Chú giải Tin Mừng Lu-ca

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 5

Câu 4. “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” – Nơi bạn đã thất bại khi không có Chúa Ki-tô, hãy thử lại khi ở với Người, và bạn sẽ tìm thấy thành công. Khi chú giải câu này, Thánh Augustinô liên hệ lời khuyên bảo chèo ra chỗ nước sâu” với lệnh truyền rao giảng Tin Mừng cho các quốc gia xa xôi mà Chúa muốn các tín hữu thực hiện.

Câu 14. hãy dâng của lễ – Những người bị bệnh thường hướng lòng mình trí lên Thiên Chúa để khẩn cầu, nhưng một khi được chữa lành, họ lại dễ dàng quên mất Người. Do đó, Đức Giê-su đã truyền cho người phong hủi tới trình diện tư tế và dâng của lễ theo đúng luật Mô-sê (Lv 14,4). Điều này cũng cho thấy Người tôn trọng lề luật Do-thái, như chính Người từng nói: “Thầy đến không phải là để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ, nhưng là để kiện toàn” (x. Mt 5,17).

Theo Thánh Ambrôsiô, ở đây, Đức Giê-su dường như chấp nhận cả những của lễ hy sinh theo Luật cũ (chim bồ câu bị sát tế,…), điều mà Giáo Hội không đón nhận. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Chúa chúng ta chấp nhận những của lễ ấy là bởi vì, ở thời điểm này, Người vẫn chưa thiết lập hy lễ cao trọng nhất trong tất cả các hy lễ, với việc hy sinh chính mình làm của lễ dâng lên Chúa Cha. Những hy lễ mà Luật cũ đã truyền, vì thế, chỉ là hình bóng tượng trưng cho hy lễ tột đỉnh của Chúa Ki-tô trên thánh giá. Đây cũng là điều mà Giáo Hội Công Giáo đã không ngừng giảng dạy từ thời các Tông đồ.

Theo Thánh Augustinô, người phong hủi ở đây chính là hình ảnh đại diện cho toàn thể nhân loại, với căn bệnh phong hủi về mặt linh hồn cùng một cơ thể tàn tạ và hư hoại vì tội lỗi. Vì thế, chúng ta cần được Thiên Chúa chữa lành. Chính Đức Ki-tô đã đến trong xác phàm, đưa đôi tay của Người để cứu độ chúng ta. Người đã mặc lấy bản tính nhân loại để thanh tẩy chúng ta khỏi những tội lỗi trước đây; đồng thời, đền đáp lại ân huệ của Thiên Chúa thay cho chúng ta, bằng cách hiến dâng chính mình làm của lễ đền tội.

Câu 16. Người lui vào nơi hoang vắng mà cầu nguyện – Dĩ nhiên, với bản chất là Đấng Toàn Năng và hiện diện khắp mọi nơi, Chúa Giê-su không cần phải lui vào một nơi chốn để nghỉ ngơi, hay cầu nguyện điều gì cho bản thân mình, nhưng qua hành động này, Người để lại cho chúng ta một mẫu gương về hai điều: (1) Dù danh tiếng và uy tín của Người trong dân Do-thái ngày càng tăng, Người đã không để tâm tới sự tung hô của người phàm, nhưng tìm cách lánh mình khỏi những vinh quang trần thế ấy. (2) Người muốn chỉ dẫn cho chúng ta thấy đâu là thời điểm thích hợp nhất dành cho các công việc mang tính hoạt động, cũng như cho những bổn phận cao quý hơn, là cầu nguyện và chiêm niệm.

Câu 19. lên mái nhà, dỡ ngói ra – Chúng ta cũng hãy học tinh thần sốt sắng của những người này, khi tìm kiếm một sự chữa lành về mặt linh hồn nơi Thiên Chúa, cho bản thân mình và cho cả những người thân cận.

Câu 20. Thiên Chúa quả là Đấng Vĩ Đại, Người tha thứ cho chúng ta ngay cả khi chúng ta không làm được gì, nhưng vì công nghiệp của những người khác. Nếu bạn không tự tin rằng mình sẽ được tha thứ khỏi những tội lội của bản thân, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của Giáo Hội, Mẹ sẽ cầu nguyện cho bạn; và Đấng Toàn Năng, qua lời chuyển cầu của Bà, sẽ ban cho bạn ơn tha thứ mà có thể Người đã từ chối khi chính bạn tự cầu xin.

Câu 21-25. Xem Chú giải Tin Mừng Mát-thêu chương 9, câu 3-6.

Câu 26. kinh hãi – Khi chứng kiến quyền năng của Đức Ki-tô, những người Do-thái chỉ sợ hãi chứ không tin; bởi nếu đã tin, họ chắc hẳn sẽ không sợ hãi, nhưng yêu mến người. Quả vậy, tình yêu hoàn hảo không đi cùng với nỗi sợ hãi.

Câu 28. Hoàng đế bội giáo Julianô đã buộc tội Thánh sử Mát-thêu là người cả tin vì ông ta cho rằng ngài đã bỏ mọi sự để đi theo một người xa lạ chỉ qua một câu nói. Nhưng càng như vậy, người ta càng thấy được sức mạnh kỳ diệu của Lời Chúa và hành động bên trong của Người. Chỉ trong một khoảnh khắc, Người có thể biến đổi lòng dạ con người, khiến anh ta đột nhiên coi nhẹ những gì gần gũi và thân yêu trước đây. Điều này không chỉ được thực hiện khi Chúa Giê-su còn sống ở thế gian, nhưng vẫn diễn ra hàng ngày trong Giáo Hội của Người. Bởi vậy, Thánh An-tôn, Thánh Phan-xi-cô và những người khác, khi nghe thấy lời kêu gọi từ Giáo Hội, đã bỏ mọi sự và đi theo Người.

Câu 29-39. Xem Chú giải Tin Mừng Mát-thêu chương 9, câu 10-17.

Scroll to Top