Chú giải Tin Mừng Mát-thêu

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 17

Câu 2. biến đổi hình dạng – Đừng ai nghĩ rằng Chúa Giê-su thay đổi hình dạng tự nhiên của mình, gạt sang một bên thân xác hữu hình để xuất hiện dưới một hình thể thuần linh, nhưng Người đã thêm vào nơi mình vẻ lộng lẫy và vinh quang như những gì nhà truyền giáo diễn tả: Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng.

Người đã không biểu lộ thiên tính của mình – điều không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng dùng hình dạng mới như một dấu hiệu và hình ảnh mờ nhạt để cho các môn đệ nhận biết Người.

Câu 3. ông Mô-sê và ông Ê-li-a – Chúa Giê-su đã chọn ông Mô-sê, người công bố Lề Luật, và ông Ê-li-a, người đứng đầu trong số các ngôn sứ Cựu Ước, để biểu lộ sự trổi vượt của Người, và qua đó, xác nhận lời tuyên xưng của Thánh Phê-rô rằng Người là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa Hằng Sống.

Người Do-thái đã buộc tội Chúa Giê-su nói phạm thượng và vi phạm luật ngày sa-bát, thì ở đây, sự hiện diện của hai chứng nhân, Mô-sê và Ê-li-a, đã bác bỏ lời vu khống của họ. Ông Mô-sê, người công bố Lề Luật Do-thái, sẽ không bao giờ đồng tình với người vi phạm; và ông Ê-li-a, người đầy nhiệt thành vì vinh quang của Thiên Chúa, chắc chắn sẽ không tỏ lòng tôn kính với một người tự cho mình ngang hàng với Ngài, nếu người ấy không thực sự là Con của Đấng Tối Cao.

Câu 6. các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất – Có hai nguyên nhân có thể tạo ra nỗi kinh hoàng cho các môn đệ. Thứ nhất là do đám mây bao phủ lấy họ và tiếng Chúa Cha từ trời phán ra, thứ hai là do sự yếu đuối của loài người không thể chịu nổi vinh quang của Thiên Chúa, họ run rẩy và ngã sấp mặt xuống đất.

Đấng Toàn Năng, dường như rất hài lòng với Phê-rô khi ông muốn làm ba cái lều cho Chúa Giê-su và hai vị chứng nhân, đã cho một đám mây xuống bao phủ các ông như muốn cho họ biết rằng chính Người là căn lều vĩnh cửu. Người cũng nhắc lại cho Phê-rô biết cần phải vâng nghe lời Chúa Giê-su, vì trước đó, ông có ý định ngăn cản Người bước vào Cuộc Thương Khó.

Ngoài ra, theo Thánh Gio-an Kim Khẩu, giọng nói này chỉ xuất hiện khi ông Mô-sê và ông Ê-li-a đã không còn bên cạnh Chúa Giê-su nữa, để đảm bảo rằng lời chứng “Đây là Con yêu dấu của Ta” chỉ nói về một mình Người mà thôi. Việc Chúa Cha căn dặn các môn đệ phải vâng nghe lời Chúa Giê-su cũng cho thấy chính Người sẽ là Đấng ban Lề Luật mới và một vị ngôn sứ mới. Lời của Người phải được ưu tiên hơn lời của ông Mô-sê, ông Ê-li-a hay bất cứ vị nào khác.

Câu 9. Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy – Chúa Giê-su chuẩn bị trước niềm tin cho các tông đồ về sự Phục Sinh của Người. Việc hé lộ các thị kiến cho người khác ở thời điểm này là không thích hợp, đặc biệt là cho những người cứng tin, hẹp hòi và mưu mô như người Pha-ri-sêu. Ngoài ra, Chúa Giê-su cũng đưa ra một bài học cho những người theo Ngài rằng họ cần biết giữ các bí mật thầm kín khi nhận được ân sủng thiêng liêng.

Câu 10. Ê-li-a phải đến trước – Đây là một sai lầm được truyền bá bởi các kinh sư Do-thái do họ không hiểu biết đầy đủ về hai lần xuất hiện của Chúa Ki-tô. Lần thứ nhất, Gio-an Tẩy Giả, người được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ Ê-li-a (Lc 1,17) đã đến trước dọn đường cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Chúa Giê-su. Và lần thứ hai, chính ngôn sứ Ê-li-a, người được Thiên Chúa đưa lên trời trong một cơn gió lốc (2 V 2,11) sẽ đến để dọn đường cho sự quang lâm của Người vào thời cánh chung, điều này đã được ngôn sứ Ma-la-khi báo trước (Ml 3,23).

Câu 11. Ông Ê-li-a phải đến để chỉnh đốn mọi sự – Thánh Gio-an Kim Khẩu, Giám mục Theophylact thành Ohrid (1050-1107) và một số người khác cho rằng điều này có nghĩa là ông Ê-li-a sẽ đến để phục hồi tất cả những người Do-thái về một đức tin duy nhất trước Ngày tận thế, hoặc, theo Thánh Augustinô, ông sẽ đến để củng cố đức tin đang dao động của các tín hữu trong cuộc bách hại của tên Phản Ki-tô.

Câu 14. Khi thầy trò đến với đám đông – Niềm vui của Thánh Phê-rô, người muốn nán lại trên núi thánh để chiêm ngưỡng vinh quang của Thiên Chúa và tận hưởng sự bình an thay vì lợi ích của nhiều người khác, không có ở nơi Chúa Giê-su. Người tã từ trên núi xuống, từ bỏ ngai vinh hiển trên Trời để đến với những con người đau khổ.

Câu 16. Tôi đã đem cháu đến cho các môn đệ Ngài chữa – Qua những lời này, cha của người bị kinh phong, dưới góc độ nào đó, đã buộc tội các tông đồ, mặc dù sự bất lực của việc chữa lành không phải lúc nào cũng gắn liền với sự yếu đuối của các tôi tớ Chúa, nhưng đôi khi, là sự thiếu niềm tin nơi người cần chữa trị.

Theo Thánh Gio-an Kim Khẩu, lời buộc tội các tông đồ ngay trước mặt Chúa Giê-su của người đàn ông này quả là một sự dại dột đáng kinh ngạc. Chúa chúng ta đã giải thoát các môn đệ khỏi lời buộc tội ấy và quy trách nhiệm cho chính sự kém tin của người tố cáo. Người không khiển trách một mình ông, cũng không muốn làm tổn thương quá mức cảm xúc của ông, nhưng Người khiển trách toàn thể dân Do-thái. Chúng ta có thể suy luận rằng có nhiều người ngoài cuộc khi đó đã gièm pha các môn đệ, và họ đã nhận được những lời này: Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin và gian tà! Tôi còn phải ở với các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa?

Theo thánh Giê-rô-ni-mô, chúng ta chớ lầm tưởng rằng Đấng Cứu Thế của chúng ta, người hiền lành và dịu dàng lại thốt ra những lời bực tức và thiếu kiềm chế. Nhưng như một người thầy thuốc tận tình, thấy bệnh nhân coi thường các toa thuốc mình kê, ông nói, tôi phải thăm khám anh bao lâu, phải kê đơn cho anh bao nhiêu nữa, khi những phương pháp chữa trị tôi đưa ra, anh chẳng những không nghe theo mà còn làm ngược lại? Như vậy, Chúa Giê-su không giận người đàn ông này nhưng giận nết xấu của ông; và nhân đó, Người khiển trách dân Do-thái nói chung vì sự hoài nghi và ngoan cố của họ.

Theo quan điểm chung, những lời trách móc này chỉ giới hạn đối với dân chúng; nhưng nó được mở rộng cho cả các tông đồ trong trình thuật sau đó.

Câu 19. Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy – Các môn đệ bắt đầu nghĩ rằng mình là nguyên nhân khiến Chúa Giê-su không hài lòng, vì các ông đã đánh mất khả năng làm phép lạ. Vậy nên, khi chỉ có các thầy trò, họ hỏi Người xem vì sao họ không thể trừ nổi tên quỷ ấy. Người đã trả lời rằng vì họ kém tin, nói cách khác, nếu họ có đủ lòng tin, quyền năng của Thiên Chúa hoạt động nơi họ có thể chiến thắng bất cứ tên quỷ nào dù nó ám hại tới linh hồn hay thể xác người ta ra sao.

Câu 20. lòng tin lớn bằng hạt cảimustard seed, chúng ta quen gọi là hạt mù tạc. Theo đó, Đức Giê-su muốn nói với các môn đệ rằng họ chưa có lòng tin đủ mạnh để làm các phép lạ lớn lao. Lòng tin hoàn hảo như vậy phải được xây dựng trên nền tảng đức tin vững chắc và một niềm tin sống động vào Thiên Chúa. Ở đây, hình ảnh hạt mù tạc được lấy làm ví dụ vì tính chất thơm nồng và lan tỏa của nó khi dùng làm gia vị.

Theo Giám mục Cornelius Jansen thành Ghent, lòng tin được nói đến ở đây không phải là nhân đức mà nhờ đó, chúng ta đón nhận tất cả những gì phải tin nơi Chúa Ki-tô, trong đó, các nhân đức đối thần đứng hàng đầu và là thứ mà các tông đồ không hề thiếu, nhưng là sự tin tưởng chắc chắn vào quyền năng và lòng nhân từ của Thiên Chúa, rằng Người nhất định sẽ sẽ biểu lộ những thuộc tính đó vì lợi ích của người cầu xin khi đúng dịp. Để có được lòng tin như vậy và để thoát khỏi mọi sự kiêu căng tự phụ, họ cần một đặc sủng lớn lao và cao trọng mà Chúa Thánh Thần chỉ thổi vào khi Người muốn. Đức tin của các tông đồ, đặc biệt là những vị không có mặt khi Chúa hiển dung, vẫn còn chưa hoàn hảo về mọi khía cạnh, điều đó chỉ có được sau khi Chúa Giê-su Phục sinh, Lên Trời, và khi Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Câu 21. Giống quỷ này không chịu ra, nếu người ta không ăn chay cầu nguyện – Chỉ dẫn này thêm một lần nữa cho thấy lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay cầu nguyện trong đời sống đức tin.

Câu 23. Các môn đệ buồn phiền lắm – Vì họ không hiểu được mầu nhiệm của sự đau khổ và hy sinh của Chúa Ki-tô, nó trái ngược với những gì họ tưởng tượng về vương quốc vinh quang của Đấng mê-si-a.

Theo Thánh Gio-an Kim Khẩu, nỗi đau buồn này là hệ quả của mối gắn bó thân thiết giữa Chúa Giê-su với các môn đệ. Họ không hiểu gì về những lời đó, như Mc 9,30-32 và Lc 9,43b-45 thuật lại. Họ chỉ biết chắc rằng Thầy mình sẽ bị sát hại nhưng không đủ khả năng hiểu được cái chết ngắn ngủi và sự Phục Sinh vinh quang của Người, cũng như ơn cứu độ mà sự hy sinh của Người mang lại cho chúng ta.

Câu 24. nộp thuế – Đó là thuế thân mà mỗi người Ít-ra-en thuộc diện kiểm tra dân số, tức là từ 20 tuổi trở lên, phải nộp cho Đền Thờ (Xh 30,11-16). Cũng có một số người cho rằng đó là thuế nộp cho chính quyền Rô-ma vì chữ vua chúa trần gian được Chúa Giê-su nhắc đến sau đó.

Câu 26. Vậy thì con cái được miễn – Câu này không có nghĩa là các Ki-tô hữu thì không phải nộp thuế như nhiều người lầm tưởng, nhưng qua dịp này, Chúa Giê-su muốn nói rằng ngay cả vua chúa trần gian còn biết đánh thuế người ngoài chứ không đánh thuế con cái mình thì Cha chúng ta trên Trời chẳng lẽ không dành cho chúng ta những điều tốt đẹp hơn thế gấp bội phần hay sao.

Nước Thiên Chúa không thuộc về thế gian này, nhưng chúng ta cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đó là điều mà Thánh Phao-lô đã minh định trong Rm 13,6-7.

Câu 27. Nhưng để khỏi làm gai mắt họ – Chúa Giê-su đã thực hiện việc nộp thuế, Người không có ý tạo ra một cuộc thảo luận về đề tài pháp luật, nhưng là để chỉ dẫn cho các môn đệ, tránh việc họ hiểu lầm câu nói trước đó của Người. Ngoài ra, như trong nhiều đoạn khác trong Tin Mừng, vị trí ưu tiên của Thánh Phê-rô so với các tông đồ khác lại được thể hiện khi Chúa nộp thuế cho cả phần của ông nữa.

Scroll to Top