Chú giải Tin Mừng Lu-ca

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 14

Câu 1. đến nhà… để dùng bữa… dò xét – Ở đây, có một sự tương phản rõ rệt giữa hành động của những người Pha-ri-sêu và hành động của Chúa Giê-su. Trong khi người Pha-ri-sêu quan sát những việc Chúa làm chỉ để tìm cớ buộc tội và đẩy Ngài tới chỗ chết, thì Chúa chúng ta không muốn tìm kiếm điều gì khác hơn là ơn cứu độ cho chính những kẻ muốn giết mình.

Câu 4. Người đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi và cho về – Trong phép lạ này, Chúa Giê-su đã không quá bận tâm xem liệu hành động chữa bệnh của mình có gây cớ vấp phạm cho những người Pha-ri-sêu hay không, thậm chí chính anh bị phù thũng, có lẽ vì sợ hãi trước sự hiện diện của họ, cũng đã không dám lên tiếng xin Người chữa cho mình, nhưng không chút trì hoãn, Người đã lập tức cứu anh khỏi tình trạng bệnh tật và cho về. Chúng ta cũng vậy, khi làm những việc lành ở đời này, không nên quá bận tâm về những lời khinh chê giễu cợt của thế gian hay những cớ vấp phạm mà họ có thể chuốc lấy vì hành động của chúng ta, nhưng trong mọi sự, hãy mưu tìm vinh quang cho Thiên Chúa và ích lợi cho những người thân cận.

Câu 7. dụ ngôn này – Ở đây, chúng ta không thấy có dụ ngôn nào, nhưng chỉ có những chỉ dẫn của Chúa Giê-su. Theo cha Juan Maldonado S.J., có thể Chúa đã kể một dụ ngôn vào dịp này, nhưng thay vì thuật lại, thánh sử Lu-ca chỉ nêu ra ý nghĩa luân lý và nội dung lời chỉ dẫn mà dụ ngôn ấy truyền tải.

Câu 10. hãy vào ngồi chỗ cuối – Việc khiêm tốn ngồi vào chỗ cuối trong bàn tiệc cách tự nhiên chắc chắn phù hợp với những gì Chúa dạy, nhưng việc khăng khăng đòi ngồi chỗ cuối thì cách rất xa với những gì Chúa muốn chúng ta làm, nhất là khi nó phá vỡ tính chuẩn mực và tạo ra những tranh chấp, bất hòa giữa anh em.

Câu 12. đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có – Khi nói như vậy, Chúa Giê-su không có ý cấm chúng ta mời bạn bè và người thân tới dự tiệc, nhưng chỉ muốn dạy chúng ta thanh lọc lại động cơ làm việc bác ái của chính mình, khi Người nói rằng sẽ có phúc hơn nếu chúng ta giúp đỡ những người nghèo khó, những người mà chúng ta không thể trông đợi sẽ nhận được lợi lộc gì từ phía họ.

Câu 16. Trong dụ ngôn này, ông chủ tiệc là hình ảnh ẩn dụ của Thiên Chúa, các đầy tớ trong nhà là các ngôn sứ và các vị tông đồ, khách dự tiệc xin kiếu là những người Do-thái. Ngoài ra, ba lý do xin kiếu của các vị khách được mời cũng cho thấy ba loại dục vọng trong thế gian: dục vọng của tính xác thịt (người thứ ba), dục vọng của đôi mắt (người thứ hai) và thói cậy mình có của (người thứ nhất) (1 Ga 2,16).

Câu 23. ép người ta vào – Đây là lối diễn đạt chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong Tân Ước và có thể được dùng trong trường hợp của những người cố chấp. Tinh thần của Tin Mừng là tinh thần ôn hòa, và sự ép buộc mà Tin Mừng cho phép áp dụng đối với những người vô tín và lạc giáo là kiểu ép buộc mà chúng ta dành cho bạn hữu mình, khi chúng ta nài ép họ phải nhận lấy sự hiếu khách của chúng ta. Dưới triều đại Giáo Hoàng của mình, Thánh Grêgôriô I (540-604) đã nhiều lần yêu cầu các Ki-tô hữu đương thời không được ép buộc những người Do-thái không tin nhận Chúa Giê-su phải chịu phép rửa, đồng thời, không được ngăn cản họ cử hành các lễ nghi Do-thái giáo và các hành vi thờ phượng khác trong hội đường. Ngài viết:

“Việc quy tụ những người bất đồng với Ki-tô Giáo lại trong sự hiệp nhất về đức tin tất yếu phải được thực hiện bằng sự hiền lành và nhân từ, qua khuyên bảo và thuyết phục, để những người này khỏi bị kéo đi bởi những mối đe dọa và khủng bố. Do đó, họ cần phải tập hợp lại với nhau để nghe Lời Chúa từ anh em với tâm trạng vui vẻ thay vì bị thôi thúc do nỗi khiếp sợ mà sự thô bạo vượt quá những giới hạn cho phép gây ra” (Synan, The Popes and the Jews in the Middle Ages, tr. 45).

“Những ai khao khát được dẫn đưa những người ngoài Ki-tô Giáo đến với đức tin đúng đắn, với ý hướng ngay lành, hẳn phải nỗ lực bằng các phương thế là những gì dịu dàng chứ không phải những gì thô bạo… Còn những ai làm ngược lại thì chứng minh rằng họ chỉ quan tâm đến việc của riêng mình chứ không phải việc của Chúa. Giờ đây, những người Do-thái cư ngụ tại Napoli đã gửi cho chúng tôi một lá thư khiếu nại, rằng một số người nhất định hiện đang cố gắng ngăn cản họ cách phi lý trong việc cử hành một số lễ trọng trong các ngày lễ của họ, trong khi những nghi lễ đó vẫn luôn luôn hợp pháp với họ từ xưa tới nay, cũng như với cha ông họ qua nhiều thời đại… Vậy điều này có lợi ích gì, trong khi… nó chẳng có lợi gì cho đức tin và sự hoán cải của họ?… Vì thế, người ta phải hành động theo cách sao cho… những người này khao khát được đi theo chúng ta hơn là tìm cách trốn chạy… Tốt hơn, hãy để họ có sự tự do hợp pháp trong việc tuân giữ và cử hành các ngày lễ của họ như những gì họ đã hưởng từ trước tới nay.” (Synan, The Popes and the Jews in the Middle Ages, tr. 217).

Câu 26. dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em – Luật Chúa Ki-tô không cho phép chúng ta ghét kẻ thủ của mình, huống chi là những người ruột thịt trong gia đình. Khi nói như vậy, Người chỉ muốn thấy nơi chúng ta một thái độ sẵn sàng từ bỏ và lìa xa mọi sự, dù gần gũi hay thân thương thế nào đi nữa, nếu điều đó có thể ngăn cản chúng ta đi bước theo Người. Chữ “dứt bỏ” trong câu này nên được hiểu bằng lời dạy của Chúa trong Mt 10,37, rằng không ai được phép yêu cha mẹ mình hơn yêu Người.

Câu 28. Hình ảnh “tòa tháp” tượng trưng cho tác vụ và chức vụ của một Ki-tô hữu đích thực, người phải xây dựng và củng cố chính mình, đồng thời, làm gương cho người khác nhằm chiến đầu chống lại ma quỷ, thế gian và tính xác thịt. Người ấy phải thao luyện, thanh tẩy và giữ cho mọi hành động của mình khỏi ra hư hoại bằng muối tinh thần là sự khổ chế và đời sống cầu nguyện.

Câu 29. Kẻo lỡ ra – Ở đây, Chúa dạy chúng ta rằng mỗi người không thể nhận lấy bất cứ bậc sống nào, cách đặc biệt là bậc giáo sĩ, nếu không cân nhắc và xác định nghiêm túc từ trước xem liệu mình có thể vượt qua những khó khăn và hiểm nguy chắc chắn sẽ xảy đến với mình hay không. Kẻo lỡ ra, chúng ta bị kẻ thù khuất phục và chúng sẽ lên tiếng chê cười: “Anh ta đã khởi công xây, mà chẳng có sức làm cho xong việc.”

Câu 34-35. Những người đã được đức tin soi rọi rồi lại rơi vào hố sâu của những nết xấu xưa, thì còn phương thuốc nào để dùng cho người ấy? Thứ “muối” ấy để bón ruộng hay trộn phân đều không thích hợp, nên sẽ bị loại bỏ.

Scroll to Top