Chú giải Tin Mừng Mát-thêu

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 6

Câu 1-4. Ý nghĩa ẩn dụ của lời dạy này là khi làm phúc, bố thí cho người khác thì hãy làm vì lòng thương xót, đức bác ái chứ không phải để đi đem khoe khoang như một chiến tích hay để được người ta khen là tốt bụng. Và trong khi làm, đừng phô trương, gây chú ý để cả thiên hạ biết rằng mình đang làm phúc giống như bọn đạo đức giả. Theo Thánh Grêgôriô, kẻ làm phúc vì được người ta tán thưởng sẽ đánh mất một kho tàng quý giá hơn rất nhiều. Vì thứ họ cần không phải là phần thưởng trên Thiên quốc, nhưng chỉ là những tràng pháo tay khen ngợi của người phàm.

Câu 5-8. Khi cầu nguyện, chúng ta hãy trò chuyện với Chúa một cách chân thành trong thinh lặng và đừng nhằm mục đích phô trương để người khác thấy mình có vẻ ngoan đạo, thánh thiện. Đừng lải nhải hay cất công biên soạn ra những lời cầu nguyện bóng bẩy, công phu như thể nghĩ rằng Chúa sẽ nhận lời cầu xin khi chúng ta nói nhiều hay dùng tài hùng biện để thuyết phục Người. Những lời kinh mà Giáo Hội đã tổng hợp lại là những lời cô đọng, ngắn gọn và đủ để chúng ta sử dụng.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng việc dành nhiều thời gian để cầu nguyện khác với việc lải nhải lâu giờ. Chính Chúa Giê-su cũng đã dành rất nhiều thời gian để cầu nguyện, thậm chí Ngài dành cả đêm để cầu nguyện với Chúa Cha (Lc 6,12); trước khi chịu khổ nạn, Người cũng đã dặn dò các môn đệ phải luôn luôn tỉnh thức và cầu nguyện (Lc 21,36). Điều đó còn được củng cố hơn nữa qua các thư tín của Thánh Phao-lô (Rm 1,10; Ep 6,18; Cl 1,9; 1 Tx 3,10; 5,17; 2 Tm 1,3).

Câu 9. Thiên Chúa là Đấng hiện diện khắp mọi nơi, nhưng Chúa Giê-su nhấn mạnh Chúa Cha ngự trên Thiên Đàng để giúp chúng ta hiểu rằng khi cầu nguyện, hãy hướng lòng trí lên Trời thay vì những sự thế gian.

xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển – Hãy tôn vinh Thiên Chúa không chỉ qua lời nói, nhưng bằng cả việc làm. Danh dự và vinh quang của Người cũng phải là trung tâm, là chủ đề chính của mọi hành động của chúng ta, cả trong lời cầu nguyện cũng vậy.

Câu 11. lương thực hằng ngày – Ở đây, bên cạnh nghĩa đen nhằm chỉ những thứ lương thực nuôi sống thể xác, ta phải đặc biệt lưu ý tới lương thực nuôi dưỡng linh hồn, đó là các ân sủng Chúa ban mà đặc biệt là của ăn thiêng liêng ta lãnh nhận trong Bí tích Thánh Thể.

Ngoài ra, việc chỉ xin lương thực hằng ngày chứ không xin thêm cho cả ngày mai nhắc nhở chúng ta hãy biết hài lòng với những gì Chúa đã ban cho dưới trần gian và dồn toàn bộ tâm trí cho những giá trị trên Thiên Đàng.

Câu 12. Thiên Chúa đặt trong tay mỗi người chúng ta quyền tự do lựa chọn phán quyết dành cho mình. Nếu chính mình là người tự lên án, không ai có thể phàn nàn hay kêu trách Thiên Chúa. Hiển nhiên, Người có thể kết án hay tha thứ cho chúng ta mà không cần hỏi ý kiến, nhưng Người đã cho chúng ta cơ hội lựa chọn ơn tha thứ thông qua những việc làm đạo đức và bác ái đối với tha nhân. Đức yêu thương chính là cơ sở để Thiên Chúa phán xét chúng ta.

Câu 13. xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ – Như Thánh Gia-cô-bê đã viết trong thư tín của ngài, “khi bị cám dỗ, đừng ai nói: “Tôi bị Thiên Chúa cám dỗ”, vì Thiên Chúa không thể bị cám dỗ làm điều xấu, và chính Người cũng không cám dỗ ai” (Gc 1,13), chúng ta cầu nguyện như vậy là để Người khiến những cơn cám dỗ không vượt quá sức chịu đựng của chúng ta. Hoặc Người sẽ ngăn chặn ma quỷ, hoặc sẽ trợ giúp chúng ta vượt qua các cơn cám dỗ của nó.

Câu 14-15. Chúa Giê-su một lần nữa khuyên chúng ta nên tha thứ và đó là phương tiện giúp chúng ta được ơn tha thứ.

Câu 16. Chúa Giê-su không lên án việc ăn chay công khai như dân Ít-ra-en đã làm (Tl 20,26; Er 8,21; Nk 9,1), nhưng người lên án những kẻ ăn chay cốt để nhận được sự ca tụng và kính trọng của người đời.

Câu 17. Anh em thân mến của tôi, bốn mươi ngày của Mùa Chay không phải là việc cần tuân giữ chỉ dành riêng cho chúng ta, mà tất cả các anh em khác trong cùng đại gia đình đức tin cũng đều làm như vậy. Cũng không phải vô cớ mà mọi Ki-tô hữu cần noi gương Chúa Giê-su ăn chay bốn mươi đêm ngày. Nếu chúng ta đã dự phần với Chúa trong những việc tốt lành, thì tại sao không hiệp thông với Người trong việc chống lại ma quỷ và cám dỗ của nó? Chẳng phải quá bất công khi chúng ta chỉ chia vui với Người trong những hạnh phúc dễ chịu, còn mọi thứ gian nan, khốn khổ để cho mình Người? Chúng ta không muốn ăn chay cùng Người, trong khi lại muốn dự phần vào bàn tiệc với Người và Chúa Cha trên Thiên đàng? Chúng ta không muốn chịu đựng gian khổ cùng Người, nhưng lại muốn hưởng chung vinh quang chiến thắng? Nếu chúng ta hành động như vậy, chúng ta quả là không xứng với Người.

Hạnh phúc thay cho những ai bắt chước Chúa chúng ta trong mọi đau khổ, gian nan đời này, Người sẽ luôn đồng hành với họ trong mọi nẻo đường cuộc sống.

Thánh Bê-na-đô viết:

“Vì thế, hỡi anh em thân mến của tôi. Nếu hương vị chỉ khiến chúng ta xúc phạm Thiên Chúa, thì chúng ta hãy ăn chay, chỉ như thế là đủ. Nếu người khác phạm tội, họ cũng hãy ăn chay. Hãy để mắt ăn chay, nếu nó là nguyên nhân gây ra tội; hãy để cho tai ăn chay, cả lưỡi, tay và tâm hồn cũng thế. Hãy để mắt ra khỏi những thứ có thể nhìn thấy, nếu chúng chỉ kích thích sự tò mò và óc phù phiếm… Hãy để tai giữ chay trước những câu chuyện và lời nói chẳng có ích gì cho ơn cứu độ. Hãy để lưỡi giữ chay khỏi những lời gièm pha và lẩm bẩm; những lời vô bổ và phạm thánh; và đôi khi, chỉ đơn giản là giữ sự im lặng thánh thiện và nói những lời cần thiết. Cũng hãy giữ đôi tay chay tịnh khỏi những hành động mất kiểm soát và không mang lại ích lợi gì. Và trên hết, hãy giữ chay tâm hồn khỏi tội lỗi và những công việc theo ý muốn của ma quỷ. Nếu chúng ta không để những thứ này ăn chay, mọi việc ăn chay khác đều không được Chúa chấp nhận…

Khi giữ chay khỏi những gì tự nó là hợp pháp, bạn có thể được tha thứ những việc xấu đã làm. Nếu biết tận dụng những khoảng thời gian ăn chay ngắn ngủi và tạm thời ở đời này, bạn sẽ tránh được việc ăn chay đời đời trong hỏa ngục, nơi không có lương thực, không có ủi an, không có kết thúc; đó là nơi mà viên phú hộ dẫu chỉ xin một chấm nước từ ngón tay của anh La-da-rô cũng không được. Một kỳ ăn chay thực sự tốt đẹp, nếu được tuân giữ, sẽ mang lại cho chúng ta ơn tha thứ và từ đó, giúp chúng ta tránh khỏi hình phạt đời đời. Không chỉ được xóa bỏ những tội mình từng phạm trong quá khứ, việc ăn chay cũng giúp chúng ta tránh được việc tái phạm chúng trong tương lai.

Tôi sẽ nói với anh em một lợi ích khác nữa của việc ăn chay, đó là chúng ta nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa ăn chay và cầu nguyện. Ăn chay giúp chúng ta có sự chân thành và lòng tin khi cầu nguyện và cầu nguyện giúp chúng ta có thêm sức mạnh để ăn chay, cũng như thánh hóa việc ăn chay, giúp nó đáng được Chúa chấp nhận.”

Câu 22. Chúa Giê-su muốn nói tới con mắt tâm hồn, đó là ý hướng trong lòng người. Ý hướng trong sáng sẽ dẫn đường cho những việc làm tốt đẹp, và ngược lại, những ý định tăm tối sẽ chỉ đưa đến những hành động xấu xa. Muốn có một lương tâm ngay thẳng, hãy hướng tất cả suy nghĩ của bạn về Thiên Chúa, Ngài sẽ ban cho bạn một đôi mắt nội tâm sáng ngời.

Câu 24. Không ai có thể làm tôi hai chủ được. Ta không thể phụng sự cả Thiên Chúa lẫn thế gian, cả linh hồn và xác thịt, cả công lý và tội lỗi. Kết thúc của mọi hành động đều chỉ nhắm tới một trong hai mục đích: vì đời này hoặc đời sau.

Câu 25-34. Chúa Giê-su không có ý cấm chúng ta quan tâm về cơm ăn, áo mặc ở đời này, nhưng Ngài dạy không được để những thứ đó chi phối quá nhiều lên các mối quan tâm của chúng ta. Quý giá và cần kíp hơn cả vẫn là phần rỗi linh hồn. Nếu chúng ta dành cả cuộc đời chỉ để tìm kiếm những thứ của cải thế gian, chúng ta sẽ nên giống như dân ngoại, những người vốn không tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Hãy dành thời gian để tìm kiếm Nước Trời và đức công chính, những thứ khác Chúa sẽ thêm cho. Người chắc chắn sẽ không để cho con cái mình phải đói khổ một cách vô lý và bất công, bởi ngay cả chim trời, cây cỏ, vốn là những loài không đáng quý như chúng ta, vẫn được Người quan tâm, chăm sóc.

Scroll to Top