Bài 13. Tôn thờ Thiên Chúa

Mục lục
Mục lục

Giáo Lý Dự Tòng

Tâm tình tôn giáo

PHẦN MỞ ĐẦU

Bài 1. Loài người tìm kiếm Thiên Chúa

Bài 2. Thiên Chúa nói với loài người

Bài 3. Đón nhận Lời Chúa

PHẦN I: THIÊN CHÚA - ĐẤNG TẠO HÓA

Bài 4. Thiên Chúa dựng nên trời đất muôn vật và loài người

Bài 5. Loài người sa ngã - Tội - Lời hứa cứu độ

Bài 6. Thiên Chúa chọn các Tổ phụ và thành lập Dân riêng

Bài 7. Thiên Chúa thiết lập Giao Ước và ban Lề Luật

Bài 8. Thiên Chúa chọn gọi các Ngôn sứ

PHẦN II: CHÚA GIÊ-SU - ĐẤNG CỨU THẾ

Bài 9. Chúa Giê-su sinh ra

Bài 10. Chúa Giê-su sống ẩn dật

Bài 11. Chúa Giê-su rao giảng Nước Thiên Chúa

Bài 12. Chúa Giê-su dạy ta về Chúa Ba Ngôi

Bài 13. Tôn thờ Thiên Chúa

Bài 14. Tin - Cậy - Mến - Thờ phượng

Bài 15. Sống hiếu thảo

Bài 16. Tôn trọng sự sống - sống trong sạch

Bài 17. Sống công bình, sống theo sự thật

Bài 18. Tinh Thần mới trong Luật cũ

Bài 19. Chúa Giê-su chịu chết và sống lại

PHẦN III. CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG THÁNH HÓA

Bài 20. Chúa Giê-su ban Chúa Thánh Thần cho Hội Thánh

Bài 21. Chúa Thánh Thần - Hồn sống của Hội Thánh

Bài 22. Mầu nhiệm Hội Thánh

Bài 23. Các đặc tính của Hội Thánh Công Giáo

Bài 24. Các chức vụ của Hội Thánh

Bài 25. Đức Ma-ri-a trong Mầu nhiệm Hội Thánh

Bài 26. Năm Phụng vụ

Bài 27. Ơn Chúa và Bí tích

Bài 28. Bí tích Rửa Tội

Bài 29. Bí tích Thêm Sức

Bài 30. Bí tích Thánh Thể

Bài 31. Thánh lễ

Bài đọc thêm. Nghi thức gia nhập Ki-tô Giáo

Bài 32. Bí tích Giải Tội

Bài 33. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân

Bài 34. Bí tích Truyền Chức Thánh

Bài 35. Bí tích Hôn Phối

PHẦN KẾT

Bài 36. Tứ Chung

Bài 37. Trời mới, Đất mới

Phụ lục

Lời Cha chung Giáo phận

Những kinh cần thuộc

I. LỜI CHÚA

“Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em)” (Đnl 6,4-5).

II. TRÌNH BÀY

Tôn thờ là gì?

Tôn thờ là tâm tình và thái độ của loài người (thụ tạo) đối với Thiên Chúa (Tạo hóa): loài người nhìn nhận sự sống, sự chết của mình hoàn toàn lệ thuộc Thiên Chúa. Thái độ nội tâm căn bản này đòi buộc phải thể hiện ra bên ngoài bằng nhiều hình thức (cầu nguyện, tế lễ, sống tuân phục Thiên Chúa,…). Đó là nội dung ba điều răn đầu của Mười Điều Răn (Thập Giới).

1. Điều răn thứ nhất: Thờ phượng và kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự

Điều răn này chú trọng tới thái độ nội tâm. Nhờ quan sát vũ trụ, nghiền ngẫm những khát vọng chính đáng trong lòng, nhất là nhờ Thánh Kinh và lời Hội Thánh dạy dỗ, loài người biết mình có mặt trên trần gian này là do Thiên Chúa; biết mình được Thiên Chúa sắp đặt cho hưởng hạnh phúc mai sau với Người. Vậy nên tâm tình đầu tiên của loài người là cảm tạ và yêu mến Chúa hết lòng.

Yêu mến Chúa hết lòng là nếu phải chọn giữa Thiên Chúa và tạo vật (tiền của, danh vọng, lạc thú…) thì ta phải bỏ tạo vật ấy mà chọn Chúa; khi cần, dám hy sinh mạng sống của mình để chứng tỏ lòng ta gắn bó với Chúa.

Sau đây là một số tội phạm tới giới răn thứ nhất:

a. Thờ các loài thụ tạo

b. Mê tín dị đoan

c. Phạm sự thánh

Tâm tình cảm tạ, yêu mến trong lòng được thể hiện phần nào ra bên ngoài nhờ thực hiện điều răn thứ hai và thứ ba.

2. Điều răn thứ hai: Chớ kêu tên Thiên Chúa một cách vô cớ

Người Việt Nam có thói quen tốt đẹp là kiêng nể tên ông bà, cha mẹ, các bậc vị vọng. Có nơi, người ta gọi tên cha mẹ bằng tên người con trưởng.

Dân Ít-ra-en cũng tránh đọc tên Thiên Chúa vì theo họ, “tên” ai là chỉ chính người ấy.

Kính trọng danh Chúa là không được kêu tên Chúa bừa bãi, vô lý, không được nhẹ dạ dùng tên Chúa trong câu chuyện thường ngày. Bất cứ danh xưng nào chỉ Thiên Chúa, ta đều phải kính trọng.

Cũng không được nói tới tên Chúa để thề thốt (trừ trường hợp hệ trọng đã được Hội Thánh trù liệu).

Về mặt tích cực, kính trọng tên Chúa là phổ biến giáo lý Đạo Chúa cho mọi người, là “nguyện Danh Cha cả sáng”, là có thái độ kính cẩn khi đọc hoặc nghe đọc tên Chúa:

Khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 3,10-11).

3. Điều răn thứ ba: Giữ ngày Chúa nhật

Điều răn này hệ tại: tham dự Thánh lễ và kiêng việc xác ngày Chúa nhật.

a. Giữ ngày Chúa nhật

Trong các hoạt động loài người có thể dâng lên Thiên Chúa, thì Thánh lễ là hoạt động cao cả nhất. Trong một tuần, Thánh lễ Chúa nhật có giá trị đặc biệt, vừa kỷ niệm việc Chúa Giê-su sống lại, vừa là thánh lễ của cộng đoàn. Ngày ấy, cả cộng đoàn Giáo xứ tụ họp nhau trong nhà thờ để thờ phượng Thiên Chúa. Ai tham dự Thánh lễ Chúa nhật là đã chu toàn nghĩa vụ cao cả nhất trong tuần để tôn vinh Thiên Chúa; người ấy cũng được tràn ngập ân sủng và niềm vui chan hòa… Bỏ Thánh lễ Chúa nhật khi không có lý do chính đáng là lỗi bổn phận quan trọng đối với Thiên Chúa.

b. Kiêng việc xác

Kiêng việc xác ngày Chúa nhật và lễ buộc là không làm những việc tay chân có thể gây trở ngại cho việc thánh hóa ngày của Thiên Chúa.

Kiêng việc xác có nhiều ý nghĩa:

– Tuân giữ lệnh truyền của Thiên Chúa về ngày lễ nghỉ.

– Để mừng kỷ niệm việc Chúa Giê-su sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần.

– Để hướng tới thời gian cuối cùng khi mọi sự hoàn tất.

– Để có thời gian rộng rãi hơn mà chu toàn nghĩa vụ thờ phượng Chúa và làm việc bác ái.

– Nghỉ ngày Chúa nhật còn có cái lợi thực tế là để bồi bổ sức khỏe bị tiêu hao suốt tuần lễ vì lao động.

Dĩ nhiên, khi có lý do chính đáng, chúng ta có thể lao động ngày Chúa nhật và ngày lễ buộc (trừ ba lễ Giáng sinh, Phục sinh và Hiện xuống), nhưng đừng lạm dụng kẻo mất ý nghĩa của “ngày được thánh hiến cho Thiên Chúa”.

III. BÀI HỌC

Hỏi: Thờ phượng Thiên Chúa là gì?

Trả lời: Là nhận biết Chúa là Cha đã sáng tạo và gìn giữ ta cùng trời đất muôn vật, nên ta phải hết lòng thờ kính, mến yêu và phụng sự Người.

Hỏi: Điều răn thứ nhất dạy ta sự gì?

Trả lời: Dạy ta thờ phượng một Thiên Chúa và kính mến Người trên hết mọi sự.

Hỏi: Điều răn thứ hai dạy ta sự gì?

Trả lời: Dạy ta tôn kính Chúa vì tên Người là thánh và là chính Người.

Hỏi: Điều răn thứ ba dạy ta sự gì?

Trả lời: Dạy ta cử hành ngày Chúa nhật bằng việc tham dự Thánh lễ, kiêng việc xác và làm các việc đạo đức, bác ái.

IV. THÁI ĐỘ SỐNG

Chúa là Đấng dựng nên tôi và hằng chăm sóc tôi. Người lại ban cho tôi trí khôn để tổ chức cuộc sống. Vì thế, tôi quyết sống tin yêu phó thác vào Chúa.

V. CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, Chúa đã dạy con biết phải tôn thờ Chúa, xin cho con thành tâm yêu mến và tuân giữ Giới răn của Chúa.

Lên đầu trang