Chú giải Tin Mừng Mát-thêu

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 18

Câu 1. ai là người lớn nhất trong Nước Trời – Thánh Gio-an Kim Khẩu cho rằng cuộc tranh luận này về vị trí ưu tiên trong số các tông đồ có thể bắt nguồn từ việc Chúa Giê-su nộp thuế cho Thánh Phê-rô trong trình thuật chương 17. Có một quan điểm khác khá phổ biến cho rằng các môn đệ có thể muốn biết xem sau khi Chúa Giê-su ra đi, ai sẽ là người đứng đầu trong số họ; hoặc sau khi Người được trao toàn quyền trên trời dưới đất (Mt 28,18), môn đệ nào sẽ được Người cho nên cao trọng hơn các anh em mình.

Câu 3. nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời – Không ai có thể được vào Nước Thiên Chúa nếu họ không phải một người thực sự khiêm nhường. Trong chương này và chương tiếp theo, Chúa Giê-su dạy chúng ta năm điều:

1. Hãy tự hạ mình xuống.

2. Kiên nhẫn chịu đựng lỗi phạm của người khác.

3. Không làm cớ cho ai sa ngã.

4. Nhẹ nhàng sửa lỗi anh em.

5. Tha thứ cho người biết ăn năn hối cải.

Câu 4. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời – Những linh hồn biết sống khiêm nhường, tự coi mình là nhỏ bé hơn người khác sẽ trở nên gần gũi và gắn bó với Thiên Chúa. Chúa Giê-su tuyên bố rằng họ là những người đáng được chấp nhận hơn cả và sẽ đứng đầu trong số những người được chọn. Tuy nhiên, đừng hiểu nhầm chữ “lớn” ở đây theo nghĩa tương cận với chức quyền hay địa vị ở thế gian.

Câu 5. tiếp đón – Theo ngôn ngữ Kinh Thánh, tức là tôn trọng, đối xử tử tế và giúp đỡ người khác. Chúa Giê-su biết rằng mình sẽ sớm rời bỏ thế gian và các môn đệ sẽ không còn nhiều dịp để bày tỏ lòng yêu mến Người thông qua các việc làm của họ; vì vậy, như một sự thay thế, Người chỉ dẫn rằng khi họ làm một việc tốt đẹp cho những người bé mọn thì cũng là đã làm cho chính Người vậy. Nguyên tắc này sẽ được Chúa nhắc lại một lần nữa trong bài giảng về cuộc Phán xét chung (Mt 25,31-46).

Câu 6. ai làm cớ – Tức là dụ dỗ người khác bằng các lạc thuyết hoặc lôi kéo họ phạm tội. Những người như vậy sẽ đối diện với nguy cơ mất linh hồn – điều này đau đớn hơn bội phần so với các hình phạt đời này mà Chúa Giê-su muốn ngụ ý qua hình ảnh treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển (đây cũng là một cách xử tử các tội nhân ở Hy-lạp thời cổ đại, theo nhà sử học Diodorus Siculus (90-30 TCN).

Câu 7. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã – Những nguyên cớ này, chỉ mình nó, nếu không có sự cộng tác của tính yếu đuối và xấu xa trong con người thế gian, sẽ không thể làm cho ai phạm tội. Thiên Chúa chắc chắn không tạo ra chúng, nhưng Người cho phép chúng xảy ra, đó quả là một mầu nhiệm lớn; nhưng chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người (Rm 8,28). Những cớ sa ngã ấy, nếu vượt qua được, sẽ khiến các tôi tớ của Người chuyên cần và cảnh giác hơn trong việc chống lại ma quỷ. Những tấm gương như ông Gióp (G 1) hay ông Giu-se (St 39) minh chứng rằng người ta có thể trở nên hoàn thiện hơn qua các cơn cám dỗ. Nếu những người yếu đuối chịu thua cám dỗ, họ nợ nó sự lười biếng và trễ nải của chính mình.

Câu 8. Nếu tay hoặc chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi – Chúng ta phải dứt khoát từ bỏ những gì dù là thân yêu, gắn bó nhất với mình nếu chúng tạo nên những dịp tội khiến chúng ta sa ngã. Nó thường được hiểu là các thói quen, sở thích cá nhân. Ngoài ra, theo Thánh Gio-an Kim Khẩu, những từ này đúng hơn nên được hiểu là người thân hay bạn bè, những người gần gũi với chúng ta như các bộ phận trong cùng một cơ thể. Những mối liên hệ này đôi khi lấn át, thậm chí ngăn trở hay cưỡng ép chúng ta trong việc lựa chọn điều lành hay điều dữ. Ở đây, Chúa Ki-tô, với tình yêu thương tha thiết, Người truyền cho chúng ta phải từ bỏ những người gần gũi và thân yêu nhất nếu họ trở thành cớ trực tiếp khiến chúng ta sa ngã.

Câu 10. các thiên thần của họ – Người Do-thái tin rằng có những thiên thần tốt được Thiên Chúa chỉ định làm người giám hộ để che chở con người khỏi sự dữ (St 48,16). Ở đây, những người khiêm nhường và bé mọn, mặc dù có thể bị thế gian coi thường, nhưng các thiên thần của họ, trong sự hiện diện thiêng liêng, vẫn không ngừng cầu nguyện cho họ trước nhan Thiên Chúa. Ở thế gian này, họ yếu thế và không thể tự bảo vệ mình, nhưng họ có những người giám hộ trên Thiên đàng. Chính các thiên thần ấy cũng sẽ đứng lên buộc tội bất cứ ai vô cớ gây thương tích hay làm cho họ sa ngã.

Có nhiều chi tiết trong Kinh Thánh đề cập đến các thiên thần (cả tốt và xấu) như những người giám hộ cho các quốc gia, thành phố (Xh 23,20-23; Đn 10,13;…) và kể cả các cá nhân, như Thánh Vịnh 33 viết: Sứ thần của CHÚA đóng trại chung quanh để giải thoát những ai kính sợ Người.

Thánh Giê-rô-ni-mô khẳng định chắc chắn rằng mỗi người ngay khi sinh ra đã có một thiên thần bản mệnh (hay thiên thần hộ thủ), một kết luận mà ngài rút ra từ Cv 12. Thánh Augustinô thì thốt lên rằng: “Lạy Chúa! Quả là một đặc ân lớn lao, khi Người ban cho con một thiên thần bản mệnh dẫn dắt con từ khi sinh ra cho tới lúc lìa đời.” Và ngay cả một người nổi tiếng khởi xướng lạc thuyết như Calvin, khi bàn tới các thiên thần bản mệnh cũng chỉ dám nghi ngờ chứ không dám phủ nhận.

Ngoài ra, chúng ta nên biết rằng những người gian ác cũng có thiên thần bản mệnh. Nếu không có họ, những người này sẽ phạm nhiều tội lỗi khủng khiếp hơn và các tà linh ác quỷ sẽ được dịp gia tăng quyền thống trị trên họ. Về phần mình, chúng ta hãy biết ơn các thiên thần bản mệnh, những người luôn bảo vệ, che chở chúng ta; hãy thận trọng trong các quyết định luân lý trước sự hiện diện của họ, đừng vấp phạm điều gì, bởi lẽ điều đó có thể khiến họ đau buồn và cắt đứt chúng ta khỏi sự bảo vệ thiêng liêng.

Câu 12. Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc – Đây là dụ ngôn được Chúa Giê-su dùng để diễn tả lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân. Một số người hiểu rằng con chiên đi lạc đại diện cho tất cả nhân loại và chín mươi chín con còn lại là hình ảnh các thiên thần trên trời. Chúa Giê-su Ki-tô đã biểu lộ sự quan tâm lo lắng mà Người dành cho chúng ta, những thụ tạo yếu đuối và đáng thương, bằng cách xuống thế làm Người và như vậy, để lại các thiên thần ở trên trời. Người đã xuống thế gian để tìm lại những gì đã mất thông qua cái chết đau thương trên thập giá. Sự săn sóc và hy sinh đó được diễn tả qua hình ảnh vị mục tử hết lòng chăm sóc đoàn chiên, không muốn một con nào phải lạc mất.

Câu 14. không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất – Một số người hiểu nhầm ý nghĩa câu này và cho rằng Thiên Chúa không muốn ai phải diệt vong, do đó, tất cả mọi người đều sẽ được hưởng ơn cứu độ. Theo Thánh Gio-an thành Đa-mát, trong Thiên Chúa, chúng ta phải phân biệt hai ý định riêng rẽ; ý định ban đầu (tiên hành) và ý định về sau (hậu kết). Lấy ví dụ một ông vua mong muốn tất cả thần dân của mình được sống, tuy nhiên sau đó, ông sẽ muốn một số người phải chết nếu họ trở thành kẻ phản bội hoặc đe dọa nền hòa bình trong vương quốc của ông. Tương tự như vậy, Thiên Chúa chắc chắn không muốn một ai trong số những kẻ bé mọn của mình phải diệt vong bởi ý định ban đầu của Người là tạo ra họ theo hình ảnh mình và định trước cho họ phần phúc đời đời; nhưng có một điều cũng chắc chắn không kém là Người sẽ chuẩn bị một án phạt đời đời cho những kẻ đã quay lưng lại với đường lối Người dạy và trở nên gian ác.

Câu 15. trót phạm tội – Tình huống này được áp dụng khi người bị tổn thương trực tiếp là chúng ta, những người xung quanh, hay hơn thế nữa là Thiên Chúa. Như vậy, trách nhiệm sửa lỗi anh em không chỉ gói gọn trong trường hợp chính mình bị xúc phạm, mà ngay cả khi không phải chịu một tổn thất trực tiếp nào, chúng ta cũng được khuyến khích nên làm như vậy. Tuy nhiên, dù đây là một chỉ dẫn tích cực, nhưng nó chỉ là bắt buộc khi việc sửa lỗi đó đem lại lợi ích cho người anh em. Nếu nó có thể phản tác dụng thì nên bỏ qua, cho dù do tính ngoan cố của người phạm tội hay do hoàn cảnh của người khuyên bảo.

Câu 17. hãy đi thưa Hội Thánh – Điều này không chỉ thể hiện các cấp độ ứng xử trong việc sửa lỗi anh em, nhưng còn cho chúng ta thấy bổn phận phải nghe theo thẩm quyền của Hội Thánh. Đối với những người đã có đức tin, không có cách phân xử nào đơn giản hơn là đưa các vấn đề của họ ra trước thẩm quyền được chỉ định bởi Chúa Giê-su.

Câu 18. cầm buộc / tháo cởi – Như vậy, thẩm quyền mà Chúa Giê-su hứa ban cho Thánh Phê-rô và những người kế vị (các Đức Giáo Hoàng) cũng được trao cho các tông đồ khác và những người kế vị họ (các Đức Giám mục và các vị linh mục) mặc dù ở mức độ thấp hơn.

Ở đây, chúng ta thấy rằng ngoài thẩm quyền ràng buộc, các Giám mục, linh mục còn có thẩm quyền tháo cởi. Thánh Ambrôsiô đã sử dụng điều này làm luận cứ chống lại lạc thuyết của phái Novatus (Đây là một bè lạc giáo nổi lên vào nửa cuối thế kỷ III, khởi xướng bởi linh mục Novatus (200-258). Nhóm này nghiêm khắc từ chối tiếp nhận trở lại các tín hữu lapsi, tức là những người chối đạo do áp lực của cuộc bách hại Ki-tô hữu dưới thời hoàng đế Rô-ma Trajan Decius (201-261) vào năm 250 SCN. Novatus bác bỏ cuộc bầu cử Giáo Hoàng Co-nê-li-ô (?-253) vì ngài đã tiếp nhận trở lại những người lapsi. Nhóm này phủ nhận thẩm quyền tha tội của Giáo Hội trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt đối với những người chối đạo).

Câu 19. hai người trong anh em hợp lời cầu xin – Từ chi tiết này, chúng ta thấy được sự trổi vượt của việc hiệp lời cầu nguyện so với cầu nguyện riêng tư. Khi ấy, theo sự giải thích sau đó của Chúa Giê-su, sẽ có Người hiện diện giữa họ. Vì thế, Chúa Cha, vì lợi ích của Chúa Con, sẽ ban cho họ điều mà họ cầu xin. Ngoài ra, khi hai người cầu nguyện cùng nhau, sự nhiệt thành của người này sẽ bù đắp cho sự yếu đuối và chia trí của người còn lại.

Câu 21. Có phải bảy lần không – Người Do-thái thường có khuynh hướng trả thù, do đó, Thánh Phê-rô cho rằng việc tha thứ cho người anh em tới bảy lần đã đủ để thể hiện một nhân đức trổi vượt.

Câu 22. bảy mươi lần bảy – Tức là 490 lần, nhưng chúng ta phải hiểu con số này có nghĩa là không giới hạn. Ở đây, Chúa Giê-su dạy chúng ta phải luôn tha thứ cho người lỗi phạm đến mình và không bao giờ được nuôi ý định trả thù họ.

Khi bị ai đó xúc phạm, hãy buồn rầu cho người ấy vì việc làm đó sẽ khiến họ phải thiệt thòi; về phần mình, chúng ta hãy tha thứ cho họ và cảm thấy vui mừng, bởi khi hành xử như thế, chúng ta được trở nên con cái của Cha trên Trời, Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Nhưng nếu ý nghĩ phải bắt chước Chúa làm chúng ta phiền lòng, mặc dù điều đó dường như không khó với những ai yêu mến Người thực sự, chúng ta hãy đặt ra trước mắt những tấm gương nổi bật trong Kinh Thánh về đức tính này. Ông Giu-se, người bị các anh em ghét bỏ và bán sang Ai-cập (St 37), đã tha thứ và giúp đỡ hết mình khi họ gặp tai họa. Ông Mô-sê, người bị đồng bào oán trách, làm khổ hết lần này tới lần khác (Xh 15), vẫn một lòng nhiệt thành lo cho sự tồn vong của Ít-ra-en. Thánh Phao-lô, người phải chịu muôn vàn lời chế giễu, nhạo báng và hãm hại hàng ngày từ người Do-thái (1 Cr 4,9-13; Pl 2,27), vẫn rong ruổi khắp nơi vì ơn cứu độ cho mọi người (1 Cr 9,19-23). Ông Tê-pha-nô, người bị đồng bào mình ném đá vì đức tin, trong giờ phút cuối cùng, vẫn tha thiết nài xin: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7,60). Khi suy ngẫm và cố gắng làm theo những tấm gương ấy, chúng ta sẽ dập tắt được ngọn lửa giận dữ nơi mình và hơn thế nữa, nhận được ơn tha thứ của Cha trên Trời.

Câu 35. Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế – Trong dụ ngôn này, ông chủ ban đầu đã xóa nợ nhưng rồi lại đòi nợ tên đầy tớ bất lương. Tuy nhiên, phải hiểu rằng không có chuyện Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho một người rồi có thể lại đổi ý và trừng phạt anh ta sau đó, cách xử sự như vậy trái với lòng thương xót vô biên của Người, vả lại, các công việc mà Người thực hiện cũng không bao giờ là sai lầm hay đáng phải ân hận. Trong các dụ ngôn của Chúa Giê-su, cần hiểu rằng những chi tiết phụ họa chỉ có tác dụng làm nổi bật hơn thông điệp chính mà Người muốn truyền tải, do đó, hãy thận trọng và tránh đem các dụ ngôn ấy ra thực hành một cách tùy tiện và thiếu hiểu biết.

Ở đây, Chúa Giê-su muốn nói rằng Chúa Cha sẽ không tha tội đối với những ai sau khi được Người tha cho các tội trọng, lại từ chối tha những tội nhẹ mà người khác phạm đến mình.

Ngoài ra, sự tha thứ mà chúng ta dành cho người khác cần phải chân thật, không giả hình; nó không chỉ thể hiện trong lời nói hay điệu bộ bên ngoài, nhưng phát xuất từ trái tim; hãy dâng tất cả những ý định trả thù, sự tức giận, thù hằn và oán ghét như của lễ hy sinh dâng lên đền thờ của đức ái.

Scroll to Top