Chú giải Tin Mừng Lu-ca

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 8

Câu 2. bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la – Có ý kiến cho rằng bà Ma-ri-a Mác-đa-la được nhắc tới ở đây chính là người phụ nữ tội lỗi xuất hiện cuối chương 7 và cũng là cô Ma-ri-a người làng Bê-ta-ni-a, chị gái anh La-da-rô (Ga 11.12; Mc 14; Mt 26). Đây là quan điểm của Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả (540 – 604) và được chấp nhận rộng rãi trong thế giới La-tinh cho tới thế kỷ XVI. Tuy nhiên, cũng có một quan điểm khác cho rằng họ là ba người hoàn toàn phân biệt (Thánh I-rê-nê, học giả Origênê,…). Trong khi đó, Thánh Ambrôsiô, Thánh Giêrônimô, Thánh Tô-ma,… cho rằng vấn đề này không thể xác định được. (X. Alban Butler, Lives of Saints, July 22nd, note 2).

Câu 3. lấy của cải mình mà giúp đỡ – Theo Thánh Giêrônimô, phong tục của người Do-thái quy định những người phụ nữ sùng đạo phải dâng của cải, cơm ăn, nước uống và quần áo cho các thầy dạy mà họ đi cùng. Tuy nhiên, nhằm tránh những sự vấp ngã có thể xảy ra giữa các dân ngoại, Thánh Phao-lô đã không cho phép điều đó (1 Cr 9,5.12).

Câu 8. Ai có tai nghe thì nghe – Tức là những ai sẵn lòng lắng nghe lời Chúa và chuyên cần tuân theo những gì Người dạy thì hãy chú ý tới lời của Đức Giê-su. Bởi lẽ tai, mắt và các giác quan khác không được ban cho con người chỉ để sử dụng giống như các con vật, nhưng để đưa linh hồn chúng ta vươn tới đời sống vĩnh cửu trên quê Trời.

Câu 18. Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe. Vì ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái họ tưởng là có, cũng sẽ bị lấy mất. – Ở đây, Chúa chúng ta khuyên người nghe nên chú ý đến những gì Người sắp tuyên bố và dồn hết sự tập trung của mình vào Lời Chúa. Bởi lẽ những ai khao khát lắng nghe Lời cũng sẽ nhận được ân  sủng và năng lực để hiểu Lời. Còn những ai không mong được nghe Lời, thì dẫu muốn hiểu Lời để thỏa mãn trí hiểu biết, cũng sẽ không thể hiểu được, vì người đó không sẵn lòng nghe theo những lời khuyên nhủ của Thiên Chúa. Chính vì thế, ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái họ tưởng là có, cũng sẽ bị lấy mất.

Câu 20. anh em Thầy – Từ “anh em” ở đây không thể được hiểu là những người con khác của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a với Thánh Giu-se, giống như những gì mà Helvidius chủ trương; hay những người con của Thánh Giu-se với một người vợ khác, bởi theo Thánh Giêrônimô, không chỉ Đức Ma-ri-a mới đồng trinh trọn đời, mà cả Thánh Giu-se cũng đã sống khiết tịnh như vậy. Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh, anh em họ của mọt người cũng được gọi là anh em của người đó.

Câu 21. Không mối ràng buộc nào trong quan hệ họ hàng và bè bạn lại bền chặt và trọn vẹn cho bằng mối dây liên kết được tạo ra bởi đức tin vào Đức Ki-tô và được củng cố bởi đức ái.

Câu 28. sấp mình dưới chân Người, và lớn tiếng nói – Đây không phải là một hành động xưng thú tự nguyện đáng được thưởng công, nhưng là một sự thú nhận do gượng ép vốn trái ngược với ý muốn của lũ quỷ. Cũng giống như những đầy tớ thất tín bỏ trốn khỏi nhà, khi gặp lại ông chủ, điều duy nhất mà họ nghĩ tới chính là sự trừng phạt đích đáng của ông hơn là bất cứ điều gì khác. Ở đây, có thể lũ quỷ nghĩ rằng đã tới giờ Chúa Giê-su đến để phán xét chúng.

Theo Thánh Giêrônimô, nỗi thống khổ mà tên quỷ cầu xin Chúa Giê-su đừng giáng xuống hắn là nỗi đau đớn và sự khổ sở mà hắn phải chịu khi khuất phục trước quyền năng của Người, qua việc xuất khỏi nạn nhân bị ám nhập; chứ không phải là hình phạt đời đời dưới hỏa ngục, thứ mà hắn biết chắc là một án lệnh đã được công bố và không thể thay đổi. Ngoài ra, cũng có thể hắn sợ rằng ngay giờ phút ấy, hắn sẽ phải chịu hình phạt hỏa ngục thay vì được trì hoãn cho tới Ngày tận thế.

Câu 30. Tên anh là gì? – Ở đây, Chúa Giê-su không hỏi anh bị quỷ ám vì Người không biết tên anh, nhưng qua câu trả lời của anh, Người vừa muốn biểu dương quyền năng của Thiên Chúa, vừa muốn cho chúng ta thấy số lượng đông đảo của những kẻ thù vô hình đối với ơn cứu độ, từ đó, chúng ta biết đối diện với chúng trong sự e sợ và đặt trọn niềm tín thác vào Thiên Chúa.

Câu 32. nài xin Người cho phép chúng nhập vào bầy heo – Theo Thánh Athanasiô, nếu ngay cả trên các con vật không thanh sạch như lợn mà ma quỷ còn không có quyền, thì chúng càng không thể có quyền trên những con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và được cứu chuộc bởi bửu huyết Chúa Ki-tô. Vậy nên chúng ta chỉ kính sợ một mình Thiên Chúa và khinh thường ma quỷ.

Câu 33. xuất khỏi người đó – Chi tiết này bác bỏ chủ trương không có ma quỷ của những người Xa-đốc, đồng thời, phủ nhận quan điểm của những người hiện đại cho rằng các biểu hiện nơi những người bị quỷ ám hoàn toàn là do bệnh lý tự nhiên chứ không hề có tác động nào từ phía ma quỷ.

Câu 40-56. Xem Chú giải Mt 9,18-26; Mc 5,21-43.

Câu 55. Việc Đức Giê-su và các tông đồ hoàn sinh kẻ chết, khiến linh hồn họ quay trở lại nhập vào thể xác, giống như trong phép lạ này và các dịp khác, giúp chứng minh sự bất tử của linh hồn. Từ điểm này, chúng ta cũng có thể thấy được sai lầm của những người cho rằng sau khi chết, linh hồn con người sẽ đi thẳng tới một trong hai nơi là thiên đàng hoặc hỏa ngục, thay vì có thể được gọi trở lại từ một nơi thứ ba nào đó (luyện ngục).

Scroll to Top