Chú giải Tin Mừng Lu-ca

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 6

Câu 1-11. Xem Chú giải Tin Mừng Mát-thêu chương 12, câu 1-14.

Câu 13. chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ – Theo Jacobus Tirinus, Chúa Ki-tô đã chọn mười hai Tông đồ như những người bạn đồng hành và người trong nhà. Người trao phó cho họ trách nhiệm thành lập và quản trị Giáo Hội. Người sai họ đi dưới tư cách là những phái viên, những sứ giả (vì đây là ý nghĩa của từ tông đồ) đến khắp nơi trên thế giới. Do đó, quyền hạn của họ phổ quát hơn quyền của các vị Giám mục, vốn chỉ đóng khung trong phạm vi Giáo phận hay Giáo tỉnh mà mỗi người quản lý. Bên cạnh đó, quyền cai quản của các Tông đồ cũng không chỉ giới hạn ở khía cạnh nơi chốn. Tới lượt mình, họ lại ủy thác quyền lực Chúa ban, thứ quyền lực vốn sinh ra vì lợi ích của Giáo Hội hoàn vũ mọi thời đại, cho những người kế vị họ trong thừa tác vụ, với những quy chế và hạn định như đã được soi xét trong Chúa Thánh Thần. Quyền lực đó có vai trò thiết yếu cho một sự quản trị đúng đắn đối với Vương quốc của Thiên Chúa trên mặt đất. Quả là tự cao tự đại khi ai đó dám đặt vấn đề về bất cứ sự truyền chức nào cho chúng ta được thực hiện dưới thẩm quyền của Giáo Hội Công Giáo, bởi, theo Thánh Augustinô, “bất cứ điều gì Giáo Hội nói, đều đúng; bất cứ điều gì Giáo Hội cho phép, đều hợp pháp; bất cứ điều gì Giáo Hội cấm, đều xấu xa; bất cứ điều gì Giáo Hội phong, đều thánh thiện; bất cứ điều gì Giáo Hội lập, đều là tốt.”

Từ đó, có thể thấy lời phản bác của Calvin,—người cho rằng một Tông đồ không phải ai đó khác hơn là một phái viên, kẻ không thể đưa ra luật lệ, cũng không thể quy định hay giảng dạy bất cứ điều gì không được diễn đạt trong ủy nhiệm thư [mandatum] của mình,—chỉ là vô nghĩa.

Câu 20. Về các mối phúc thật mà Chúa Giê-su công bố, chúng ta thấy Thánh Mát-thêu ghi lại tám mối (Mt 3,10), trong khi Thánh Lu-ca chỉ rút gọn thành bốn mà thôi. Tuy nhiên, chúng cũng bao hàm được nội dung mà tám mối phúc kia đề cập. Ngoài ra, có một điều nữa cũng cần lưu ý là ở cả hai trình thuật, sự khó nghèo đều được đặt ở vị trí đầu tiên, đơn giản vì nó là nhân đức quan trọng nhất trong số các nhân đức được liệt kê, cũng như là cha mẹ của các nhân đức khác; bởi kẻ từ bỏ của cải trên mặt đất thì đáng được hưởng của cải trên Thiên Đàng. Những người được kêu gọi bước vào tình yêu với Đức Giê-su, nhưng lại không muốn từ bỏi mọi thứ tình cảm, cũng như mọi thứ của cải hay vật dụng, thì khó có lý do để mong đợi sự sống đời đời.

Theo Thánh Ambrôsiô, không phải tất cả những người nghèo đều là người có phúc, nhưng chỉ những ai biết đặt sự khó nghèo của Chúa Ki-tô lên trên sự giàu sang của thế gian mới đáng được quý trọng như vậy. Có nhiều người thực sự nghèo về của cải đời này, tuy nhiên, về mặt cảm xúc, chính họ lại là những kẻ tham lam; và những thứ nghèo như vậy không mang lại lợi ích gì. Chẳng có gì trái với ý chí mà lại đáng được thưởng công; vì thế, tất cả các nhân đức đều được nhận biết nhờ ý chí. Từ đó, phúc cho những người mang lấy sự nghèo khó của Chúa Ki-tô: Đấng đã đi trước chúng ta và đã dạy chúng ta bằng chính mẫu gương của Người rằng sự khó nghèo đó sẽ đưa tới vinh quang và phần thưởng.

Câu 24. Sau khi tuyên bố giá trị của sự khó nghèo về tinh thần trong việc đạt tới sự sống đời đời, Chúa Giê-su bắt đầu cảnh báo về hình phạt dành cho những ai giàu có và kiêu ngạo. Mặc dù việc sống trong cảnh giàu có luôn đưa tới những thứ dẫn dụ con người ta phạm tội, tuy nhiên, ngay trong những hoàn cảnh như vậy, cũng không thiếu những điều khuyến khích họ tiến về phía các nhân đức; ngoài ra, mối họa này cũng không nhằm mục đích chống lại những người giàu có; nhưng chống lại “những kẻ lạm dụng sự sung túc mà Chúa Quan Phòng đã ban cho.”

Câu 25. Tiếp sau các mối phúc dành cho những người đói khát, khóc lóc và bị loại bỏ, là những mối họa dành cho những kẻ no nê, vui cười và được người đời ca tụng, tức là những kẻ chỉ biết tìm kiếm hạnh phúc trong những phần thưởng đời này, cũng như thờ ơ với những điều tốt đẹp ở đời sau.

Câu 26. Nhưng người loan báo Tin Mừng không khi nào được phép coi trọng mình, khi họ được người ta tán thưởng. Tổ tiên của những người Do-thái cũng đã từng khen ngợi các ngôn sứ giả là những kẻ nịnh hót dân chúng và nói những điều chỉ để họ hài lòng.

Scroll to Top