Chú giải Tin Mừng Lu-ca

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 22

Xem Chú giải Mt 26.

Câu 3. đã nhập vào Giu-đa – Tức là ma quỷ đã cám dỗ và khuất phục được Giu-đa. Theo cha Calmet, Xa-tan không nhập vào Giu-đa ngay lập tức trong một lần, nhưng qua nhiều bước. Trước hết, nó chiếm hữu anh qua tính hám lợi, kế đến, qua hành vi trộm cắp, và sau cùng, đẩy anh tới chỗ bội phản bằng một hành vi ác độc và đen tối nhất.

Kinh Thánh chỉ nói “Xa-tan đã nhập vào” một người khi nó khiến nạn nhân hoàn toàn buông mình cho tội ác, khiến anh ta cứng lòng trước mọi ân sủng và bịt chặt tai anh trước những sự chỉ dẫn của Chúa Giê-su. Trái lại, khi nói về một người tốt, Kinh Thánh làm chứng rằng người ấy được củng cố trong ân sủng và có Chúa Thánh Thần ngự trong anh.

Câu 4. Theo Thánh Bê-đa, có nhiều người trong chúng ta ngày nay, mặc dù không khỏi rùng mình khi nghĩ tới tội ác của Giu-đa và ngạc nhiên rằng tại sao anh lại có thể vong ân bội nghĩa như vậy, nhưng chính bản thân lại hết sức lơ là, chểnh mảng trong việc phòng tránh những điều tương tự. Bất cứ ai vi phạm lề luật của đức ái và sự thật, thì đều là kẻ phản bội Chúa Ki-tô, Đấng là sự thật và là tình yêu, đồng thời, họ thực hiện sự phản bội đó không phải do tính yếu đuối hay vì thiếu hiểu biết, nhưng theo cách thức hoàn toàn có chủ tâm và ác ý.

Câu 17. nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn – Đây chưa phải là chén máu Người, (như được nói đến trong câu 20 và 1 Cr 11,25), nhưng là chén mà người chủ tiệc chúc phúc cùng với nghi thức, rồi sau đó, uống và đưa cho tất cả những người tham dự. Người Do-thái hiện đại vẫn tuân theo phong tục này, không chỉ trong Lễ Vượt Qua, nhưng còn trong tất cả các dịp lễ long trọng khác. Người cha trong gia đình rót rượu vào cốc, cầm bằng tay phải, nâng lên, chúc phúc, nếm thử, rồi đưa cho mọi người. Ở đây, Đấng Cứu Độ của chúng ta đã tuân theo thông lệ; rồi sau bữa ăn tối, Người mới lấy chén đó mà biến thành chén máu Người.

Câu 19. Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy – Bằng những lời này, Chúa Giê-su trao quyền và truyền mệnh lệnh cho các tông đồ và những người kế vị họ, cho tất cả các Giám mục và linh mục, để họ cũng truyền phép và dâng lên như thế; tuy nhiên, họ chỉ là những thừa tác viên và khí cụ của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng đã thiết lập Bí tích này cùng với những Bí tích khác, Đấng là Linh mục hay người dâng lễ chính yếu và chủ đạo. Chính Chúa Ki-tô là Người truyền phép và biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Thánh Chúa; chính Ngài là Người tha tội chính yếu và chủ đạo trong Bí tích Rửa Tội và Bí tích Thống Hối, v.v. Đó là điều mà Thánh Augustinô thường lặp lại để trả lời cho những người theo học thuyết của Donatus, rằng chính Chúa Ki-tô là người rửa tội dẫu cho vị linh mục khí cụ là một tội nhân hay một kẻ lạc giáo; đây cũng là điều mà mọi tín hữu Công Giáo đều tin nhận và tuyên xưng.

Hy lễ và bí tích thánh này phải được dâng lên và lãnh nhận với một lòng sùng kính và sự tưởng nhớ tri ân về những ơn ích nhận được từ Chúa Ki-tô, cách đặc biệt là về những đau khổ và cái chết của Ngài vì toàn thể nhân loại. Tuy nhiên, việc dạy rằng đó chỉ là một sự tưởng nhớ trần trụi, mặc dù sùng kính, hay chỉ là một sự tưởng niệm, nhằm loại trừ sự hiện diện thực sự của Chúa Ki-tô, dưới hình thức bên ngoài là bánh và rượu, là không phù hợp với niềm tin và sự đồng thuận bất biến của tất cả các Giáo hội Ki-tô Giáo, cả ở Tây phương lẫn Đông phương, và đi ngược lại những lời dạy rõ ràng của Chúa Ki-tô. Vị giám mục uyên bác của Meaux [Đức Giám Mục Jacques-Bénigne Bossuet (1627-1704)], trong Exposition de la doctrine de l’église catholique sur les matières de controverse [Trình bày Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về những vấn đề gây tranh cãi], mong muốn tất cả các Ki-tô hữu hãy lưu ý rằng lệnh truyền của Chúa Ki-tô không phải là họ phải tưởng nhớ đến Ngài, nhưng là phải lấy Mình và Máu Ngài để tưởng nhớ đến Ngài và những ơn ích của Ngài: đây là nội dung [phải được hiểu] với tất cả các từ được ghép lại với nhau. Đây là mình Thầy + đây là máu Thầy + hãy làm việc này + [trong/vì/với] + sự tưởng nhớ đến Thầy.

Theo Thánh Gio-an Kim Khẩu, hy lễ và bí tích này phải được tiếp tục trong Giáo Hội cho đến tận thế, để biểu lộ cái chết của Chúa Ki-tô cho đến khi Người trở lại. Nhưng việc tưởng niệm hay tưởng nhớ này không hề mâu thuẫn với sự hiện diện thực sự của Mình và Máu Thánh Chúa vốn ẩn dưới những bức màn bí tích, những thứ tượng trưng cho cái chết của Người; trái lại, đó là cách thức mà chính Người đã truyền dạy để tưởng nhớ và kỷ niệm cái chết của Người, bằng cách—dâng lên trong hy lễ và lãnh nhận trong bí tích—Mình và Máu mà nhờ đó chúng ta được cứu chuộc.

Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em – Bởi vì bánh và rượu này đã trở thành một hy lễ đích thực mà trong đó, Chúa Ki-tô thực sự hiện diện và Ngài đã dâng hiến trước cho Chúa Cha Hằng Hữu, trước cả hy lễ theo một cách thức khác trên thập giá mà Ngài sắp ra đi để dâng hiến vào ngày hôm sau. Hy lễ này là sự hoàn tất Lễ Vượt Qua hình bóng và là lời hứa hay bảo chứng về hiến tế bằng máu mà Chúa Ki-tô sẽ thực hiện trên thập giá… Đó không phải là hình bóng đơn thuần của Thân Mình Ngài đã chịu đóng đinh, nhưng là Mình và Máu thật. Theo cùng một cách thức, cả hai đều được dâng hiến và thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể…

Sau này, anh em hãy thực hiện những gì anh em thấy Thầy làm, để làm mới lại ký ức về những gì Thầy đã làm ngày hôm nay, khi trao cho anh em thân mình của Thầy, và về những gì Thầy sẽ làm vào ngày mai, khi trao hiến máu và cả mạng sống của Thầy vì thế giới. Lấy bánh, bẻ ra, và nói: Đây là mình Thầy; và nó sẽ trở nên thân mình Thầy cách thực sự và đích thực, giống như bây giờ nó đang nằm trong tay Thầy đây.

Câu 31. kìa Xa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo – Những lời này của Chúa Giê-su cho thấy cả điều Xa-tan mong muốn và điều mà Thiên Chúa cho phép xảy ra. Xa-tan muốn được phép cám dỗ các tông đồ để có thể khiến họ mất đức tin vào Chúa Ki-tô, trong khi Thiên Chúa Toàn Năng đã cho phép cơn thử thách này xảy đến hầu giúp các tông đồ nhận ra rằng tự thân mình, họ yếu đuối biết bao: Ngài cho phép họ bị vượt qua một phần, nhưng rồi nâng họ dậy nhờ ân sủng Ngài ban, họ phải được thanh tẩy và thanh luyện như người ta sàng gạo, và ngay sau đó, nhờ được củng cố và thêm sức bởi sự hiện xuống của Chúa Thánh Thần, họ có thể trở thành những con người mới với khả năng đứng vững trước mọi cuộc tấn công của kẻ thù.

Câu 32. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh – Đó là sự kiên nhẫn lớn lao của Thiên Chúa. Để người môn đệ không mất can đảm, Ngài đã hứa tha thứ cho anh thậm chí trước khi anh phạm tội, và phục hồi phẩm giá tông đồ cho anh một lần nữa, khi nói rằng “hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.”

Câu 43. có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người – Chúa Ki-tô, Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, là Thiên Chúa thật và người thật. Và vì làm người qua sự kết hiệp thực sự giữa ngôi vị thần linh và thiên tính với bản tính nhân loại yếu đuối của chúng ta, Ngài cũng mang lấy những yếu đuối như ta, ngoại trừ tội lỗi. Chúng ta phải coi Ngài là một con người, khi chúng ta đọc về việc Ngài chịu cám dỗ trong hoang địa (Mt 4), khi Ngài khóc thương anh La-da-rô (Ga 11), cũng như khi chúng ta thường xuyên đọc về việc Ngài cầu nguyện. Ở đây, chúng ta đọc thấy Ngài cầu nguyện và lặp đi lặp lại lời cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-ni, chúng ta thấy Ngài sợ hãi, buồn bã và đau đớn trong lòng: bởi lẽ, mặc dù, xét là Thiên Chúa, Ngài hoàn toàn có thể ngăn chặn và cản trở những nỗi sầu khổ và tình cảm vốn tự nhiên đối với con người, tuy vậy, Ngài cũng có thể cho phép chúng tác động lên bản tính nhân loại của Ngài; giống như khi Ngài để cho mình bị đói sau khi nhịn ăn bốn mươi đêm ngày; và vì thế, Ngài đã để cho bản tính nhân loại của mình bị nỗi sợ hãi và đau buồn xâm chiếm trong vườn Ghết-sê-ma-ni.

Như các thiên thần đã đến và phục vụ Chúa Giê-su sau khi Ngài nhịn ăn trong hoang địa, một thiên thần cũng đến để công bố sắc chỉ thần linh rằng Ngài sẽ phải chịu đau khổ và phải chết để cứu chuộc nhân loại; xét là con người, Ngài được thiên thần tiếp thêm sức mạnh và an ủi, trong khi xét là Thiên Chúa, Ngài chính là Chúa và là Đấng dựng nên các thiên thần, do đó, không cần phải được các thụ tạo của mình tăng sức mạnh cho. Ngoài ra, những gì đã xảy ra với Chúa Ki-tô xét như con người còn được ấn định là những chỉ dẫn dành cho chúng ta. Chúng ta được các thiên thần hiện ra dạy rằng các ngài không chỉ sẵn sàng trợ giúp và phục vụ Chúa Ki-tô, nhưng theo lệnh của Chúa Quan Phòng, các ngài còn sẵn sàng trợ giúp chúng ta trong các cơn cám dỗ và những nỗi sầu khổ.

Câu 44. cơn xao xuyến bồi hồi – Từ ἀγωνίᾳ [agōníā] trong tiếng Hy-lạp có nghĩa là tranh chấp, hay chiến đấu; ở đây, nó không biểu thị rằng có thể có một sự đối kháng hay mâu thuẫn nào đó xảy ra bên trong nội tâm của Chúa Ki-tô, Đấng mà ý chí nhân loại luôn hoàn toàn tuân theo ý chí thần linh, cũng như các cơ quan của xúc cảm luôn tuân theo sự chỉ đạo của lý trí: tuy nhiên, bởi vì trong chừng mực là người thật, bản tính nhân loại của Chúa Giê-su lấy làm sợ hãi trước tất cả những đau khổ đang hiện ra trong tâm hồn Ngài, cũng như những đau khổ mà Ngài sẽ phải trải qua trong vài giờ tới.

Câu 45. mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất – Trên thực tế, trình thuật về mồ hôi máu của Chúa Ki-tô và sự hiện ra của thiên thần đã bị khuyết trong một số bản sao Kinh Thánh bằng tiếng Hy-lạp. Nó dường như đã bị bỏ qua bởi những người ghi chép thiếu hiểu biết, những người cho rằng những chi tiết như vậy không phù hợp với phẩm giá của Chúa Ki-tô.

Scroll to Top