đã gọi lửa từ trời xuống, hay như ông Sa-mu-en hô mưa gọi gió, để họ tin rằng Người là Đấng Mê-si-a và rằng Người hành động trong Thần Khí. Tuy nhiên, Chúa Giê-su không thỏa mãn đòi hỏi của họ và chỉ nói trước về dấu lạ là cái chết và sự Phục sinh của Người.

Câu 42. X. 1 V 10,1

Scroll to Top