Chú giải Tin Mừng Mát-thêu

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 8

Câu 4. Đức Giê-su đã truyền cho người phong hủi sau khi được sạch phải đến trình diện các tư tế như Luật Mô-sê quy định (Lv 14,2-32). Chúa Giê-su làm điều này cho thấy sự khiêm nhường của Ngài khi dạy người ta duy trì Luật Mô-sê và mặt khác, để cho các tư tế thấy được phép lạ Người làm và biết rõ người làm chứng.

Câu 8. Câu nói của viên đại đội trưởng trong quân đội Rô-ma thể hiện lòng tin mạnh mẽ đến mức Chúa Giê-su thấy ngạc nhiên. Trong phụng vụ, trước khi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, chúng ta cũng sử dụng lời nguyện phát xuất từ câu nói của ông: “Lạy Chúa! Con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con. Nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh.”

Câu 11-12. Do đức tin mạnh mẽ của một người ngoại bang, nhân dịp này, Đức Giê-su tuyên bố rằng những người dân ngoại xứng đáng cũng sẽ được chung phần với các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời, với hình ảnh ẩn dụ là một bữa tiệc. Trong khi đó, những người Do-thái cứng tin, mặc dù là hậu duệ của Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, là những người trên danh nghĩa sẽ được thừa hưởng Vương Quốc Thiên Đàng như đã được hứa trong Cựu Ước, cũng sẽ không được vào Nước Trời. Thay vì được dự tiệc ở nơi đầy ánh sáng, họ sẽ phải ra chỗ tối tăm bên ngoài, nơi mà người ta sẽ phải khóc lóc và nghiến răng.

Câu 14. Đức Giê-su chữa cho bà mẹ vợ ông Phê-rô tại nhà của ông. Sẽ có người thắc mắc là ông đã rời bỏ nhà cửa và mọi sự để theo Người vậy thì sao còn nhà nữa. Trong Tin Mừng Mác-cô và Tin Mừng Lu-ca (Mc 1,29-31; Lc 4,38-39), chi tiết này nằm trước phần trình thuật Bài giảng trên núi. Có thể ở đây, Thánh sử Mát-thêu đã gộp các phép lạ Chúa làm trong cùng một đoạn để tạo ra sự liền mạch.

Câu 17. Trích từ Sách ngôn sứ I-sai-a: “chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta” (Is 53,4).

Câu 20. Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu – Theo Thánh Augustinô, Chúa Giê-su đã từ chối người kinh sư này vì biết anh ta muốn theo Người để tìm kiếm lợi lộc, vinh quang cho bản thân mình. Câu trả lời của Người có thể hiểu là: Ông không thể tìm kiếm sự giàu có từ tôi, một người nghèo hơn con chồn và chim trời; chúng có nơi trú ẩn, còn tôi thì không.

Câu 22. Kẻ chết ở đây phải hiểu là kẻ chết về mặt linh hồn. Chúa Giê-su không có ý cấm người ta chôn cất người chết, nhưng Ngài muốn nhấn mạnh đến tính cấp bách và ưu tiên hàng đầu của phần rỗi đời đời. Ngài sẽ không nhận bất cứ lời bào chữa nào cho sự trì hoãn của chúng ta, khi Người kêu gọi chúng ta đi thực hiện các sứ vụ vì Nước Trời.

Câu 23. Hình ảnh con thuyền, các môn đệ và Chúa Giê-su trong cơn giông bão gợi cho chúng ta nhiều suy tư về Giáo Hội trong suốt chiều dài lịch sử. Giáo Hội của chúng ta như con thuyền, thế gian như biển cả mênh mông luôn muốn nhấn chìm chúng ta bằng sóng to, gió lớn. Chúa dường như đang ngủ, Người để cho Giáo Hội phải chịu thử thách, bắt bớ và bách hại nhằm thử luyện đức tin của chúng ta. Cuối cùng, Người giúp chúng ta chiến thắng mọi con sóng dữ và ban cho chúng ta phần thưởng xứng đáng với công lao khó nhọc của mình. Chúng ta, trong bất cứ thử thách, chông gai nào, cũng hãy kêu xin Người với một niềm phó thác. Đấng Toàn Năng chắc chắn sẽ luôn đồng hành và trợ giúp chúng ta có được chiến thắng sau cùng.

Câu 27. Đây chính là dịp Chúa Giê-su tỏ rõ quyền năng của mình. Không chỉ có thể chữa các bệnh tật nơi thân xác con người, Ngài còn có thể điều khiển các yếu tố của tự nhiên một cách dễ dàng.

Câu 29. Chưa tới lúc mà ông đã đến đây làm khổ chúng tôi sao? – Hai tên quỷ muốn nói đến Ngày tận thế, ngày mà chúng sẽ bị Người chôn vùi vĩnh viễn trong hỏa ngục.

Câu 31. Kết hợp với trình thuật trong Tin Mừng Lu-ca (Lc 8,28), ta thấy quỷ xin Chúa Giê-su hai điều. Một là không đày đọa chúng trong hỏa ngục, hai là xin nhập vào bầy heo. Sở dĩ chúng xin nhập vào bầy heo là để hại chết bầy heo đó nhằm mục đích gây thiệt hại cho dân trong thành, khiến họ không đón nhận Chúa Giê-su.

Chúa đã cho chúng làm như vậy để cho ta thấy rằng quyền năng của quỷ bị giới hạn, nếu Người không cho phép, chúng sẽ không thể tự mình nhập vào bầy heo được.

Câu 32. Dân chúng đã xin Đức Giê-su không vào thành của họ vì họ sợ sẽ phải mất mát nhiều hơn. Hình ảnh này giúp chúng ta liên tưởng đến những người thờ ơ không muốn lãnh nhận các ân sủng liêng liêng, điều họ quan tâm là của cải vật chất và niềm vui thế gian.

Scroll to Top