Chú giải Tin Mừng Lu-ca

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 18

Câu 1. cầu nguyện luôn – Tức là siêng năng cầu nguyện hàng ngày; bước đi trong ý thức về sự hiện diện của Chúa, với một tinh thần cầu nguyện, yêu mến và đau buồn vì tội lỗi của mình.

Câu 2. chẳng coi ai ra gì – Chúng ta đừng liên tưởng về Đấng Toàn Năng với bất cứ nết xấu nào của vị quan tòa trong dụ ngôn này. Hệ quả duy nhất có thể rút ra ở đây là: Nếu ngay cả một kẻ không có lòng đạo đức hay sự dịu dàng đối với người đồng loại còn có thể nhượng bộ trước lời cầu khẩn của một bà góa, người không ngừng lặp đi lặp lại những câu cầu xin khiến ông ta khó chịu; thì Thiên Chúa, Đấng vô cùng quảng đại và nhân từ đối với con người, hẳn sẽ luôn tìm dịp để ban xuống những ân huệ, lắng nghe những lời cầu nguyện nhiệt thành, và tuôn đổ những lời chúc phúc cho những kẻ cầu xin Người không chút mệt mỏi và nản chí.

Câu 4. Một thời gian khá lâu – Không phải lúc nào Thiên Chúa cũng lắng nghe ngay khi chúng ta cầu xin, hay lắng nghe theo cách chúng ta thấy có vẻ tốt nhất cho mình. Đôi khi, Chúa trì hoãn đáp lời vì Người muốn chúng ta luyện tập tính kiên nhẫn và tăng thêm lòng nhiệt thành khi cầu nguyện. Vì thế, hãy luôn luôn cầu nguyện, luôn luôn khát khao, luôn luôn yêu mến. Thánh Augustinô nói rằng: “Nếu bạn luôn luôn khát khao, bạn sẽ luôn luôn cầu nguyện.” Đó chính là cách cầu nguyện liên lỉ mà Đấng Toàn Năng muốn ở nơi chúng ta. Chỉ khi ngừng yêu, chúng ta mới thôi cầu nguyện. Sự nguội lạnh của đức ái là sự câm lặng của tâm hồn.

Câu 8. liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng – Chúa Giê-su thêm vào lời dạy này để giúp chúng ta thấy rằng lời cầu nguyện luôn phải tất yếu đi cùng với đức tin. Bởi lẽ bất cứ ai cầu nguyện cho những điều mà mình không tin sẽ nhận được chỉ đều uổng công vô ích; vì thế, chúng ta hãy nài xin Cha giàu lòng thương xót để Người ban cho chúng ta ơn cầu nguyện và sự kiên vững trong đức tin; vì đức tin sinh ra lời cầu nguyện, và lời cầu nguyện đưa tới đức tin vững chắc.

Tuy nhiên, sự đức tin vững chắc ấy chỉ còn lại rất ít trên trái đất này, và sẽ còn ít hơn nữa trong ngày Con Thiên Chúa đến lần thứ hai.

Câu 11. đứng thẳng – Trong bản văn Hy-lạp là “đứng một mình”, tức là đứng tách biệt khỏi những người khác. Một số người hiểu từ “đứng” ở đây có tính chất đối lập với “quỳ gối” hay “sấp mình”, là những tư thế quen thuộc khi cầu nguyện của người Do-thái và đã được các Ki-tô hữu tiếp nhận (1 V 8,54; Đn 6,11; Mk 6,6; Cv 7,60;9,40;20,36).

Theo Thánh Grêgôriô, có bốn con đường khiến người ta mắc tội kiêu ngạo: (1) Nghĩ rằng mình có bất cứ điều tốt nào phát xuất tự bản thân; (2) nghĩ rằng mặc dù chúng được ban xuống từ trên, nhưng họ được lãnh nhận là do công phúc của chính mình; (3) khoe khoang về những điều tốt mà mình không có; (4) ước muốn được kẻ khác coi là người duy nhất sở hữu những điều tốt đẹp mà họ lấy làm tự hào. Chứng kiêu ngạo của người Pha-ri-sêu có lẽ cốt ở việc họ coi mình là nguồn duy nhất của các đức tính mà họ khoe khoang.

Theo Thánh Gio-an Kim Khẩu, người phạm tội nói xấu công khai anh em mình cũng gây tổn thương không kém cho chính mình và những người khác. Thứ nhất, anh ta làm tổn thương người nghe, bởi nếu người ấy là một tội nhân, anh ta sẽ vui mừng vì tìm ra một người đồng phạm; nếu người ấy là người công chính, anh ta sẽ bị cám dỗ tự phụ, khi thấy mình không vướng vào những tội mà người kia mắc phải. Thứ hai, anh ta làm tổn thương Hội Thánh, qua việc khiến Hội Thánh bị xúc phạm vì có những phần tử xấu. Thứ ba, anh ta làm cho danh Chúa bị nhạo báng; bởi lẽ, vì Thiên Chúa được tôn vinh qua những hành động của chúng ta, nên Người cũng bị làm nhục vì tội lỗi mà con cái Người mắc phải. Và cuối cùng, anh ta tự đưa mình tới chỗ phạm tội, khi tiết lộ những điều mà anh ta có nghĩa vụ không được nói ra.

Câu 12. ăn chay… dâng cho Chúa một phần mười thu nhập – Chỉ với chút kiêu ngạo của mình, chính người Pha-ri-sêu này đã mở cửa cho kẻ thù tràn vào tâm hồn, nơi mà ông đã dày công bảo vệ bằng rất nhiều việc làm đạo đức. Vậy nên Thánh Grêgôriô nói rằng việc phòng thủ một thành trì sẽ là vô ích, nếu bạn chừa cho kẻ thù một con đường độc đạo để hắn có thể tiến vào.

Câu 14. ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống – Theo Giám mục Theophylact, nếu có ai đó hỏi tại sao người Pha-ri-sêu ở đây bị lên án chỉ vì vài lời tự khen mình, trong khi bản án tương tự lại không được áp dụng cho ông Gióp, người tự khen mình nhiều hơn (G 33), thì đây là sự khác biệt: người Pha-ri-sêu này đã tự ca ngợi mình một cách không cần thiết và đơn thuần nhằm thỏa mãn thói tự phụ của bản thân, hơn nữa, ông còn ca ngợi mình trước mặt anh thu thuế đáng thương, người đang đau khổ vì tội đã phạm; ở phía còn lại, ông Gióp tự khen mình khi đang chìm ngập trong sự đau khổ, bị bạn hữu quở trách và như thể bị Chúa bỏ rơi, ông xem việc chịu đựng nỗi đau hiện tại là hình phạt cho những tội lỗi trong quá khứ, ông biện hộ cho bản thân, bằng cách kể ra các nhân đức, là vì vinh quang lớn hơn của Thiên Chúa và để bảo vệ chính mình cũng như những ai đang kiên trì thực hành nhân đức trước những cơn cám dỗ tương tự.

Scroll to Top