Chú giải Tin Mừng Mát-thêu

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 25

Câu 1. mười trinh nữ – Trong dụ ngôn này, mười trinh nữ là hình ảnh của nhân loại, chú rể là Chúa Ki-tô, cô dâu là Giáo Hội, dầu là ân sủng và lòng mến, đèn là đức tin. Theo phong tục của người Do-thái, trong phần cuối cùng của lễ cưới, vào ban đêm, chú rể sẽ đến nhà cô dâu và đón vợ về nhà mình một cách long trọng. Khi chú rể đến, các trinh nữ có quan hệ thân cận với cô dâu sẽ cầm theo đèn ra cửa để đón tiếp chàng.

Câu 2. năm cô dại và năm cô khôn – Theo Thánh Grêgôriô, Nước Trời thường xuyên được đối chiếu với Giáo Hội tại thế, nơi tồn tại cả người công chính và kẻ xấu , người được chọn và kẻ bị ruồng bỏ, điều đó được thể hiện ở đây qua hình ảnh năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô khờ dại: những người khôn ngoan sẽ khát khao được hưởng hạnh phúc trên quê trời; còn những kẻ khờ dại dành tất cả ham muốn và thèm khát để tìm kiếm không gì khác ngoài của cải trần gian và sự quý chuộng của người phàm.

Câu 4. vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo – Qua dụ ngôn này, chúng ta có được hình ảnh phác họa đầy đủ về tình trạng của tất cả các Ki-tô hữu trong cuộc lữ hành trần thế.

Những người khôn ngoan không quên tra “dầu” vào “đèn” và đem theo một chai “dầu” dự trữ giúp cho “đèn” khỏi tắt, họ kết hợp những phẩm chất sinh ra từ ân sủng và lòng mến với đức tin thiêng liêng của mình; những việc lành mà họ làm đều được xây dựng trên nền tảng vững chắc ấy. Theo Thánh Grêgôriô, vì ngọn đèn là đức tin và ánh sáng của đèn là những việc lành. Do đó, những kẻ xấu, mặc dù có đức tin, thậm chí không thua kém những người tốt, cũng sẽ bị loại; bởi vì ngọn đèn của họ không có ánh sáng, hay nói cách khác, đức tin của họ đã chết, họ không có đức mến để thắp sáng đức tin của mình. Theo Thánh Augustinô, loại “dầu” được sử dụng ở đây là một ý hướng nội tâm đúng đắn giúp chúng ta hướng tất cả các công việc mình làm đến vinh quang lớn hơn của Thiên Chúa chứ không phải để tôn vinh bản thân trước mắt thiên hạ.

Ở phần còn lại, các trinh nữ khờ dại lúc đầu có một ít dầu đủ để thắp sáng ngọn đèn của họ. Đó là hình ảnh của những người có một chút lòng đạo đức bề ngoài, hoặc làm được một số công việc cho tha nhân vì sợ hãi, vì tư lợi, hoặc vì tôn kính con người hơn kính sợ Thiên Chúa; nhưng đã không dự trữ “dầu” trong “chai”, tức là trong trái tim và lương tâm của họ, không có lòng đạo đức và lòng mến vững chắc như các trinh nữ khôn ngoan, những người làm các việc lành để được hưởng ơn cứu độ.

Câu 5. Vì chú rể đến chậm – Chúa Giê-su trì hoãn ngày trở lại của Người để tạo cơ hội cho những kẻ tội lỗi có dịp ăn năn, hối cải. Nhưng họ đã thiếp đi, rồi ngủ cả, tức là đã chết trước khi Người quang lâm. Vào Ngày phán xét, họ cũng sẽ trỗi dậy một lần nữa để nhận phán quyết dành cho mình.

Câu 6. có tiếng la lên – Đó là tiếng kèn của Tổng lãnh thiên thần vang lên báo hiệu Ngày tận thế.

Câu 8. đèn của chúng em tắt mất rồi – Trong đời sống của chúng ta, có quá nhiều người, vì cậy dựa vào đức tin của mình, đã lựa chọn một lối sống thờ ơ và chểnh mảng trong việc chuẩn bị cho Ngày phán xét. Rồi khi nhận thấy mình sắp bị gọi ra khỏi thế gian để đi gặp Vị Thẩm Phán, họ mới bừng tỉnh vì thấy đèn của mình đã tắt. Họ bắt đầu nghĩ đến việc đi mua “dầu” bằng cách để lại của cải cho những người nghèo. Mặc dù chúng ta không bao giờ được phép tuyệt vọng về lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng vẫn có chỗ đáng để cảm thấy sợ hãi ở đây. Bởi lẽ một sự ăn năn trên giường lúc nguy tử thường ít khi chân thành và hiếm khi hoàn hảo; hơn nữa, kết quả của sự hối hận muộn màng ấy cũng luôn là điều không chắc chắn.

Câu 9. các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn – Ở đây, không phải năm cô khôn ngoan khuyên năm cô khờ dại đi mua dầu, nhưng họ có ý quở trách các cô này vì đã không biết dự trữ thứ cần thiết cho mình, tới khi cần thì lại không có để sử dụng.

Câu 10. đóng cửa lại – Sau Ngày phán xét, sẽ không còn chỗ cho những lời cầu nguyện và những việc lành nữa. Cánh cửa vào Thiên đàng sẽ bị đóng lại vĩnh viễn.

Câu 14. Trong dụ ngôn về những yến bạc, ông chủ là hình ảnh của Thiên Chúa, những yến bạc là ân sủng của Người. Qua dụ ngôn này, chúng ta rút ra hai điểm sau đây:

1. Con người không thể tự làm cho mình trở nên tốt đẹp được, mà phải nhờ vào ân sủng của Thiên Chúa, mặc dù Ngài cần đến sự hợp tác của chúng ta; ở đây, các đầy tớ không thể gây lời được những yến bạc khác nếu ban đầu ông chủ không giao gì cho họ.

2. Cả người nhận được năm yến bạc và người nhận được hai yến đều có chung một phần thưởng như nhau là hưởng niềm vui của chủ. Do đó, bất kể chúng ta nhận được ít hay nhiều ân sủng, chúng ta đều có cơ hội bình đẳng như nhau để được hưởng hạnh phúc tối đa có thể trên Thiên đàng.

Theo Thánh Hi-la-ri-ô, người nhận năm yến bạc là hình ảnh của những người Do-thái đã trung thành với Thiên Chúa, đã tuân giữ Lề Luật và sau đó đã tin vào Đức Giê-su Ki-tô, do đó, họ xứng đáng được nhận gấp đôi. Người nhận hai yến là dân ngoại, những người dù không được biết Lề Luật ngay từ đầu, nhưng đã hoán cải, đã tin theo và chịu phép rửa nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, vì thế, họ cũng được nhận gấp đôi. Còn người nhận một yến bạc và chôn xuống đất là những người Do-thái vẫn kiên trì đi theo Lề Luật cũ và một mực từ chối Chúa Giê-su. Họ khư khư giữ lấy ân sủng cho riêng mình và đem chôn vì sợ dân ngoại biết được mà hoán cải. Vì vậy, ngay cái họ có, cũng sẽ bị lấy đi.

Câu 18. người đã lãnh một yến – Đây cũng được coi là hình ảnh của những người, mặc dù được Chúa ban cho những phẩm chất tốt đẹp nào đó về mặt tinh thần hay thể xác, nhưng chỉ sử dụng những khả năng ấy cho những việc thế gian.

Theo học giả Ôrigênê, nếu chúng ta thấy bất kỳ ai khoe rằng mình đã nhận được một hồng ân từ Chúa để giảng dạy và hướng dẫn người khác đến với ơn cứu độ, nhưng rồi anh ta không sử dụng khả năng ấy và chôn vùi nó, thì cũng như người đầy tớ biếng nhác này, anh ta sẽ nhận được phần tương tự.

Câu 19. Sau một thời gian lâu dài – Đó là khoảng thời gian từ khi Chúa Giê-su Lên Trời cho tới Ngày phán xét. Trên Thiên đàng, Người vẫn không ngừng quan sát các đầy tớ của mình để xem họ hoàn thành bổn phận ra sao. Và rồi cuối cùng, Người sẽ tính toán sổ sách và trao cho họ phần thù lao xứng đáng chiếu theo công việc của từng người.

Câu 24. Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi – Đây là chi tiết phụ họa của dụ ngôn giống như câu 27. Người đầy tớ biếng nhác, qua việc sử dụng câu ngạn ngữ này, có ý trách móc ông chủ của anh là người tham lam, một người không bao giờ hài lòng trong việc lấp đầy các kho tàng của mình. Có nhiều người cũng ngụy biện như vậy và mù quáng buộc tội Thiên Chúa là nguyên nhân dẫn đến sự thờ ơ, trễ nải của họ. Họ cho rằng Ngài quá khắc nghiệt, cứng nhắc và rất khó phục vụ; Ngài tùy ý tiếp nhận, từ chối hay ruồng bỏ bất cứ ai theo ý muốn độc đoán của riêng mình; Ngài chất lên vai họ những gánh nặng vượt quá sự chịu đựng của bản tính yếu đuối nơi con người; và Ngài đòi hỏi sự phục vụ của ngay cả những kẻ bất tuân, những kẻ tự cho rằng mình không được ban cho ân sủng của đức vâng phục, do đó, họ nói rằng Ngài gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi.

Câu 26. đầy tớ tồi tệ và biếng nhác – Và như thế, anh ta làm khổ chủ nhân của mình. Mặc dù anh ta nói rằng ông chủ là người gặt chỗ không gieo, nhưng thực tế là ông đã trao cho anh một yến bạc; do đó, vì là người gieo, ông có quyền mong được gặt hái.

Câu 29. Xem chú giải chương 13, câu 12.

Câu 30. tên đầy tớ vô dụng – Do đó, không chỉ những kẻ xấu xa và gian ác, mà cả những người bỏ bê, trễ nải việc linh hồn của mình cũng sẽ phải chịu hình phạt cao nhất. Hãy cho các Ki-tô hữu nghe được những lời này, để họ biết quý trọng và tận dụng tốt các phương tiện cứu độ mà Chúa đã ban.

Câu 34. Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải – Bằng cách đưa ra những việc tốt mà các tôi tớ trung thành của mình đã làm được nơi trần thế, Thiên Chúa khiến những kẻ bị khiển trách phải im lặng vì không còn gì để biện minh. Do đó, hành vi của các trinh nữ khôn ngoan là lời lên án cho những cô khờ dại, và sự siêng năng của những đầy tớ trung thành là bằng chứng kết tội những kẻ lười biếng.

Câu 35. Qua bức tranh mà Chúa Giê-su phác họa về Ngày cánh chung, chúng ta thấy rằng, vì những việc lành đã làm cho người khác nơi trần thế, mà những người được chọn sẽ lên Thiên đàng hưởng phúc đời đời; còn những kẻ bị gian ác, vì thờ ơ và lãnh cảm trước những nỗi đau của anh chị em mình, sẽ phải xuống hỏa ngục chịu hình phạt vĩnh cửu. Như vậy, việc chúng ta có được hưởng ơn cứu độ hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các thực hành của lòng thương xót mà chúng ta làm cho tha nhân, nhất là những người bé mọn, những người mà Chúa Giê-su đã tự đồng hóa mình trong những đau khổ của họ.

Ngoài ra, ở đây, Chúa Giê-su cũng đề cập đến một số loại việc lành, và sẽ còn rất nhiều loại việc khác như vậy nữa; vì thế, phương tiện cứu độ của các thánh sẽ không hoàn toàn giống nhau; mỗi người sẽ được cứu nhờ thực hành các nhân đức mà họ nhận được từ Thiên Chúa để đạt đến mức độ hoàn thiện nhất có thể.

Câu 36. cực hình muôn kiếp – Có nhiều người vô thần thường lấy hình phạt vĩnh cửu trong hỏa ngục để phủ nhận lòng thương xót của Thiên Chúa và không ít lạc giáo cũng đã loại bỏ điều này ra khỏi giáo lý của họ. Nhưng bất kể những người đó suy nghĩ và hành động thế nào, Giáo Hội Công Giáo vẫn giữ nguyên những gì đã được dạy bởi Chúa Giê-su.

Chúng ta biết rằng ngay từ lúc sáng tạo, Thiên Chúa đã ban cho con người quyền tự do lựa chọn trong mọi suy nghĩ và hành động của mình. Nếu chúng ta chọn phục vụ Thiên Chúa, thì sẽ không phục vụ xa-tan, và ngược lại. Đó là lựa chọn dứt khoát chỉ một trong hai, không ai có thể làm tôi hai chủ được. Vì thế, nếu ở đời này, chúng ta chọn phục vụ xa-tan thì sau khi chết, chúng ta phải thuộc về nó và đến nơi dành cho ông chủ của mình. Ngoài ra, Thiên Chúa không ép buộc ai phải nhận lòng thương xót của Người, vậy nên, nếu chúng ta đã hành động để chối từ ân huệ ấy, thì đời sau, chúng ta sẽ xuống hỏa ngục, nơi mà lòng thương xót và ơn cứu độ không tồn tại. Ở nơi ấy, không hề có sự ăn năn, các tội nhân sẽ phạm tội mãi nếu như có cơ hội và hình phạt dành cho họ sẽ vì thế mà tiếp tục cho đến muôn đời.

Scroll to Top