Chú giải Tin Mừng Mác-cô

Chương
Chú Giải
Chương
Chú Giải
Chú giải Tân Ước
Chú giải Cựu Ước

I. Ngũ Thư

01. Chú giải Sách Sáng Thế

02. Chú giải Sách Xuất Hành

03. Chú giải Sách Lê-vi

04. Chú giải Sách Dân Số

05. Chú giải Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Chú giải Sách Giô-suê

07. Chú giải Sách Thủ Lãnh

08. Chú giải Sách Rút

09. Chú giải Sách Sa-mu-en 1

10. Chú giải Sách Sa-mu-en 2

11. Chú giải Sách Các Vua 1

12. Chú giải Sách Các Vua 2

13. Chú giải Sách Sử Biên 1

14. Chú giải Sách Sử Biên 2

15. Chú giải Sách Ét-ra

16. Chú giải Sách Nơ-khe-mi-a

17. Chú giải Sách Tô-bi-a

18. Chú giải Sách Giu-đi-tha

19. Chú giải Sách Ét-te

20. Chú giải Sách Ma-ca-bê 1

21. Chú giải Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Chú giải Sách Gióp

23. Chú giải Sách Thánh Vịnh

24. Chú giải Sách Châm Ngôn

25. Chú giải Sách Giảng Viên

26. Chú giải Sách Diễm Ca

27. Chú giải Sách Khôn Ngoan

28. Chú giải Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Chú giải Sách Ngôn Sứ I-sai-a

30. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a

31. Chú giải Sách Ai Ca

32. Chú giải Sách Ba-rúc

33. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en

34. Chú giải Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en

35. Chú giải Sách Ngôn Sứ Hô-sê

36. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-en

37. Chú giải Sách Ngôn Sứ A-mốt

38. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a

39. Chú giải Sách Ngôn Sứ Giô-na

40. Chú giải Sách Ngôn Sứ Mi-kha

41. Chú giải Sách Ngôn Sứ Na-khum

42. Chú giải Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc

43. Chú giải Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a

44. Chú giải Sách Ngôn Sứ Khác-gai

45. Chú giải Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a

46. Chú giải Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Chương 14

Câu 1. Trong khi ba nhà truyền giáo còn lại thường hòa lẫn tên gọi của Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh Không Men thì Thánh Mác-cô phân định chúng rất rõ ràng. Lễ Vượt Qua diễn ra vào ngày mười bốn tháng Giêng, trong khi Lễ Bánh Không Men diễn ra trong vòng bảy ngày, từ ngày mười lăm đến ngày hai mươi mốt tháng Giêng (Xh 12-13). Ngoài ra, tên gọi của Lễ Vượt Qua còn được sử dụng cho ngày sa-bát và mọi hy lễ được tổ chức trong Tuần Bánh Không Men.

Câu 3. Người phụ nữ này là Thánh Ma-ri-a Mác-đa-la, chị gái anh La-da-rô (Ga 12,3).

Câu 4. Trong đó có Giu-đa Ít-ca-ri-ốt (Ga 12,4), còn những người khác có lẽ đã ăn năn sau khi nghe câu trả lời của Chúa Giê-su.

Câu 10. Theo Thánh Bê-đa, có nhiều người trong chúng ta cảm thấy rùng mình nghĩ đến tội ác khủng khiếp của Giu-đa khi phản bội Chúa Giê-su, nhưng lại không cẩn thận để tránh những điều gian ác tương tự; vì thế, họ thường chỉ vì chút lợi lộc mà bỏ bê các công việc bổn phận của đức tin và đức mến, họ trở thành những kẻ phản bội Thiên Chúa, Đấng cũng là đức mến và đức tin.

Câu 22. đây là mình Thầy – Tấm bánh mà các môn đệ nhận được đã không còn là bánh và cũng không phải chỉ là hình bóng tượng trưng của Chúa Ki-tô, nhưng đã được biến đổi để trở nên thân thể thực sự của Người, như chính Người đã tuyên bố trong Tin Mừng Gio-an: bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây (Ga 6,51). Tuy nhiên, trong mỗi Thánh lễ mà Giáo Hội hôm nay cử hành, mặc dù luôn có sự hiện diện thực sự của Chúa Giê-su nơi bàn tiệc Thánh Thể, nhưng do tính yếu đuối của con người tội lỗi, chúng ta không thể nhìn thấy Người bằng mắt thường mà chỉ có thể cảm nhận bằng con mắt đức tin. Hơn nữa, nếu thấy được tận mắt cả Thịt và Máu Chúa Ki-tô, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ sợ hãi mà không dám đến dự phần trong Bí tích Thánh Thể. Vì lẽ đó, Thiên Chúa đã hạ mình trước sự yếu đuối của chúng ta và giữ lại nguyên vẹn cả hai hình Bánh và Rượu, dù thực sự đó chính là Mình và Máu Thánh Người.

Thánh Gio-an Kim Khẩu, trong bài giảng bàn về sự phản bội của Giu-đa đã nói rằng: “Ngày nay, Chúa Ki-tô cũng hiện diện để tô điểm cho bàn thờ của chúng ta, giống như cách Người đã hiện diện để tô điểm cho bàn tiệc của các tông đồ. Vì không phải con người có thể làm cho Bánh và Rượu trở nên Mình Máu Thánh Chúa, nhưng chính là Người, Đấng đã chịu đóng đinh trên thập giá vì tội lỗi nhân loại. Vị linh mục, dưới tư cách là người đại diện cho Chúa Ki-tô, nói lại những lời của Người trong Bữa Tiệc Ly, nhưng quyền năng và ân sủng trong Bí tính này đến từ Thiên Chúa. Người nói rằng “này là mình Thầy”, và chính lời đó đã tạo ra sự biến đổi bản thể. Và giống như câu “hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất” (St 1,28), mặc dù chỉ được Thiên Chúa phán duy nhất một lần, nhưng vẫn truyền lại sự triển nở cho nhân loại qua mọi thời đại; thì ở đây, chỉ một câu “này là mình Thấy” cũng sẽ thiết lập một hy lễ hoàn hảo và tuyệt đối trên mọi bàn tiệc Thánh Thể của Giáo Hội, bắt đầu từ Bữa Tiệc Ly cho đến nay và sẽ còn tiếp tục cho tới khi Chúa Ki-tô trở lại vào Ngày sau hết.”

Những lời của Chúa Giê-su ở đây quá rõ ràng đến mức người ta khó lòng tìm được câu trả lời khác rõ ràng hơn. Tuy nhiên, sức mạnh và giá trị của những lời ấy sẽ càng được sáng tỏ khi chúng ta xét đến lời hứa của Người với các môn đệ trong chương 6, Tin Mừng Gio-an, nơi Người khẳng định sẽ cho họ ăn thịt của mình – thịt từ chính thân xác mà Người đã mang lấy khi xuống trần gian. Người khẳng định rằng: “thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”; ai không ăn thịt và uống máu Con Người” thì không có sự sống nơi mình”; và Người quả quyết sự thật này ngay cả khi có những môn đệ nói rằng: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” và có một số người rút lui, không còn đi theo Người nữa”.

Nhìn chung, mặc dù giác quan và lý trí của chúng ta có thể gây ra đôi chút khó khăn trong việc cảm nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Ki-tô, nhưng chúng hoàn toàn bị khuất phục bởi niềm tin rằng Người là Thiên Chúa, và vì thế, Người có thể thực hiện bất cứ điều gì mà Người đã phán hứa. Hơn nữa, nếu tham khảo Thánh Truyền, chúng ta sẽ thấy rằng cả Giáo Hội Hy-lạp cũng như La-tinh, Phương Đông cũng như Phương Tây, đều đã tuyên bố một cách thống nhất và dứt khoát dựa theo tuyên bố của Chúa Ki-tô ở trình thuật này với nghĩa đen.

Câu 24. Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người – Những người Công Giáo, những người tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Ki-tô trong Bí tích Thánh Thể, chắc chắn sẽ đổi mới bản thân mình nhiều hơn so với những người chỉ coi của lễ đó đơn thuần là bánh và rượu. Hình dáng bên ngoài của những của lễ này được đặt ra trước mắt chúng ta chủ yếu để biểu thị hoặc diễn tả ba điều: (1) Cuộc Khổ Nạn của Chúa Ki-tô – mà hình dáng này là một sự tưởng nhớ, (2) Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô cách thực sự, mặc dù được giấu khỏi mắt chúng ta – mà hình dáng này là một bức màn; (3) sự sống đời đời –  mà hình dáng này là một bảo chứng.

Trong Bí tích Thánh Thể, người Công Giáo tin rằng Chúa Ki-tô hiện diện thực sự về mặt bản thể, nhưng không hiện diện về mặt xác thịt; tức là không theo cách thô tục, tự nhiên và cảm nhận được bằng các giác quan như kết luận mà những người anh em phân ly thường xuyên tạc về Giáo lý của chúng ta.

Câu 26. núi Ô-liu – Chúa Giê-su đã bị người Do-thái bắt bớ tại núi Ô-liu, đó cũng là nơi mà người sẽ lên Trời. Theo Thánh Giê-rô-ni-mô, qua chi tiết này, chúng ta có thể hiểu rằng nơi chúng ta canh thức và cầu nguyện, nơi chúng ta phải mang xiềng xích mà không hề phản kháng, cũng sẽ là nơi chúng ta có thể lên Trời.

Câu 27. Tất cả anh em sẽ vấp ngã – Chúa Giê-su đã cho phép các môn đệ vấp ngã để họ có thể học cách không tin tưởng vào chính bản thân mình. Để củng cố lời tiên báo này, Người thêm vào lời chứng của ngôn sứ Da-ca-ri-a: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và chiên sẽ tan tác; tuy nhiên, bản văn này được diễn đạt theo cách khác so với những gì vị ngôn sứ đã viết: Hãy đánh mục tử, thì đàn chiên sẽ tan tác (Dcr 13,7).

Như vậy, ngôn sứ Da-ca-ri-a đã cầu nguyện cho Cuộc Khổ Nạn của Chúa Ki-tô, và Chúa Cha Toàn Năng đã đáp lời cầu nguyện của ông bằng cách nói: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và chiên sẽ tan tác. Chúa Con là Vị Mục Tử Nhân Lành được Người sai đến, chính Người đã bị “đánh” khi nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a và bằng lòng chịu chết trên cây thánh giá.

Câu 37. Si-mon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao? – Thánh Phê-rô là người đã tự tin tuyên bố: “Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không”, nhưng chính ông đã ngủ thiếp đi ngay trong đêm hôm ấy. Vì thế, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa, để Người giúp chúng ta biết canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối.

Câu 47. Người chém đứt tai tên đầy tớ của thượng tế chính là Thánh Phê-rô (Ga 18,10).

Câu 51. Người thanh niên này có lẽ là chủ vườn hoặc con trai của chủ vườn, vì hiếu kỳ khi thấy tiếng ồn ào, náo động nên đã chạy đến theo dõi sự việc.

Câu 61. Chúa Giê-su vẫn giữ im lặng vì Người biết rằng dù có nói gì thì họ cũng sẽ không tin.

Câu 63. Viên thượng tế Cai-pha đã xé áo mình ra để kích động sự căm thù của những người Do-thái đối với Chúa Giê-su, nhưng đồng thời, qua hành động này, chính ông ta cũng đã tự mình tước bỏ chức vị tư tế khi làm điều trái với Lề Luật (Lv 21,10).

Câu 71. Trong con người Thánh Phê-rô, chúng ta tìm thấy cả hai kiểu người trong Giáo Hội: người mạnh mẽ và người yếu đuối về đức tin. Một lần nữa, thông qua vị tông đồ thủ lãnh này, Chúa Giê-su muốn cho chúng ta biết rằng mỗi người không được tự phụ và dựa vào sức riêng của mình, vì chính người được Chúa chọn làm tảng đá để xây dựng Hội Thánh cũng không phải là người luôn bền chí và vững vàng.

Scroll to Top